Friday, September 23, 2011

VI ANH:


Mỹ Siết TC, VC Siết Dân

Một số diễn biến mới đây cho thấy Mỹ trực tiếp và gián tiếp siết Trung Cộng trong vấn đề biển ở Đông Nam Á, trong khi đó CS Hà nội lại siết dân Việt Nam không cho biểu tình chống TC dù TC tăng cường nỗ lực lấn chiếm biển đảo của VN. Tại sao như thế? Phân tích cho thấy tại vì, một, CS Hà nội độc tài đảng trị toàn diện, không cho người dân xen vào việc nước; hai, CS Hà nội sợ để cho dân biểu tình từ chỗ chống chánh phạm TC xâm lấn biển đảo VN có thể chuyển sang biểu tình chống CS Hà nội đồng phạm cắt đất dâng biển cho TC và tước đọat tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân Việt.

Một, Mỹ liên minh với một số nước trong vùng bao vây TC. Trước nhứt, Mỹ củng cố và hiện đại hóa hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Úc (tức đại khái ai đánh nước này nước kia sẽ tiếp viện), một đồng minh cùng ngôn ngữ, văn minh, lâu đời như Anh đối với Mỹ ở Âu châu. Ngày 15/09/2011, trong cuộc đối thoại thường niên cấp bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, tại San Francisco, Mỹ, Úc hai nước cùng khẳng định vai trò của hai nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Nam Thái Bình Dương trước tình hình TC đang mở rộng ảnh hưởng, muốn giành thế hải thượng trong vùng Á châu Thái bình dương. Hai nước thúc đẩy việc hình thành một khu vực kinh tế trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, trong đó không có TC. Mỹ, Úc bổ sung hiệp ước phòng thủ chung, ký từ năm 1951, thêm một hợp tác mới, là đấu tranh chống chiến tranh tin học tuy không nói ra nhưng hai nước và cả khối Tây Phương đinh ninh xuất phát từ binh đoàn tin tặc và gián điệp trên mạng của TC.

Và quan trọng nhứt, là Mỹ, Úc kêu gọi Ấn Độ đẩy mạnh chính sách hướng sang phía đông trước tình hình trên biển TC ngang ngược bành trướng khống chế vùng biển Đông Nam Á và Đông Ấn độ Dương. Còn trên bộ thì TC liên minh với những nước xung khắc với Ấn độ như Pakistan.

Riêng tại VN, thì TC phản đối Ấn thăm dò dầu khí cho VN, tại hai lô dầu khí 127 và 128 ,ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam. Ấn độ tỏ ra cứng rắn. Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna có đề cập với VNCS về thái độ của TC đối với các đề án hợp tác dầu khí Ấn-Việt ở Biển Đông, và xác định rằng New Delhi tiếp tục xúc tiến hợp tác bất chấp sự chống đối của Bắc Kinh. Chánh quyền Ấn độ, Bộ Trưởng Ngọai Giao Ấn độ khẳng định Ấn Độ làm chuyện này với VN, trên lãnh hải đặc quyền kinh tế của VN, đúng luật biển của quốc tế.

Còn tập đoàn dầu ONGC Videsh Ltd (OVL) của Ấn độ kiên quyết thúc đẩy VN trong việc hợp tác. Nhật báo Ấn Độ The Hindustan Times cho biết ngày 18/09/2011,ONGC và PetroVietnam có thể ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược, nhân dịp chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công du Ấn Độ vào tuần lễ thứ hai của tháng 10. Theo báo này, ONGC sẽ thực hiện thêm nhiều dự án thăm dò, ngay trên vùng biển mà . CS Bắc Kinh luôn khẳng định rằng họ có «chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng Biển Đông».
Ô. Shashi Kant Sharma, thứ trưởng Quốc phòng của Ấn độ cùng đi Hà nội với Ngoại Trưởng Ấn còn hứa sẽ đào tạo các thủy thủ tàu ngầm cho Việt Nam tại trường tàu ngầm của hải quân Ấn Độ, INS Satavahana, ở thành phố Vishakapatnam. VN mới đặt mua 6 chiếc tàu ngầm loại Kilo của Nga, trong lúc hải quân Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng lọai tàu này từ năm 1986, đã đưa 10 chiếc rồi.

Còn Phi luật tân, một nước có hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Mỹ như Úc. Phi đã hơn một lần xung khắc với TC, dùng phi cơ nghinh chiến và tàu chiến cản ngăn khi TC xâm lấn biển đảo của Phi trong vùng Biển Đông Nam Á.

Tổng Thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố sẽ đi Nhựt và nêu vấn đề Biển Đông trong cuộc họp thượng đỉnh với tân thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda. Vấn đề Biển Đông - mà Manila gọi là biển Tây Philippines - là mối quan tâm lớn của cả Nhật Bản lẫn Philippines, vì đó là con đường huyết mạch cho các hoạt động thương mại toàn cầu. Tokyo và Manila cần cùng nhau nỗ lực để bảo đảm quyền tự do thương mại, tự do hàng hải tại Biển Đông, như Mỹ thường nói tự do hàng hải quốc tế là quyền lợi cồt lõi của Mỹ và các nước.

Ông cũng xác quyết là tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết đa phương vì liên quan đến nhiều nước, giống như chủ trương của Mỹ và trái với của TC.

Ngần ấy những diễn biến cho thấy Mỹ và các nước đồng minh củng cố liên minh và tăng gia nỗ lực siết TC, nhăn chận mưu đồ bành trướng bá quyền của TC.

