Thursday, September 22, 2011

Jean Paul Sartre - Hư Vô Và Hiện Hữu
Đào Như
(Bài viết này phỏng theo bài viết của Olivia Gazalé đăng trên Philosophie Magazine Auguste-2011-philomag.com, và thêm vào đó một số ý tưởng sáng tạo riêng của người viết - Đào Như)

Hình ảnh bên cạnh là nhà Triết học Hiện sinh Pháp - Jean Paul Sartre - ông đang ngồi say sưa với muôn vàn ý tửơng đang tuông tràn tại các quán cà phê nào đó, có thể là quán Flore hay Coupole thuộc khu phố Paris vào những năm 50 của thế kỷ trước. Phong thái của Sartre vẫn đều đặn một ngày như mọi ngày: Bước vào quán, đến ngồi trên ghế, gọi một tasse cà phê, châm lửa cối thuốc. Cối thuốc đầu ngày? Chắc là không. Lấy ra cây bút máy, cuối xuống gần trang giấy, như cái vòi của bình tưới nước vườn, và những con chữ tha hồ nhảy múa loan loán trên các trang giấy theo dòng triều cương tư tưởng của ông. Sartre viết và quan sát thế giới quanh mình. Ông đang nhìn và quan sát thế giới qua vũ trụ quan bên trong của chính ông. Sartre đang quan sát gã hầu bàn. Gã hầu bàn đang thoăn thoắt đi lại, cử chỉ hành động, thao tác nghề nghiệp ngôn ngữ ứng xử tất cả hình như không có gì là thật. Ông ngộ ra rằng là chính gã này cũng trôi nổi như ta-trong thế giới thực hư. Thao tác của gã rõ là nghề nghiệp không làm rơi một cái cốc, không làm rỏ một giọt cà phê đáng tiếc Tuyệt vời, phải không! Nhưng nó chỉ là thói quen nghề nghiệp - Cuộc đời nghề nghiệp đã dạy hắn như vậy. Bản chất của gã đâu phải là như thế. Vậy bản chất của gã có thể khác và khác rất nhiều. Gã hầu bàn đi lại như cái bóng giữa đám đông. Không chạm phải ai. Trao đổi ngôn từ ân cần mời mọc với mọi khách hàng trông gả thật nhã nhặn, khôn ngoan và quí phái nữa là khác. Nhưng bản chất của gã có là hoàn toàn như vậy đâu. Cái gì mà gã làm trước mặt ta chỉ là những thao tác của kẻ hầu bàn chuyên nghiệp. Gã đang đi lại, hành động trong thế giới không có thực, không có thực vì bản chất của gã. Nhưng rất thực vì nhu cầu cho cuộc sống của gã. 

Rõ ràng như mười mươi, vũ trụ quan của Sartre đã tố cáo Sartre, kẻ hoài nghi thật sự. Sartre hoài nghi cả thị giác của mình - Đối với Gertrude, (nhân vật của Gide trong La Symphonie Pastorale) màu xanh là nốt nhạc cao vút, màu đen là nốt nhạc trầm. Thế đối với mắt của Sartre thì màu xanh là như thế nào? Và màu đen là như thế nào? Giữa người có đôi mắt mù như Gertrude và Sartre người có đôi mắt sáng, ý niệm về màu sắc và âm nhạc chắc phải khác nhau-Nhưng hình như Gertrude liên hệ màu sắc và âm nhạc tuyệt vời, nhưng Sartre thì sao? Ông có con mắt lệch hiến, stigmatique, nhưng ông có cái nhìn xuyên thấu gần như lột trần những người đàn bà. Ấy thế mà ông vẫn thường bắt những vật nữ của ông trong “Bức Tường-Le Mur-” phải trần trụi để ông kiểm nghiệm phải chăng cái nhìn chỉ cho ta những “Đức Tin Giả”. 

Hôm nay, tại quán cà phê Flore, với trang giấy, với cây viết máy ‘nạp’ đầy mực, với tách cà phê, Sartre đang thao thao với nguồn cảm hứng, với muôn vàn ý tưởng tuông tràn mông lung. Sartre đang chới với trong thế giới tuyệt vời của riêng ông- một thế giới ở giữa thế kỷ thứ XX- một thế giới Vừa Thực Vừa Hư- Thế giới của Sartre-thế giới sau 2 Cuộc Chiến Tranh Nóng, thế giới của 1 Cuộc Chiến Tranh Lạnh bắt đầu. Một thế giới hoài nghi của André Gide đang xâm chiếm hồn Sartre-Thế giới được hình dung qua cái nhìn của một kẻ vốn dĩ mù lòa bấm sinh- Gertrude- Sartre cảm thấy cô đơn trôi nổi giữa hai cực của cuộc đời Thực và Hư-giữa Hiện Hữu và Hư Vô.  

Và bây giờ là lúc chính Sartre cảm thấy chính mình cũng là kẻ đang sống đang thao tác như gã hầu bàn hàng ngày. Sartre đang có cái nhìn vào thế giới hoài nghi và bi quan như Gertrude sau khi phẫu thuật mắt, nàng đã nhìn thấy thế giới bằng đôi mắt sáng, một thế giới trở nên trần trụi. Sartre con người muôn thuở trôi nổi giữa hai thái cực hiện hữu và hư vô-L’Être et Le Néant. Cuộc sống, tư tưởng của Sartre là hiện thân của nước Pháp hậu bán thế kỷ XX? Có phải chăng Charles De Gaule có lý, khi ông bảo: “Sartre là nước Pháp-Sartre, c’est la France “./.

Đào Như

No comments:

Post a Comment