Wednesday, September 28, 2011

VI ANH: Công Lý Cho Quân Dân VNCH



Người Mỹ gốc Việt rất cám ơn Thượng Nghị sĩ Webb đòi hỏi công lý cho những quân nhân mất tích của Việt Nam Cộng hòa mà cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, USAID đã bỏ quên khi làm việc với CS Hà nội trong việc sữ dụng một triệu Ðô la do Mỹ viện trợ cho CS Hà nội tìm những quân nhân mất tích của CS Bắc Việt, Việt Cộng (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) và Việt Nam Cộng Hòa.

Ðó là đòi hỏi linh quyền cho người mất tích (MIA) hay đã tử trận (KIA). Còn người sống, là người Mỹ gốc Việt gốc quân dân VNCH đang sống sờ sờ và hiện là công dân chánh thức, cử tri mẩn cán của Mỹ cũng đã và đang bị một bất công. Mỹ đã bỏ quên khi ký và thi hành Thương Ước -- bản Thương Ước giữa Washington và Hà nội. Theo đó CS Hà nội được “xuất khẩu” văn hóa phẩm sang Mỹ mà người Mỹ trong đó có người Mỹ gốc Việt không được “xuất cảng” văn hóa phẩm của Mỹ qua VNCS. Hy vọng sẽ có những dân cử Mỹ nhơn danh công bằng đặt vấn đề với Bộ ngọai Giao, Bộ Thương Mại và Ngọai Thương và vị Ðại diện Thương Mại của Mỹ trong vấn dề thi hành Thương Ước Washington- Hà nội.

Một, về linh quyền của tử sĩ và người mất tích của VNCH. Trước nhứt về quân nhân VNCH mất tích. Theo VOA, tiếng nói chánh thức của chánh phủ Mỹ, cuối năm rồi, cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, USAID, cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội VNCS đã ký kết một biên bản ghi nhớ trong đó Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam 'ìm kiếm và nhận dạng' quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh và cung cấp một triệu đôla trợ giúp kỹ thuật. Ðại sứ Mỹ lúc bấy giờ là ông Michael Michalak cũng có mặt trong buổi lễ. 

Nhưng TNS Webb cho biết trên báo Virginian Pilot, theo những thông tin mà văn phòng ông có được «Dự án này phải bảo đảm xử lý công bằng đối với các quân nhân mất tích thuộc quân đội Bắc Việt, lực lượng Việt Cộng và quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Thế mà, theo những thông tin mà văn phòng tôi có được, các cuộc thảo luận giữa cơ quan USAID với chính phủ Việt Nam cho thấy là các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa không được tính trong số binh sĩ mất tích và như vậy là sẽ không nằm trong dự án này». 

Do đó TNS Webb đề nghị USAID đình chỉ chương trình tài trợ trị giá 1 triệu đôla cho tới khi nào các giới chức của cơ quan đảm bảo được rằng số tiền này được dùng để xác định và tìm kiếm binh sĩ của cả quân đội miền Bắc Việt Nam cũng như lực lượng Việt Nam Cộng hòa. 

Ông còn nhân mạnh nếu Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ dự án này thì sự hỗ trợ đó chỉ được dành cho những binh sĩ bên phía Cộng sản, và điều đó không phải là điều đem lại sự công bằng, công lý và hòa giải dân tộc. 

Thứ đến là chuyện Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, CS đã cào mồ cuốc mả tử sĩ VNCH, bỏ hoang tàn thê thảm như để trả thù người chết vậy, Về biểu tượng thiêng liêng này của quân dân VNCH, vị Thượng nghị sĩ Dân chủ đại diện bang Virgina, chủ tịch tiểu ban Ðông Á Thái Bình Dương của Uỷ ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ nhơn vụ USAID, Ông nói trong chuyến viếng thăm VNCS gần đây, Ông còn thấy Nghĩa trang An Bình, tức nghĩa trang quân đội Biên Hòa trước đây, hiện bị bỏ hoang phế và cần phải được tu bổ lại.

Hầu như ngay sau đó, Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy lên tiếng ủng hộ TNS Jim Webb trong nỗ lực nhắc đến các quân nhân Nam Việt Nam: "Ðây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."

