Đất nước Việt Nam địa linh, anh hùng hào kiệt đời nào cũng có, đã viết nên những trang sử chiến đấu chống xâm lược chói lọi nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử chiến đấu của quân dân Việt Nam Cộng Hòa và muôn đời sau sẽ ghi công Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng những vị anh hùng dân tộc đã hiến dâng xương máu cho nền tự do của tổ quốc và cho hạnh phúc trường tồn của dân tộc. Xin được vinh danh các anh hùng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn. Và tất cả những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vị quốc vong thân.
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai sinh năm 1926, nguyên quán Cần Thơ, tuổi Bính Dần. Khi đến tuổi nhập ngũ, ông đã tình nguyện đăng vào học Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, khóa 7. Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy, vị sĩ quan trẻ 26 tuổi trong năm 1952 đã lần nữa tình nguyện ra chiến đấu ngoài chiến trường miền Bắc. Thiếu Úy Trần Văn Hai được điều động ra phục vụ trong Tiểu Đoàn 4 Việt Nam, lúc đó do Thiếu Tá Đặng Văn Sơn làm Tiểu Đoàn Trưởng. Khi được vinh thăng, Đại Tá Đặng Văn Sơn được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh, rồi sau đó Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân. Thiếu Úy Trần Văn Hai chỉ chiến đấu vỏn vẹn ngoài Bắc có hai năm, năm 1954 Hiệp Định Đình Chiến Geneva được ký kết, đất nước chia đôi, các lực lượng thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam rút về phía Nam vĩ tuyến 17 và làm nỗ lực chính chống đỡ cho nước Việt Nam Cộng Hòa non trẻ, dưới quyền lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Trong thời gian phôi thai này, Trung Úy tân thăng Trần Văn Hai được điều lên Quân Khu 4 Cao Nguyên.
Về trình diện Quân Khu 4, Trung Úy Hai có dịp công tác chung với Đại Úy Đặng Hữu Hồng, một chuyên viên tình báo cũng vừa mới được bổ nhiệm lên cao nguyên giữ chức Trưởng Phòng 2 Quân Khu 4. Đại Úy Hồng nhận xét thấy vị Trung Úy trẻ rất tích cực trong nhiệm vụ được giao phó và có nhiều khả năng về tình báo nên đã đề nghị xin cho rút ông về làm việc trong Ban Binh Địa thuộc Phòng 2, QK 4. Điều đó chứng minh về sau, Đại Tá Hai đã được cụ Trần Văn Hương, lúc ấy đang làm Thủ Tướng, tín nhiệm đề cử lên Tổng Thống Nguyễn Vãn Thiệu về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia sau Tết Mậu Thân 1968. Một thời gian sau, sự làm việc mẫn cán cùng khả năng chỉ huy của Trung Úy Hai đã chứng minh là ông xứng đáng được vinh thăng Đại Úy và được điều về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 Địa Phương Quân (Bảo An) đồn trú tại Phan Thiết. Tuy nhiên con đường thăng tiến binh nghiệp của ông đã bị giật lùi trong thời gian này, khi Đại Úy Hai được thuyên chuyển về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Chỉ Huy và Công Vụ của Trung Đoàn 44 thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Những tưởng số mệnh đã để cho Đại Úy Hai chìm vào quên lãng với những công việc hành chánh và hậu cứ nhàm chán không xứng với tầm vóc và tài năng , thì ông lại nhận được giấy cho đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Hoa Kỳ trong năm 1961. Khi tốt nghiệp trở về, Đại Úy Hai nhận được lệnh về trình diện Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ thuộc tỉnh Khánh Hòa. Cuộc đời binh nghiệp của người từ đây gắn bó với binh chủng trẻ trung Mũ Nâu vừa mới được thành lập và có nhiều hứa hẹn. Định mệnh đã chỉ định một vị tướng tài của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa về phụ giúp phát triển trung tâm huấn luyện này thành một trong những trung tâm mà đã cống hiến cho quân đội những sĩ quan và chiến sĩ ưu tú nhất.
Lịch sử thành lập binh chủng Mũ Nâu và Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân gắn liền với tên tuổi của Đại Úy Trần Văn Hai. Ông là một trong những vị sĩ quan có nhiều đóng góp lớn lao trong tiến trình thành lập Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ vào ngày 1.8.1961. Chính Đại Úy Hai đã nghiền ngẫm, sáng tạo, đề nghị lên Chỉ Huy Trưởng và được chấp thuận cho ông được phụ trách lớp Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy. Chính khóa học độc đáo này đã cung hiến cho đất nước không biết bao nhiêu là chiến binh thiện chiến và sĩ quan chỉ huy tài năng trên chiến trường, đóng góp những chiến thắng lừng lẫy trong quân sử QLVNCH.
Đại Úy Trần Văn Hai không những cống hiến trí não xuất chúng của người cho Trung Tâm Dục Mỹ, mà người còn tận tụy đóng góp sức lực lao động cho bộ mặt của trung tâm. Lúc ấy trung tâm còn trong thời kỳ phôi thai, cơ sở trường ốc, đường sá, bãi tập ngổn ngang trăm mối. Đại Úy Hai đã góp công lớn lao dựng nên khuôn mặt khang trang của trung tâm. Không biết bao nhiêu là mồ hôi và tâm sức của người đã đổ vào công việc xây dựng trung tâm huấn luyện lừng danh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Người làm việc cật lực ngày đêm, trên những bãi đất ngổn ngang cây gỗ, tôn thiếc, trong tiếng ầm ì của những chiếc xe ủi đất, mà trên đó Đại Úy Hai mặc độc một chiếc áo thun quân đội màu ô liu, lúc nào cũng đẫm ướt mồ hôi. Giữa cái nắng cháy da và gió rát của vùng rừng đang khai phá, giữa những đám bụi mù bốc cuồn cuộn trên những nẻo đường ngang lối dọc trần trụi đất đá, Đại Úy Hai làm việc hùng hục đến nỗi cả những người cố vấn Hoa Kỳ phụ giúp xây dựng trung tâm cũng phải chào thua và tặng cho ông mỹ danh "Hai Highway" để tỏ lòng kính phục tấm lòng tận tụy và khả năng hiếm có của người. Mặc dù chỉ với những phương tiện kém cỏi và thô sơ, chỉ trong một thời gian kỷ lục, Đại Úy Hai đã cùng với chiến sĩ Công Binh Việt Nam Cộng Hòa dựng xây lên được một trung tâm huấn luyện khang trang hoàn hảo, xứng đáng với tầm vóc quốc gia và cả vùng Đông Nam Á.
