Monday, January 16, 2012

* 'Gia đình' súng trường huyền thoại của Nga (kỳ 2)

Dòng súng trường tiến công huyền thoại AK không chỉ được sản xuất với số lượng lớn ở Liên Xô (Nga) mà còn được chế tạo khá nhiều ở nước ngoài với một số sửa đổi nhỏ.
Dưới đây là chùm ảnh các biến thể AK sản xuất nước ngoài:

Người lính hải quân Trung Quốc bồng khẩu Type-56. Đây là phiên bản của sùng trường tiến công "huyền thoại" AK-47 do Trung Quốc sản xuất. Về cơ bản, Type-56 có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự AK-47, chỉ có khác biệt nhỏ ở đầu ruồi, lưỡi lê gập gắn sẵn. Dựa trên phiên bản gốc Type-56, Trung Quốc phát triển các phiên bản cải tiến như Type-56 I/II, Type-56C, Type-84 (phiên bản dùng đạn 5,56 tiêu chuẩn NATO).
Galin là loại súng trường tiến công do Israel sản xuất trên cơ sở và nguyên tắc hoạt động của AK-47. Cụ thể là dựa theo phiên bản RK-62 do Phần Lan sản xuất theo giấy phép sản xuất của Liên Xô. (Trong ảnh, cảnh sát quốc gia nước Cộng hòa Djibouti huấn luyện sử dụng súng trường tiến công Gali).
Galin có cấu tạo súng trường cơ bản, sử dụng nguyên lý trích với bệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay, chế độ bắn tùy chọn. Điểm khác biệt so với AK-47 là ốp lót tay được làm bằng kim loại, đầu ruồi được bố trí ngay tại ống trích khí, khe ngắm gắn phía cuối gần báng súng, giữa súng có khe điều chiều, loa che lửa kiểu mới.
Thiết kế của Galin đã làm tăng tính chính xác và độ chụm đạn so với AK-47. Tuy nhiên, uy lực sát thương của súng bị giảm đi đáng kể. Tầm bắn hiệu quả của súng khoảng 200-500 mét trong khi của AK-47 là 1.000m. Galin sử dụng hộp tiếp đạn 25-35 viên tùy từng biến thể.
Binh sĩ Iraq sử dụng súng trường bắn tỉa Tabuk trong một cuộc đột kích ở thành phố Sadr. Tabuk là mẫu súng do Iraq thiết kế từ những năm 1960. Tabuk là sản phẩm kết hợp giữa AK-47 và súng bắn tỉa SVD của Liên Xô.
Súng có cấu tạo nòng dài tương tự SVD nhưng ốp lót tay và nguyên tắc trích khí lại giống AK-47. Đặc điểm thiết kế của Tabuk chỉ thích hợp với vai trò bắn tỉa hơn là súng trường tiến công.
Tabuk dùng hộp tiếp đạn loại 10-20-30 viên, hoạt động ở hai chế độ phát một hoặc bắn loạt. Theo giới quân sự Iraq, Tabuk có tầm bắn hiệu quả 800m nhưng thực tế chỉ khoảng 600m.
Nếu như Tabuk là sự kết hợp hai loại súng nổi tiếng của Liên Xô thì INSAS của Ấn Độ lại là sản phẩm mang đặc điểm của nhiều quốc gia (Học viên Ấn Độ sử dụng INSAS được gắn kính ngắm).
Về cơ bản, INSAS sản xuất dựa trên cơ sở súng trường tiến công AK-47 với một vài sửa đổi. Súng sử dụng nguyên tắc trích khí có bộ điều khiển chia xung tương tự loại FN FAL của Bỉ.
Cách bố trí đầu ruồi và khe ngắm tương tự HK-63 của Đức. INSAS có cần gạt khóa nòng và điều chỉnh chế độ bắn nằm bên trái, máy cò hoạt động ở ba chế độ (phát một, loạt ngắn ba viên và liên thanh).
INSAS dùng cỡ đạn 5,56mm, hộp tiếp đạn (20-30 viên), tầm bắn hiệu quả 500m.
Thực tế, INSAS không đạt được kết quả như mong đợi. Hiện tại, quân đội Ấn Độ tập trung sản xuất AKM và AKMS. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã mua giấy phép sản xuất AK-103 làm súng trường tiến công tiêu chuẩn cho binh lính.