Trước những lời lên tiếng công khai của TNS Jim Webb, phát ngôn viên của cơ quan USAID khẳng định là họ sẽ «tìm kiếm và nhận dạng thi hài quân nhân của cả hai bên trong cuộc chiến, để giúp đóng lại vết thương của hàng triệu gia đình Việt Nam cho tới nay vẫn không biết về số phận của người thân bị mất tích».

Một triệu Ðô la tuy không là nhiều so với ngân sách ngọai viện của Mỹ đơn vị tính bằng tỷ. Nhưng 1 đồng tiền thuế của dân đem viện trợ mà không kiểm sóat coi xài có đúng như chánh quyền và nhân dân Mỹ muốn, thể hiện qua ý kiến của dân biểu nghị sĩ Mỹ, cụ thể là Quốc Hội, là USAID thiếu trách nhiệm với chánh phủ và nhân dân Mỹ. Ở một mức độ nào đó người ta nghĩ USAID không giữ vững lập trường, thiếu tinh thần tranh đấu buộc CS Hà nội phải thi hành cam kết với Mỹ. Và nhứt là USAID đã làm trái với đạo lý mà người Mỹ được giáo dục trong gia đình và xã hội, là công bằng là đạo người ta ở đời. 

Một triệu Ðô la thôi, mà CS Hà nội còn lạm dụng như vậy, ai biết được CS đã “rút ruột” bao nhiêu các khỏan viện trợ lớn khác của Mỹ như hàng triệu triệu Ðô la Mỹ viện trợ cho VNCS phòng chống bịnh Aids, cấp học bổng cho sinh viên VN du học. Rất nhiều dư luận CS Hà nội đã ăn xới, ăn bớt, lạm dụng đưa con ông cháu cha đi học thay vì người tài mà người Mỹ muốn đào tạo giúp cho VN; nhưng có ai nghe thấy phản ứng gì của Tòa Ðại sứ Mỹ ở Hà nội và USAID đâu.

Nhưng chờ xem, dù bị TNS đặt vấn đề, USAID hứa sửa sai, CS Hà nội sẽ vần cứ tĩnh bơ, họ có 1001 cách trở trái làm mặt. Liệu USAID có đủ kiên nhẫn và mưu trí đối phó buộc CS Hà nội thi hành nghiêm túc bảng ghi nhớ hay không. 

Hai, một nền văn hóa Mỹ bị Mỹ bỏ quên. Trong Hiệp Ưóc Thương Mại Song Phương (gọi tắt Thương Ước) giữa Washington- Hà nội, có điều khoản C1 và H qui định CS Hà nội đượïc tự do du nhập văn hoá phẩm mọi loại vào Mỹ mà Ðại diện Thương Mại Mỹ phải thương lượng sửa lại cứ mỗi ba năm một lần. Ðó là điều khoản tạo ra giao lưu văn hoá một chiều, CS Hà nội được “xuất khẩu” văn hóa phẩm sang Mỹ mà Mỹ không được hay chưa được đưa văn hóa phầm Mỹ vào VNCS. Người Mỹ gốc Việt là nạn nhân bị tước đoạt quyền phổ biến tư tưởng ở VN, trong khi tại quê hương thứ hai của người Mỹ gốc Việt là nước Mỹ bị tràn ngập văn hóa của CS xuất khẩu qua. Một bất công đã tạo nhiều cuộc phản đối biểu tình mạnh từ khi có Thương Ước giữa Washington -Hà nội đến giờ. Nhưng suốt mấy kỳ ba năm tái xét Thương Ước, Mỹ đặc biệt là vị Ðại diện Thương Mại Mỹ im lặng một cách khó hiểu. Công dân Mỹ gốc Việt hoàn hòan toàn bị bỏ quên trong khi ký và thi hành Thương Ước.

Ba và cuối cùng tự do, dân chủ, dân quyền không thể xin mà có, chờ người khác làm cho mình hưởng. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Mỹ có lá phiếu, có hậu thuẩn của những người dân cử Mỹ chánh trực, hiểu biết chánh nghĩa đấu tranh của dân người Việt và người Mỹ gốc Việt – như TNS Webb. Mùa bầu cử này là mùa thuận tiện để người Mỹ gốc Việt cho những quyền lợi chính đáng của mình như Mỹ phải đòi hỏi CS Hà nội cho văn hóa phẩm của Mỹ nói chung trong đó có Mỹ gốc Việt xuất cảng vào VNCS.

No comments:

Post a Comment