Trung Tâm Huấn Luyện đã được hoàn thành, giờ đây Đại Úy Hai có thể an tâm theo các toán huấn luyện viên và khóa sinh Rừng Núi Sình Lầy ra tận các bãi tập, cùng ăn cùng ngủ cùng chịu gian khổ trên những cánh đồng lầy hay trong những khu rừng Trường Sơn âm u. Không thể nào có thể diễn tả hết được những nỗi cực nhọc thân xác của những người chiến binh trải qua 42 ngày Rừng Núi Sình Lầy, nhưng đồng thời cũng là niềm tự hào lớn. Phải là một con người thép, có ý chí thép mới có thể làm được nhiều chuyện lớn lao cho đất nước như vậy. Cái cá tính cao cả của Chuẩn Tướng Hai là một khi nhận nhiệm vụ nào, dù có khó khăn gian khổ đến mấy, người cũng quyết tâm hoàn thành cho đến thật hoàn hảo mới thôi. Vẫn thấy còn thiếu kém nhiều mặt, trên tay Đại Úy Hai lúc nào đồng đội và khóa sinh cũng thấy có nhiều loại sách tự học khác nhau. Người tâm sự với các chiến hữu và thuộc cấp: "Con đường binh nghiệp của chúng ta hãy còn dài, cấp bậc chúng ta hiện giữ tuy còn nhỏ, nhưng lần lần sẽ được nâng cao hơn. Nếu bây giờ chúng ta tự mãn với hiện tại, không biết cầu tiến, không lo học hỏi trau dồi thêm sinh ngữ, đọc nhiều binh thư binh thuyết, một mai cấp trên giao vào tay ta cả đại đơn vị, thì làm sao chu toàn được nhiệm vụ".
Tài năng của Đại Úy Hai đã được xác định bằng chiếc lon Thiếu Tá và ông được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên. Một kỷ niệm mà quân dân Phú Yên không bao giờ quên được, là sự ra đi đột ngột trong sự luyến tiếc bàng hoàng của tất cả giới Quân-Cán-Chính và quần chúng trong tỉnh. Một sĩ quan cấp Tá như Trung Tá Hai đã dám cưỡng lệnh cấp chỉ huy hàng Tướng vì một câu chuyện nhỏ không nằm trong phạm trù quân sự. Ông Tướng bay tới khiển trách Trung Tá Hai nặng nề từ việc cộng sản gia tăng hoạt động, công cuộc bình định phát triển trì trệ, báo cáo chậm trễ, không làm tròn trách nhiệm, ông buộc phải cách chức Tỉnh Trưởng của Trung Tá Hai và sẽ cho người ra thay.
Trung Tá Hai đứng nghiêm chào khiêm tốn nói: "Xin tuân lệnh. Nếu ai cũng có lòng lo cho dân như Thiếu Tướng thì đất nước ta rồi đây sẽ khá". Từ khi người ra đi rồi, các bô lão và quân dân Phú Yên vẫn thường kể cho nhau nghe câu chuyện chính khí "đất nước ta rồi đây sẽ khá", như là một trong những huyền thoại còn lưu truyền cho mãi đến ngày nay. Khi được đông đảo giới chức Quân-Cán-Chính tiễn ra trực thăng từ giã Phú Yên, Trung Tá Hai với chiếc túi vải hành trang nhỏ đơn sơ đã cảm xúc nhắn nhủ: "Tôi cảm ơn các ông đã tận tình làm việc với tôi trong mấy tháng vừa qua. Có thể người ta cho rằng tụi mình là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là mình đã làm đúng".
Rời Phú Yên về trình diện Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vừa đúng lúc chiếc ghế Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân đang cần một khuôn mặt tài năng. Các giới chức quân sự BTTM từng nghe biết tiếng tốt của Trung Tá Biệt Động Quân Trần Văn Hai ngoài Trung nên đã nhanh chóng bổ nhiệm ông vào chức vụ này và được vinh thăng Đại Tá. Trong thời gian hai năm làm Tư Lệnh binh chủng Mũ Nâu 1967-1968, Đại Tá Hai đã tỏ rõ tư cách, năng lực và sự dũng cảm của một người chỉ huy một đại đơn vị khét tiếng của QLVNCH. Trên thực tế, trách nhiệm của Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân rất khác biệt với các vị tư lệnh sư đoàn bộ binh. Người Chỉ Huy Trưởng BĐQ chỉ làm công tác gần như thuần túy hành chánh, quản trị quân số, đào tạo và tuyển mộ, vị Tư Lệnh Mũ Nâu không có thực quyền điều động và trực tiếp chỉ huy hành quân. Câu chuyện cảm động về một vị Tư Lệnh Mũ Nâu có mặt trên chiến hào tiền tuyến ở Khe Sanh lại là một huyền thoại khác nữa của người.
Cuối năm 1967, Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân được lệnh gởi Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân và một đại đội của Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân ra Khe Sanh phối hợp chiến đấu với hai Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Thiếu Tá Hoàng Phổ dẫn quân ra Khe Sanh và nhận thiết lập chiến tuyến phía Đông dài một cây số của căn cứ. Đặc biệt, tuy với vũ khí cũ kỹ và trang bị thiếu kém so với đối phương, nhưng Mũ Nâu của ta đã được cho trấn đóng một khu vực quan trọng nằm bao ngoài cùng căn cứ, phía bên trong là chiến hào của TQLC Mỹ và Bộ Chỉ Huy Căn Cứ. Báo chí thế giới đã gọi chiến tuyến trấn giữ của BĐQ là "tiền đồn của tiền đồn". Với một vị trí khó khăn và hung hiểm như vậy, vũ khí lạc hậu yếu kém, chiến sĩ Mũ Nâu của đã chứng tỏ tinh thần quyết chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và nhận được sự nể trọng của lính Mỹ. Tuy nhiên vị Tư Lệnh Mũ Nâu đã hết sức băn khoăn ăn ngủ không yên, lo lắng cho những đứa con cô đơn của mình, ông quyết định phải ra Khe Sanh nhìn tận mắt cảnh ăn ở, sinh hoạt và chiến đấu của lính, ông mới an lòng. Đại Tá Hai cùng với hai sĩ quan tham mưu là Đại Úy Trần Đình Đàng, thuộc Phòng 1 và Thiếu Tá Ngô Minh Hồng, thuộc Phòng 3 tháp tùng theo một chiếc vận tải cơ C123 ra Khe Sanh. Thiếu Tá Ngô Minh Hồng sau vinh thăng Trung Tá và về làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân.
Chiếc phi cơ đáp xuống chạy trên phi đạo dã chiến , bụi đất cuốn mù mịt. Khi chiếc C123 vừa chạm đất thì pháo địch đủ loại từ bốn phía đã dồn dập dội xuống, tiếng nổ ùng oàng buốt óc. Chiếc C123 không dám ngừng bánh, nó vẫn tiếp tục chạy chầm chậm trên phi đạo cho đến cuối đường. Trong thời gian đó, mọi người trên tàu đều phải nhảy xuống lăn mình vào những cái rãnh hai bên phi đạo để tránh đạn pháo, những kiện tiếp liệu được hối hả tuôn xuống. Khi đến cuối phi đạo, vận tốc phi cơ có chậm lại vì phải quày đầu chuẩn bị tăng tốc độ để cất cánh, những giây phút cực ngắn ngủi nhưng quí giá đó dành cho các thương bệnh binh. Các chiến sĩ Quân Y và những người lính Mũ Nâu phải thật nhanh chóng đẩy thương binh lên càng nhiều càng tốt, trước khi con tàu gầm rú chuyển bánh và tăng tốc độ. Báo chí thế giới đã ví von hoạt cảnh ấy như là những cuộc chạy đua 100 mét với thần chết. Có nhiều chiếc C123 hay C130 vừa cất cánh lên đã trúng pháo địch vào đuôi và nổ vỡ rơi xuống tan tành.