Hai, trong khi ấy Đảng Nhà Nước CS VN [xin gọi tắt là Việt Cộng như gọi CS TQ là TC] thì siết dân không cho biểu tình chống TC.

Những trò ma mãnh mà Đảng Nhà Nước CS Hà nội dùng để không cho người dân Việt biều tình chống TC thì nhiều lắm. Ban đầu sau khi thấy TC cắt dây cáp tàu Bình Minh và cấm tàu Wiking thăm dò dầu khí cho VN, quyền lợi của quốc doang bị thiệt hại, CS Hà nội ngầm cho dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước và chống quân Tàu xâm lăng. Saigon chỉ được hai lần vì dân biểu tình đông quá mỗi lần mấy ngàn người và có mặt gần đủ những người biểu tình chống chánh quyền VNCH cũ. CS Hà nội lo ngại phong trào biểu tình lật đổ độc tài lang sang và lo không kiểm sóat được những người biều tình. Dân biểu tình có thể biến cuộc biểu tình chống TC chánh phạm xâm lăng bờ cõi VN rồi chống luôn Đảng Nhà Nước CS Hà nội nhu nhược và thông đồng với TC cắt đất dâng biển mà Thủ Tướng Phạm văn Đồng là người đồng phạm rõ rệt nhứt. Nên công an lũng đọan không còn biểu tình được nữa.

Còn đồng bào ở Hà nội trong đó có những trí thức từng sống với CS, biểu tình ít người hơn, CS gọi là “tụ tập đông người” nên biểu tình được 11 lần là bị CS dẹp. Triệt hạ sau khi Thứ Trưởng Hồ xuân Sơn đi Bắc Kinh lãnh lịnh của “quan thầy” về “định ướng dư luận”. Và Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn chí Vịnh đi Bắc Kinh nhận chỉ thị về Việt Nam sẽ “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người (chống Trung Quốc) ở Việt Nam, và dứt khoát ‘không để sự việc tái diễn’. CS còn dẹp mạnh hơn để Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thảnh thơi đi triều kiến CS Bắc Kinh. Đó là chuyến công du ngoại quốc, chánh thức và đầu tiên, Ô. Tổng bí thư Đảng CSVN dành cho Bắc Triều. Cái gì sẽ xảy ra cho người Việt yêu nước chống TC sau chuyến đi TC của Ô Tổng Bí Thư bị TC thuần phục từ lâu rồi.

Ngày 18/9/2011, tại Hà Nội và Sài Gòn đã không có các cuộc biểu tình dù cò lời kêu gọi thống thiết trên các mạng trong nước, nhơn khi TC xâm lấn mạnh biển đảo của VN nữa. TC gửi thêm tàu đánh cá trọng tải lớn xuống khu vực quần đảo Trường Sa; TC gây áp lực buộc Ấn Độ phải từ bỏ dự án hợp tác thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý; và nhơn kỷ niệm ngày TT Phạm văn Đồng gởi công hàm bán nước cho TC, thừa nhận hai đảo Hòang sa và Trường sa thuộc lãnh hải TC, tức thuộc lãnh thổ TC mà CS Bắc kinh đã họp thức hóa thành huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam của TC.

Người Việt hải ngọai ở nhiều nước trên thế giới biều tình chống việc CS cắt đất dâng biển này. Ở Little Saigon, biếu tình mấy ngàn người trước Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở TP Wesminster. Tại Đức đã có một số cuộc biểu tình lên án tham vọng thôn tính Biển Đông của Trung Quốc, như tại thành phố Munich, chiều hôm qua và trước đó một ngày, ở Hamburg, trước cửa lãnh sự quán Trung Quốc.

Trong khi trong nước người dân không biểu tình được trước sư bố thiết của công an CS. Thêm vào đó CS ở Saigon cũng đã cấm không cho Câu lạc bộ Phao Lồ Nguyễn Văn Bình phối hợp với nhà xuất bản Tri thức tổ chức cuộc hội thảo tại thành phố Saigon dự kiến vào ngày 17/9 với chủ đề «Công lý và Hòa bình trên Biển Đông.”

Ba và sau cùng, CS Hà nội o bế quan thầy TC, siết người dân Việt không cho biểu tình, không dám tham gia việc Mỹ siết TC; lý do giản dị là Việt Cộng sợ TC và sợ dân VN. Sợ TC “cho một bài học” như Ô Đặng tiểu Bình đã làm. CS Hà nội thà đi với TC chịu mất đất, bí quá, kẹt quá thì làm thái thú cho CS Bắc Kinh thì cũng còn quyền cai trị người dân Việt.

Chớ bây giờ “kên” với TC, TC đánh thì dân chúng và quân đội sẽ đảo chánh, không có nơi đào tẩu, có thể mất mạng, tiền bạc gởi dấu ngọai quốc không được xài như Gadhafi.
Còn đi với Mỹ thì không mất đất vì Mỹ từ trước tới giờ không có tham vọng đất đai khi can dự vào chuyện quốc tế. Nhưng chưa chắc Mỹ tin. Tuy nhiên, cái chắc là CS Hà nội sẽ mất đảng, tức mất mạng, mất quyền và tiền. Vì khi người dân có tự do, dân chủ, nhân quyền là ngày CS độc tài đảng trị tòan diện không có lý do tồn tại./.

No comments:

Post a Comment