Các nước thuộc khu vực Đông Âu cũng là những quốc gia "tích cực" sản xuất các loại súng dựa theo AK và tất nhiên có một vài sửa đổi đáng kể.
Trong ảnh, binh lính Mỹ ở Aghanistan "thử bắn" súng trường tiến công AMD-65 do Hungari sản xuất.
AMD-65 do Hungari chế tạo dựa trên cơ sở súng trường AKM của Nga, phiên bản này trang bị chủ yếu cho lực lượng thiết giáp và nhảy dù. Súng có báng gấp lại để tiện cho việc hành quân, ốp lóp được thay bằng tay cầm phụ để tăng chính xác khi bắn trong trường hợp không tỳ được báng súng bằng vai.
Nguyên lý trích khí nòng ngắn và loa che lửa kiểu mới làm tăng độ chính xác khi tác xạ song lại làm giảm uy lực của súng. AMD-65 dùng cỡ đạn 7,62mm, tầm bắn hiệu quả 300-400m, sơ tốc 715m/s, hộp tiếp đạn 30 viên.
Ba Lan thời XHCN có "truyền thống" trang bị khí tài của Liên Xô nhưng cũng tự mình sản xuất nhiều phiên bản dựa theo mẫu vũ khí nổi tiếng của nước này. Dòng AK cũng là một trong số đó.
Ba Lan chế tạo khá nhiều phiên bản dựa theo AK như: kbkg wz.1960, kbk AKM, kbk AKMS, kbk AKMS wz.81, kbk wz.88 Tantal... .
Trên ảnh, các binh lính đang bắn thử súng trường tiến công kbk wz.88 Tantal. Ba Lan thiết kế loại này dựa trên AK-74 và AKM. Súng sử dụng nguyên tắc trích khí dạng piston cho phép bắn ở ba chế độ khác nhau. Loa che lửa, bù giật đầu nòng thế hệ mới làm tăng độ chụm của đạn khi bắn loạt.
Kbk được chấp nhận sử dụng trong quân đội Ba Lan năm 1988 nên được gọi là wz.88. Kbk wz.88 dùng cỡ đạn 5,56mm, hộp tiếp đạn 30 viên, tầm bắn hiệu quả khoảng 500m (hoặc 1.000m nếu có kính ngắm), tương thích với các kiểu súng phóng lựu kẹp nòng của Nga và Ba Lan.
Tương tự Ba Lan, quân đội Romania chế tạo nhiều vũ khí (hạng nặng và hạng nhẹ) theo các mẫu thiết kế Liên Xô. Tất nhiên, AK cũng không thoát khỏi việc đó. Trong ảnh, binh lính Morocco huấn luyện sử dụng súng trường tiến công pm. md 63/65.
Pm.md 63/65 sản xuất tại Romania theo giấy phép của Liên Xô, về tính năng thì loại súng này giống hệt AKM/AKMS, bộ phận thoi đẩy về và khóa nòng được mạ crom để chống ăn mòn. Ốp lót tay pm.
Pm.md 63/65 dùng cỡ đạn 7,62mm, hộp tiếp đạn 30 viên, sơ tốc đầu nòng 715 m/s, tầm bắn hiệu quả 100-1.000 mét nếu có kính ngắm hỗ trợ.
Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) cũng cho ra đời một sản phẩm dựa theo dòng AK của Liên Xô mang tên MPi-KMS-72.
Cơ bản, loại súng này có tính năng tương tự AKMS của Liên Xô, chỉ có sự khác biệt về ốp lót tay và tay cầm bằng nhựa tổng hợp, kiểu báng gập.
Ngoài MPi-KMS-72, Đông Đức còn chế tạo một số loại khác như: MPi-K (dựa theo AK-47), MPi-KS (AKS), MPi-KM (AKM).
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Đông Đức sát nhập Tây Đức thành nước Cộng hòa Liên bang Đức thì các loại súng do Đông Đức sản xuất hầu hết bị loại khỏi thành phần biên chế quân đội liên bang.
Còn đây là khẩu Zastava M92 do Serbia (Nam Tư cũ) sản xuất dựa trên loại AKS-74U (biên thể AK-74). M92 có kiểu thiết kế khá gọn nhẹ. Tính năng của M92 tương tự như AKS-74U, phiên bản này chủ yếu sản xuất loại súng báng gấp, nòng ngắn trang bị cho các lực lượng đổ bộ, các đơn vị thường xuyên phải tác chiến trong không gian chật hẹp.
Việt Phương (tổng hợp)

No comments:

Post a Comment