Trong bối cảnh hỗn loạn, căng thẳng và chết chóc ấy, nhóm ba người của Đại Tá Hai không biết làm cách nào mà đã nhảy xuống được phi cơ và một vài giây phút sau, họ đã có mặt trong những dãy chiến hào tiền tuyến của Tiểu Đoàn 37 và 21 Biệt Động Quân. Những chiến sĩ Liên Đoàn 1 Mũ Nâu chỉ có thể rưng rưng nước mắt xúc động không nói nên lời, nhận những lời khích lệ và thăm hỏi chân tình của người anh cả binh chủng. Người hỏi han tỉ mỉ từng chiến sĩ một, xem những thằng em của ông ăn làm sao, ngủ làm sao. Ông cảm xúc nhìn những chiến binh mặt mũi đen nhẻm vì nắng gió biên giới, những bộ quân phục nhàu rách và hỏi thăm họ có được cấp phát thay thế hay chưa. Và nhiều điều thăm hỏi chứa chan tình chiến hữu khác nữa. Không ít những sĩ quan và chiến sĩ Mũ Nâu của Liên Đoàn 1 BĐQ đã từng một thời cùng Đại Úy Hai mài miệt học tập trên những căn cứ rừng núi sình lầy của Trung Tâm Dục Mỹ ngày xưa. Sự hiện diện của vị Tư Lệnh binh chủng và là người thầy xưa trong vòng hai ngày đêm, cùng ăn cùng ngủ cùng chia xẻ gian nguy chết chóc ở chiến hào tiền tuyến của các sĩ quan Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân đã thổi bùng lên hùng khí chiến đấu của quân ta lên đến mức cao nhất. Vì vậy khi nổ ra cuộc tấn công lớn nhất của cộng quân trong toàn chiến dịch Khe Sanh, với một trung đoàn của sư đoàn thiện chiến 304 Điện Biên Phủ CSBV lúc 9 giờ tối ngày 29.2.1968, thì Tiểu Đoàn 37 và 21 BĐQ tuy với vũ khí yếu kém hơn của đối phương, đã đánh một trận long trời lở đất tiêu diệt hai tiểu đoàn địch. Từ sau cơn thảm bại đó, binh đội BV đang bao vây uy hiếp Khe Sanh lần lượt nhận lệnh rút khỏi khu vực, đánh dấu chấm hết cơn mộng đẹp chiến thắng một "Điện Biên Phủ Thứ Hai" của Võ Nguyên Giáp.
Trước đó chừng một tháng, tức ngày 31.1.1968 Việt Cộng tấn công 44 tỉnh thành Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt chiến sự nổ lớn và kéo dài ở Huế và khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Đại Tá Hai đã có dịp tỏ rõ tài năng quân sự, khi ông chỉ huy Biệt Động Quân giải tỏa áp lực địch trong khu vực trách nhiệm. Quân ta thắng lớn trên khắp mặt trận. Trong đợt tổng tấn công Mậu Thân 2 khởi diễn ngày 22.5.1968, Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân của Trung Tá Đào Bá Phước chịu trách nhiệm mặt trận Chợ Lớn. Bộ chỉ huy Liên Đoàn đóng trong Trường Tiểu Học Phước Đức nằm trên đường Khổng Tử. Chiều ngày 2.6.1968, Trung Tá Phước cùng những sĩ quan cao cấp của Cảnh Sát Đô Thành và Biệt Khu Thủ Đô đang họp hành quân trong trường, thì đột nhiên có một chiếc trực thăng võ trang của quân đội Hoa Kỳ xuất hiện từ phía trái đường Khổng Tử bay đến. Quân ta chưa kịp nắm vững tình hình về chiếc phi cơ lạ thì chiếc trực thăng đã chúi mũi xuống phụt một trái hỏa tiễn bắn thủng bức tường lầu nhì xuyên xuống tầng dưới. Chiến sĩ Biệt Động Quân vội tung khói màu ra hiệu quân bạn, nhưng chiếc trực thăng đã quay trở lại quạt đại liên xuống dữ dội. Quả rocket và tràng đại liên oan nghiệt đã phụt trúng bộ chỉ huy hành quân hỗn hợp và gây tử thương cho sáu vị sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng Hòa. Những vị hy sinh gồm có :
1./ Trung Tá Đào Bá Phước, Liên Đoàn Trưởng LĐ5BĐQ.
2./ Trung Tá Nguyễn Văn Luận, Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia Đô Thành.
3./ Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Sinh, Phụ Tá Trung Tá Luận.
4./ Trung Tá Lê Ngọc Trụ, Trưởng Ty CSQG Quận 5.
5./ Trung Tá Phó Quốc Trụ, Giám Đốc Nha Thương Cảng Sài Gòn.
6./ Thiếu Tá Nguyễn Bảo Thùy, Chánh Sở An Ninh Đô Thành, ông là bào đệ của Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị.
Ngoài ra còn có những vị sĩ quan sau bị thương nặng nhẹ:
1./ Đại Tá Văn Văn Của, Đô Trưởng Sài Gòn, bị thương nặng.
2./ Đại Tá Nguyễn Văn Giám, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, bị thương nhẹ.
3./ Trung Tá Trần Văn Phấn, Phụ Tá Tổng Giám Đốc CSQG, bị cưa chân.
Trong lúc xảy ra tai nạn, Đại Tá Trần Văn Hai đang ngồi trên xe Jeep trực chỉ về hướng Chợ Lớn để dự buổi họp hành quân với Trung Tá Phước. Xe của ông bị kẹt giữa khối đám đông dân chúng đang ùn ùn đổ ra Sài Gòn, cho nên khi ông đến được Trường Phước Đức thì thảm kịch đã xảy ra và kết thúc từ lâu. Có lẽ định mệnh đã dành cho người một cái chết khác bảy năm sau. Cao cả hơn và bi tráng hơn. Đó là cái ngày 30.4.1975.
Thủ Tướng lúc đó là cụ Trần Văn Hương chú ý đến cung cách chỉ huy và lòng trung trực thẳng thắn của Đại Tá Hai trong hai kỳ Mậu Thân. Đại Tá Hai đã cùng lên chiến tuyến với các Tiểu Đoàn Mũ Nâu để khích lệ tinh thần binh sĩ. Đặc biệt, để bảo toàn danh dự quân đội, ông nghiêm cấm binh sĩ không được phá quấy và cướp giật tài sản người dân. Thậm chí ông còn hạ lệnh sau mỗi lần diệt xong một ổ kháng cự của VC, ba lô của sĩ quan và binh sĩ đều phải được lục soát kỹ, không cho phép chiến sĩ lợi dụng cảnh hỗn loạn và nhà vắng chủ để lấy của cải dân chúng. Hành động đạo đức này đã được thuộc cấp nể trọng, đến quỉ thần cũng phải cúi đầu. Thủ Tướng Hương đề nghị Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho Đại Tá Hai về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bị thương chân giải ngũ. Lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia sau thời điểm Mậu Thân điêu tàn, lòng người rúng động, cần hình ảnh một vị chỉ huy cảnh sát có thành tích chiến đấu vì dân, có đạo đức, thanh liêm trong sạch và lòng mẫn cán để thu hút lòng dân, đưa dân đến gần hơn với những đường lối của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Đại Tá Hai chính là con người hội đủ điều kiện đó. Trong lĩnh vực quân sự, cụ Hương cũng đã đề cử Trung Tướng Đỗ Cao Trí về nắm Tư Lệnh Quân Đoàn III. Hai nhân vật được đề cử đã tạo nên nhiều chiến công lớn , giúp cải thiện tình hình trị an và quân sự được ổn định một thời gian dài.
Nhận một chức vụ cực quan trọng, là cánh tay mặt đắc lực của chính quyền, Đại Tá Hai đã hết lòng chu toàn nhiệm vụ. Cũng vì tính trong sạch thẳng thắn quá mà ông lại làm phiền lòng ông Bộ Trưởng Nội Vụ thời đó, vì ông không chịu sa thải một luật sư phụ tá mẫn cán để thay thế đàn em của ông Bộ Trưởng vào. Vì vậy mật phí dành cho Cảnh Sát Quốc Gia bị thẳng tay cắt giảm quá nửa, gây khó khăn rất nhiều cho ông, nhưng người vẫn quyết làm những gì theo lương tâm và ông nghĩ đó là lẽ phải. Với chức vụ cao tột bậc như vậy mà trong thời gian hơn một năm, ông cũng không xun xoe vào gặp cấp lãnh đạo cao nhất để cầu cạnh lợi lộc, vì điều đó trái với tính cách con người ông. Đại Tá Hai chỉ đến gặp Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Hương rồi Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, sau khi Thủ Tướng Hương rời khỏi chức vụ, khi có lệnh hoặc vì công vụ phải đích thân trình bày. Chưa bao giờ người ta thấy ông dùng công xa lộng lẫy với còi hụ dẫn đường để khoe khoang, mỗi lần di chuyển công tác, người vẫn sử dụng chiếc Jeep BĐQ cùng với mấy người cận vệ ngồi phía sau. Đại Tá Hai chỉ huy CSQG rất tốt và không cho phép nó đi lệch hướng, nhưng những thế lực muốn chi phối lực lượng Cảnh Sát vào những mục tiêu riêng lại không thích ông, vì ông không thuộc phe phái nào cả. Người chỉ có một phe phái lớn nhất, đó là tổ quốc. Khi được nghe phàn nàn về những bê bối trong ngành Cảnh Sát, người đã trầm ngâm trả lời: "Tôi biết, nhưng vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều, mà phải kiên nhẫn tìm ra những đầu mối, những tương quan thế lực chằng chịt thì mới ngăn chận được. Từ ngày về đây tôi đã gặp khá nhiều khó khăn. Mình như người vác chiếc thang dài đi trong căn nhà hẹp, bốn bề đều đụng chạm. Không ai muốn mình làm những điều mình thấy cần phải làm".
Công việc sửa chữa làm sạch ngành Cảnh Sát còn đang dang dở thì Thủ Tướng Trần Văn Hương rời khỏi chức vụ, Đại Tá Hai liền nhận sự vụ lệnh trở ra Vùng II Chiến Thuật làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II dưới quyền Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn. Từ vị trí Tư Lệnh Phó, một lần nữa người sĩ quân mẫn cán ấy lại vướng phải một ông Tướng vùng nóng nảy và đầy tai tiếng tham nhũng, ăn chơi xa hoa trụy lạc, ông bằng lòng trở về làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Huấn Khu Dục Mỹ, coi như một sự đi xuống trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Thời gian này người thường tịnh khẩu, hướng về thiền định, ông ăn uống rất đơn giản, trong bữa cơm thường có nhiều rau trái.
Cuộc đời lên xuống thăng trầm vì những thế lực đè nén của người thật giống với cuộc đời của người anh hùng Nguyễn Công Trứ. Cũng giống như cụ Nguyễn Công Trứ, trong bất kỳ tình cảnh nào, vị trí nào, Đại Tá Hai đều chu toàn hoàn hảo và hãnh diện với nhiệm vụ phục vụ đất nước của mình. Cụ Trứ đã chẳng từng nói: "Lúc làm đại tướng tôi chẳng lấy làm vinh, thì lúc làm lính thú tôi cũng chẳng lấy làm nhục". Có lần trong năm 1974, một vị sĩ quan Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Thanh Vân dẫn Tiểu Đoàn 95 Biệt Động Quân từ căn cứ Ben Het về Dục Mỹ tái trang bị và huấn luyện đã đến thăm người anh cả, người thầy cũ đáng kính của mình. Chuẩn Tướng Hai đã chân tình tâm sự với người chiến hữu cũ, mãi về sau này nghiệm ra, Thiếu Tá Vân mới nghĩ đó chính là lời nhắn nhủ và là trăn trối cuối cùng mà người để lại cho hậu thế: "Bây giờ "Toi" cũng là Tá, cũng là Tiểu Đoàn Trưởng rồi, và "Moi" bây giờ cũng mang sao. Nhưng mình hãy xét mình và làm sao cho xứng đáng với cái lon của mình. "Moi" đã già rồi, tóc cũng đã bạc nhiều, rồi mai kia cũng phải ra đi. "Toi" hãy còn trẻ, tre tàn măng mọc mà "Toi", thời gian là như vậy. "Moi" mong "Toi" sống cho đáng sống, đừng để binh sĩ dưới tay mình khổ sở vì sự kém tài bất đức của mình. Cũng như "Moi" đây, bây giờ được về đây dưỡng già, nhưng nhà binh mà "Toi", lúc lên voi xuống chó là chuyện thường tình, chỉ cần ta sống không thẹn với mình là đủ...".
Đất nước trong cơn nghiêng ngửa rất cần những vị chỉ huy tài năng đứng ra chống đỡ. Một lần nữa, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai được Tổng Thống Thiệu tín nhiệm trong chức vụ cực kỳ quan trọng ở Miền Tây, ông được vời về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lên làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Quân Khu IV kể từ tháng 11.1974. Chuẩn Tướng Hai về nắm Sư Đoàn 7 Bộ Binh trong thời điểm đã khá muộn màng, ông không còn có được bao nhiêu thời gian để cùng chiến binh Miền Tây làm tròn trách nhiệm bảo quốc an dân. Từ phía Bắc, binh đội cộng sản đã ùn ùn tràn xuống như thác lũ, lần lượt đánh bứt các tỉnh Phước Long, Ban Mê Thuột, rồi toàn Quân Khu II, đến Quân Khu I, và sau cùng, trong những ngày tháng 4.1975 hầu như Quân Khu III cũng rơi vào tay giặc.
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai trong ngày cuối cùng 30.4.1975 vẫn tươm tất uy nghi trong bộ quân phục quân đội Việt Nam Cộng Hòa ngồi trong văn phòng tư lệnh bình tĩnh chờ quân địch đến. Trước đó, sau khi nghe Tướng Dương Văn Minh đọc hàng lệnh trên đài phát thanh, người đã ôn tồn khuyên bảo sĩ quan và chiến sĩ thuộc cấp, cho phép họ được buông súng trở về gia đình, nhưng có một số vẫn nhất quyết ở lại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho và bố trí chiến đấu. Vì họ biết Chuẩn Tướng Hai sẽ không bàn giao Đồng Tâm cho giặc, hoặc nếu người có bàn giao thì cái phương thức ông làm sẽ không phải là phương thức kiểu đầu hàng. Một con người đã từng chiến đấu bảo vệ những mảnh đất của tổ quốc hơn hai mươi năm, không lý do gì người giao lại cho giặc một cách dễ dàng. Chúng muốn lấy thì chúng phải trả một cái giá nào đó. Chuẩn Tướng Hai cảm xúc nhìn những đôi mắt u sầu của thuộc cấp đang cố giương súng để bảo vệ ông. Người trao lại cho một sĩ quan thuộc cấp một gói nhỏ, trong đó đựng một vài vật dụng cá nhân và tiền hai tháng lương Chuẩn Tướng là 70.000 đồng nhờ trao lại cho bà mẹ già ở Gò Vấp, Sài Gòn. Người sĩ quan rùn mình, mặc dù không biết những vật gì chứa trong gói vải đó, nhưng ông biết giờ phút chia tay với Chuẩn Tướng Hai sắp điểm.
Khoảng xế trưa, một lực lượng của Việt Cộng thận trọng tiến vào Đồng Tâm và cho người đến yêu cầu Chuẩn Tướng Hai bàn giao căn cứ. Chuẩn Tướng Hai ngồi ngay ngắn sau chiếc bàn bên trên có hai cái đế gắn lá cờ vàng Việt Nam và lá cờ Tướng một sao, bình tĩnh và nghiêm nghị ra điều kiện. Ông chỉ bàn giao căn cứ khi nào có một người chỉ huy trưởng sư đoàn của đối phương đến văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Ngoài điều kiện đó, ông không muốn bàn chuyện nào khác. Tình hình rất căng thẳng và làm những người lính cộng bối rối, chúng rút trở ra bàn tính. Mãi một lúc sau khá lâu, bọn chúng gọi đâu được một người tự xưng là sư đoàn trưởng xin vào gặp Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa để làm thủ tục bàn giao. Người thủ trưởng sư đoàn rụt rè tiến vào văn phòng Tư Lệnh SĐ7BB, Chuẩn Tướng Hai bất thần rút súng lục ra nổ mấy phát vào tên sư trưởng địch. Với khoảng cách rất gần đó, người có thể giết chết gã dễ dàng, nhưng người chỉ bắn gã bị thương nhẹ. Người sư trưởng địch cùng mấy cận vệ lần nữa rút chạy ra ngoài. Lính Sư Đoàn 7 Bộ Binh giương súng lên sẵn sàng tử chiến và bảo vệ Tư Lệnh của mình.
Viên đạn cuối cùng của vị Tướng Việt Nam Cộng Hòa và lòng vị tha dành cho người sư trưởng địch đã nói lên được hai điều. Thứ nhất, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không phải là một quân đội khiếp nhược. Thứ hai, người lính Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ căm thù những người đồng bào cùng sinh ra trên mảnh đất Việt Nam, khi cuộc chiến tàn, tất cả chỉ còn lại thuần túy là người Việt Nam.
Tối ngày 30.4.1975, Chuẩn Tướng Hai ngồi trong văn phòng đóng kín cửa và đã uống thuốc độc tử tiết. Sáng hôm sau người Trung Úy thuộc cấp đã tìm được bà cụ thân sinh của Chuẩn Tướng Hai trao lại di vật và hướng dẫn bà trở xuống Mỹ Tho. Bản thân vị Trung Úy cũng chưa trở về gặp lại vợ con của ông ở Sài Gòn. Người mẹ già tấm lưng đã còm cõi với thời gian đã mưu trí gạt được người lính VC gác cổng và đưa được thi hài Chuẩn Tướng Hai về Gò Vấp an táng. Hiện nay bà phu nhân Thiếu Tướng Hai vẫn còn ở Việt Nam, các chiến hữu Biệt Động Quân nhớ về người tướng quân tư lệnh binh chủng và người thầy cũ, đã có gửi tiền về cho bà ít nhiều để gọi là trân trọng tưởng nhớ đến ông.
Người anh hùng dân tộc, vị thần tướng nước Nam Trần Văn Hai đã đi vào cõi thiên thu, nhưng tấm gương chiến đấu anh dũng, tấm lòng tận tụy phục vụ tổ quốc đến giây phút cuối cùng của người sẽ mãi mãi được những người còn sống và người đời sau truyền tụng và vinh danh.
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai sinh năm 1926, nguyên quán Cần Thơ, tuổi Bính Dần. Khi đến tuổi nhập ngũ, ông đã tình nguyện đăng vào học Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, khóa 7. Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy, vị sĩ quan trẻ 26 tuổi trong năm 1952 đã lần nữa tình nguyện ra chiến đấu ngoài chiến trường miền Bắc. Thiếu Úy Trần Văn Hai được điều động ra phục vụ trong Tiểu Đoàn 4 Việt Nam, lúc đó do Thiếu Tá Đặng Văn Sơn làm Tiểu Đoàn Trưởng. Khi được vinh thăng, Đại Tá Đặng Văn Sơn được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh, rồi sau đó Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân. Thiếu Úy Trần Văn Hai chỉ chiến đấu vỏn vẹn ngoài Bắc có hai năm, năm 1954 Hiệp Định Đình Chiến Geneva được ký kết, đất nước chia đôi, các lực lượng thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam rút về phía Nam vĩ tuyến 17 và làm nỗ lực chính chống đỡ cho nước Việt Nam Cộng Hòa non trẻ, dưới quyền lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Trong thời gian phôi thai này, Trung Úy tân thăng Trần Văn Hai được điều lên Quân Khu 4 Cao Nguyên.
Về trình diện Quân Khu 4, Trung Úy Hai có dịp công tác chung với Đại Úy Đặng Hữu Hồng, một chuyên viên tình báo cũng vừa mới được bổ nhiệm lên cao nguyên giữ chức Trưởng Phòng 2 Quân Khu 4. Đại Úy Hồng nhận xét thấy vị Trung Úy trẻ rất tích cực trong nhiệm vụ được giao phó và có nhiều khả năng về tình báo nên đã đề nghị xin cho rút ông về làm việc trong Ban Binh Địa thuộc Phòng 2, QK 4. Điều đó chứng minh về sau, Đại Tá Hai đã được cụ Trần Văn Hương, lúc ấy đang làm Thủ Tướng, tín nhiệm đề cử lên Tổng Thống Nguyễn Vãn Thiệu về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia sau Tết Mậu Thân 1968. Một thời gian sau, sự làm việc mẫn cán cùng khả năng chỉ huy của Trung Úy Hai đã chứng minh là ông xứng đáng được vinh thăng Đại Úy và được điều về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 Địa Phương Quân (Bảo An) đồn trú tại Phan Thiết. Tuy nhiên con đường thăng tiến binh nghiệp của ông đã bị giật lùi trong thời gian này, khi Đại Úy Hai được thuyên chuyển về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Chỉ Huy và Công Vụ của Trung Đoàn 44 thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Những tưởng số mệnh đã để cho Đại Úy Hai chìm vào quên lãng với những công việc hành chánh và hậu cứ nhàm chán không xứng với tầm vóc và tài năng , thì ông lại nhận được giấy cho đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Hoa Kỳ trong năm 1961. Khi tốt nghiệp trở về, Đại Úy Hai nhận được lệnh về trình diện Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ thuộc tỉnh Khánh Hòa. Cuộc đời binh nghiệp của người từ đây gắn bó với binh chủng trẻ trung Mũ Nâu vừa mới được thành lập và có nhiều hứa hẹn. Định mệnh đã chỉ định một vị tướng tài của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa về phụ giúp phát triển trung tâm huấn luyện này thành một trong những trung tâm mà đã cống hiến cho quân đội những sĩ quan và chiến sĩ ưu tú nhất.
Lịch sử thành lập binh chủng Mũ Nâu và Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân gắn liền với tên tuổi của Đại Úy Trần Văn Hai. Ông là một trong những vị sĩ quan có nhiều đóng góp lớn lao trong tiến trình thành lập Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ vào ngày 1.8.1961. Chính Đại Úy Hai đã nghiền ngẫm, sáng tạo, đề nghị lên Chỉ Huy Trưởng và được chấp thuận cho ông được phụ trách lớp Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy. Chính khóa học độc đáo này đã cung hiến cho đất nước không biết bao nhiêu là chiến binh thiện chiến và sĩ quan chỉ huy tài năng trên chiến trường, đóng góp những chiến thắng lừng lẫy trong quân sử QLVNCH.
Đại Úy Trần Văn Hai không những cống hiến trí não xuất chúng của người cho Trung Tâm Dục Mỹ, mà người còn tận tụy đóng góp sức lực lao động cho bộ mặt của trung tâm. Lúc ấy trung tâm còn trong thời kỳ phôi thai, cơ sở trường ốc, đường sá, bãi tập ngổn ngang trăm mối. Đại Úy Hai đã góp công lớn lao dựng nên khuôn mặt khang trang của trung tâm. Không biết bao nhiêu là mồ hôi và tâm sức của người đã đổ vào công việc xây dựng trung tâm huấn luyện lừng danh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Người làm việc cật lực ngày đêm, trên những bãi đất ngổn ngang cây gỗ, tôn thiếc, trong tiếng ầm ì của những chiếc xe ủi đất, mà trên đó Đại Úy Hai mặc độc một chiếc áo thun quân đội màu ô liu, lúc nào cũng đẫm ướt mồ hôi. Giữa cái nắng cháy da và gió rát của vùng rừng đang khai phá, giữa những đám bụi mù bốc cuồn cuộn trên những nẻo đường ngang lối dọc trần trụi đất đá, Đại Úy Hai làm việc hùng hục đến nỗi cả những người cố vấn Hoa Kỳ phụ giúp xây dựng trung tâm cũng phải chào thua và tặng cho ông mỹ danh "Hai Highway" để tỏ lòng kính phục tấm lòng tận tụy và khả năng hiếm có của người. Mặc dù chỉ với những phương tiện kém cỏi và thô sơ, chỉ trong một thời gian kỷ lục, Đại Úy Hai đã cùng với chiến sĩ Công Binh Việt Nam Cộng Hòa dựng xây lên được một trung tâm huấn luyện khang trang hoàn hảo, xứng đáng với tầm vóc quốc gia và cả vùng Đông Nam Á.
Trung Tâm Huấn Luyện đã được hoàn thành, giờ đây Đại Úy Hai có thể an tâm theo các toán huấn luyện viên và khóa sinh Rừng Núi Sình Lầy ra tận các bãi tập, cùng ăn cùng ngủ cùng chịu gian khổ trên những cánh đồng lầy hay trong những khu rừng Trường Sơn âm u. Không thể nào có thể diễn tả hết được những nỗi cực nhọc thân xác của những người chiến binh trải qua 42 ngày Rừng Núi Sình Lầy, nhưng đồng thời cũng là niềm tự hào lớn. Phải là một con người thép, có ý chí thép mới có thể làm được nhiều chuyện lớn lao cho đất nước như vậy. Cái cá tính cao cả của Chuẩn Tướng Hai là một khi nhận nhiệm vụ nào, dù có khó khăn gian khổ đến mấy, người cũng quyết tâm hoàn thành cho đến thật hoàn hảo mới thôi. Vẫn thấy còn thiếu kém nhiều mặt, trên tay Đại Úy Hai lúc nào đồng đội và khóa sinh cũng thấy có nhiều loại sách tự học khác nhau. Người tâm sự với các chiến hữu và thuộc cấp: "Con đường binh nghiệp của chúng ta hãy còn dài, cấp bậc chúng ta hiện giữ tuy còn nhỏ, nhưng lần lần sẽ được nâng cao hơn. Nếu bây giờ chúng ta tự mãn với hiện tại, không biết cầu tiến, không lo học hỏi trau dồi thêm sinh ngữ, đọc nhiều binh thư binh thuyết, một mai cấp trên giao vào tay ta cả đại đơn vị, thì làm sao chu toàn được nhiệm vụ".
Tài năng của Đại Úy Hai đã được xác định bằng chiếc lon Thiếu Tá và ông được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên. Một kỷ niệm mà quân dân Phú Yên không bao giờ quên được, là sự ra đi đột ngột trong sự luyến tiếc bàng hoàng của tất cả giới Quân-Cán-Chính và quần chúng trong tỉnh. Một sĩ quan cấp Tá như Trung Tá Hai đã dám cưỡng lệnh cấp chỉ huy hàng Tướng vì một câu chuyện nhỏ không nằm trong phạm trù quân sự. Ông Tướng bay tới khiển trách Trung Tá Hai nặng nề từ việc cộng sản gia tăng hoạt động, công cuộc bình định phát triển trì trệ, báo cáo chậm trễ, không làm tròn trách nhiệm, ông buộc phải cách chức Tỉnh Trưởng của Trung Tá Hai và sẽ cho người ra thay.
Trung Tá Hai đứng nghiêm chào khiêm tốn nói: "Xin tuân lệnh. Nếu ai cũng có lòng lo cho dân như Thiếu Tướng thì đất nước ta rồi đây sẽ khá". Từ khi người ra đi rồi, các bô lão và quân dân Phú Yên vẫn thường kể cho nhau nghe câu chuyện chính khí "đất nước ta rồi đây sẽ khá", như là một trong những huyền thoại còn lưu truyền cho mãi đến ngày nay. Khi được đông đảo giới chức Quân-Cán-Chính tiễn ra trực thăng từ giã Phú Yên, Trung Tá Hai với chiếc túi vải hành trang nhỏ đơn sơ đã cảm xúc nhắn nhủ: "Tôi cảm ơn các ông đã tận tình làm việc với tôi trong mấy tháng vừa qua. Có thể người ta cho rằng tụi mình là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là mình đã làm đúng".
Rời Phú Yên về trình diện Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vừa đúng lúc chiếc ghế Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân đang cần một khuôn mặt tài năng. Các giới chức quân sự BTTM từng nghe biết tiếng tốt của Trung Tá Biệt Động Quân Trần Văn Hai ngoài Trung nên đã nhanh chóng bổ nhiệm ông vào chức vụ này và được vinh thăng Đại Tá. Trong thời gian hai năm làm Tư Lệnh binh chủng Mũ Nâu 1967-1968, Đại Tá Hai đã tỏ rõ tư cách, năng lực và sự dũng cảm của một người chỉ huy một đại đơn vị khét tiếng của QLVNCH. Trên thực tế, trách nhiệm của Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân rất khác biệt với các vị tư lệnh sư đoàn bộ binh. Người Chỉ Huy Trưởng BĐQ chỉ làm công tác gần như thuần túy hành chánh, quản trị quân số, đào tạo và tuyển mộ, vị Tư Lệnh Mũ Nâu không có thực quyền điều động và trực tiếp chỉ huy hành quân. Câu chuyện cảm động về một vị Tư Lệnh Mũ Nâu có mặt trên chiến hào tiền tuyến ở Khe Sanh lại là một huyền thoại khác nữa của người.
Cuối năm 1967, Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân được lệnh gởi Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân và một đại đội của Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân ra Khe Sanh phối hợp chiến đấu với hai Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Thiếu Tá Hoàng Phổ dẫn quân ra Khe Sanh và nhận thiết lập chiến tuyến phía Đông dài một cây số của căn cứ. Đặc biệt, tuy với vũ khí cũ kỹ và trang bị thiếu kém so với đối phương, nhưng Mũ Nâu của ta đã được cho trấn đóng một khu vực quan trọng nằm bao ngoài cùng căn cứ, phía bên trong là chiến hào của TQLC Mỹ và Bộ Chỉ Huy Căn Cứ. Báo chí thế giới đã gọi chiến tuyến trấn giữ của BĐQ là "tiền đồn của tiền đồn". Với một vị trí khó khăn và hung hiểm như vậy, vũ khí lạc hậu yếu kém, chiến sĩ Mũ Nâu của đã chứng tỏ tinh thần quyết chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và nhận được sự nể trọng của lính Mỹ. Tuy nhiên vị Tư Lệnh Mũ Nâu đã hết sức băn khoăn ăn ngủ không yên, lo lắng cho những đứa con cô đơn của mình, ông quyết định phải ra Khe Sanh nhìn tận mắt cảnh ăn ở, sinh hoạt và chiến đấu của lính, ông mới an lòng. Đại Tá Hai cùng với hai sĩ quan tham mưu là Đại Úy Trần Đình Đàng, thuộc Phòng 1 và Thiếu Tá Ngô Minh Hồng, thuộc Phòng 3 tháp tùng theo một chiếc vận tải cơ C123 ra Khe Sanh. Thiếu Tá Ngô Minh Hồng sau vinh thăng Trung Tá và về làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân.
Chiếc phi cơ đáp xuống chạy trên phi đạo dã chiến , bụi đất cuốn mù mịt. Khi chiếc C123 vừa chạm đất thì pháo địch đủ loại từ bốn phía đã dồn dập dội xuống, tiếng nổ ùng oàng buốt óc. Chiếc C123 không dám ngừng bánh, nó vẫn tiếp tục chạy chầm chậm trên phi đạo cho đến cuối đường. Trong thời gian đó, mọi người trên tàu đều phải nhảy xuống lăn mình vào những cái rãnh hai bên phi đạo để tránh đạn pháo, những kiện tiếp liệu được hối hả tuôn xuống. Khi đến cuối phi đạo, vận tốc phi cơ có chậm lại vì phải quày đầu chuẩn bị tăng tốc độ để cất cánh, những giây phút cực ngắn ngủi nhưng quí giá đó dành cho các thương bệnh binh. Các chiến sĩ Quân Y và những người lính Mũ Nâu phải thật nhanh chóng đẩy thương binh lên càng nhiều càng tốt, trước khi con tàu gầm rú chuyển bánh và tăng tốc độ. Báo chí thế giới đã ví von hoạt cảnh ấy như là những cuộc chạy đua 100 mét với thần chết. Có nhiều chiếc C123 hay C130 vừa cất cánh lên đã trúng pháo địch vào đuôi và nổ vỡ rơi xuống tan tành.
Trong bối cảnh hỗn loạn, căng thẳng và chết chóc ấy, nhóm ba người của Đại Tá Hai không biết làm cách nào mà đã nhảy xuống được phi cơ và một vài giây phút sau, họ đã có mặt trong những dãy chiến hào tiền tuyến của Tiểu Đoàn 37 và 21 Biệt Động Quân. Những chiến sĩ Liên Đoàn 1 Mũ Nâu chỉ có thể rưng rưng nước mắt xúc động không nói nên lời, nhận những lời khích lệ và thăm hỏi chân tình của người anh cả binh chủng. Người hỏi han tỉ mỉ từng chiến sĩ một, xem những thằng em của ông ăn làm sao, ngủ làm sao. Ông cảm xúc nhìn những chiến binh mặt mũi đen nhẻm vì nắng gió biên giới, những bộ quân phục nhàu rách và hỏi thăm họ có được cấp phát thay thế hay chưa. Và nhiều điều thăm hỏi chứa chan tình chiến hữu khác nữa. Không ít những sĩ quan và chiến sĩ Mũ Nâu của Liên Đoàn 1 BĐQ đã từng một thời cùng Đại Úy Hai mài miệt học tập trên những căn cứ rừng núi sình lầy của Trung Tâm Dục Mỹ ngày xưa. Sự hiện diện của vị Tư Lệnh binh chủng và là người thầy xưa trong vòng hai ngày đêm, cùng ăn cùng ngủ cùng chia xẻ gian nguy chết chóc ở chiến hào tiền tuyến của các sĩ quan Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân đã thổi bùng lên hùng khí chiến đấu của quân ta lên đến mức cao nhất. Vì vậy khi nổ ra cuộc tấn công lớn nhất của cộng quân trong toàn chiến dịch Khe Sanh, với một trung đoàn của sư đoàn thiện chiến 304 Điện Biên Phủ CSBV lúc 9 giờ tối ngày 29.2.1968, thì Tiểu Đoàn 37 và 21 BĐQ tuy với vũ khí yếu kém hơn của đối phương, đã đánh một trận long trời lở đất tiêu diệt hai tiểu đoàn địch. Từ sau cơn thảm bại đó, binh đội BV đang bao vây uy hiếp Khe Sanh lần lượt nhận lệnh rút khỏi khu vực, đánh dấu chấm hết cơn mộng đẹp chiến thắng một "Điện Biên Phủ Thứ Hai" của Võ Nguyên Giáp.
Trước đó chừng một tháng, tức ngày 31.1.1968 Việt Cộng tấn công 44 tỉnh thành Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt chiến sự nổ lớn và kéo dài ở Huế và khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Đại Tá Hai đã có dịp tỏ rõ tài năng quân sự, khi ông chỉ huy Biệt Động Quân giải tỏa áp lực địch trong khu vực trách nhiệm. Quân ta thắng lớn trên khắp mặt trận. Trong đợt tổng tấn công Mậu Thân 2 khởi diễn ngày 22.5.1968, Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân của Trung Tá Đào Bá Phước chịu trách nhiệm mặt trận Chợ Lớn. Bộ chỉ huy Liên Đoàn đóng trong Trường Tiểu Học Phước Đức nằm trên đường Khổng Tử. Chiều ngày 2.6.1968, Trung Tá Phước cùng những sĩ quan cao cấp của Cảnh Sát Đô Thành và Biệt Khu Thủ Đô đang họp hành quân trong trường, thì đột nhiên có một chiếc trực thăng võ trang của quân đội Hoa Kỳ xuất hiện từ phía trái đường Khổng Tử bay đến. Quân ta chưa kịp nắm vững tình hình về chiếc phi cơ lạ thì chiếc trực thăng đã chúi mũi xuống phụt một trái hỏa tiễn bắn thủng bức tường lầu nhì xuyên xuống tầng dưới. Chiến sĩ Biệt Động Quân vội tung khói màu ra hiệu quân bạn, nhưng chiếc trực thăng đã quay trở lại quạt đại liên xuống dữ dội. Quả rocket và tràng đại liên oan nghiệt đã phụt trúng bộ chỉ huy hành quân hỗn hợp và gây tử thương cho sáu vị sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng Hòa. Những vị hy sinh gồm có :
1./ Trung Tá Đào Bá Phước, Liên Đoàn Trưởng LĐ5BĐQ.
2./ Trung Tá Nguyễn Văn Luận, Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia Đô Thành.
3./ Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Sinh, Phụ Tá Trung Tá Luận.
4./ Trung Tá Lê Ngọc Trụ, Trưởng Ty CSQG Quận 5.
5./ Trung Tá Phó Quốc Trụ, Giám Đốc Nha Thương Cảng Sài Gòn.
6./ Thiếu Tá Nguyễn Bảo Thùy, Chánh Sở An Ninh Đô Thành, ông là bào đệ của Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị.
Ngoài ra còn có những vị sĩ quan sau bị thương nặng nhẹ:
1./ Đại Tá Văn Văn Của, Đô Trưởng Sài Gòn, bị thương nặng.
2./ Đại Tá Nguyễn Văn Giám, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, bị thương nhẹ.
3./ Trung Tá Trần Văn Phấn, Phụ Tá Tổng Giám Đốc CSQG, bị cưa chân.
Trong lúc xảy ra tai nạn, Đại Tá Trần Văn Hai đang ngồi trên xe Jeep trực chỉ về hướng Chợ Lớn để dự buổi họp hành quân với Trung Tá Phước. Xe của ông bị kẹt giữa khối đám đông dân chúng đang ùn ùn đổ ra Sài Gòn, cho nên khi ông đến được Trường Phước Đức thì thảm kịch đã xảy ra và kết thúc từ lâu. Có lẽ định mệnh đã dành cho người một cái chết khác bảy năm sau. Cao cả hơn và bi tráng hơn. Đó là cái ngày 30.4.1975.
Thủ Tướng lúc đó là cụ Trần Văn Hương chú ý đến cung cách chỉ huy và lòng trung trực thẳng thắn của Đại Tá Hai trong hai kỳ Mậu Thân. Đại Tá Hai đã cùng lên chiến tuyến với các Tiểu Đoàn Mũ Nâu để khích lệ tinh thần binh sĩ. Đặc biệt, để bảo toàn danh dự quân đội, ông nghiêm cấm binh sĩ không được phá quấy và cướp giật tài sản người dân. Thậm chí ông còn hạ lệnh sau mỗi lần diệt xong một ổ kháng cự của VC, ba lô của sĩ quan và binh sĩ đều phải được lục soát kỹ, không cho phép chiến sĩ lợi dụng cảnh hỗn loạn và nhà vắng chủ để lấy của cải dân chúng. Hành động đạo đức này đã được thuộc cấp nể trọng, đến quỉ thần cũng phải cúi đầu. Thủ Tướng Hương đề nghị Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho Đại Tá Hai về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bị thương chân giải ngũ. Lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia sau thời điểm Mậu Thân điêu tàn, lòng người rúng động, cần hình ảnh một vị chỉ huy cảnh sát có thành tích chiến đấu vì dân, có đạo đức, thanh liêm trong sạch và lòng mẫn cán để thu hút lòng dân, đưa dân đến gần hơn với những đường lối của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Đại Tá Hai chính là con người hội đủ điều kiện đó. Trong lĩnh vực quân sự, cụ Hương cũng đã đề cử Trung Tướng Đỗ Cao Trí về nắm Tư Lệnh Quân Đoàn III. Hai nhân vật được đề cử đã tạo nên nhiều chiến công lớn , giúp cải thiện tình hình trị an và quân sự được ổn định một thời gian dài.
Nhận một chức vụ cực quan trọng, là cánh tay mặt đắc lực của chính quyền, Đại Tá Hai đã hết lòng chu toàn nhiệm vụ. Cũng vì tính trong sạch thẳng thắn quá mà ông lại làm phiền lòng ông Bộ Trưởng Nội Vụ thời đó, vì ông không chịu sa thải một luật sư phụ tá mẫn cán để thay thế đàn em của ông Bộ Trưởng vào. Vì vậy mật phí dành cho Cảnh Sát Quốc Gia bị thẳng tay cắt giảm quá nửa, gây khó khăn rất nhiều cho ông, nhưng người vẫn quyết làm những gì theo lương tâm và ông nghĩ đó là lẽ phải. Với chức vụ cao tột bậc như vậy mà trong thời gian hơn một năm, ông cũng không xun xoe vào gặp cấp lãnh đạo cao nhất để cầu cạnh lợi lộc, vì điều đó trái với tính cách con người ông. Đại Tá Hai chỉ đến gặp Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Hương rồi Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, sau khi Thủ Tướng Hương rời khỏi chức vụ, khi có lệnh hoặc vì công vụ phải đích thân trình bày. Chưa bao giờ người ta thấy ông dùng công xa lộng lẫy với còi hụ dẫn đường để khoe khoang, mỗi lần di chuyển công tác, người vẫn sử dụng chiếc Jeep BĐQ cùng với mấy người cận vệ ngồi phía sau. Đại Tá Hai chỉ huy CSQG rất tốt và không cho phép nó đi lệch hướng, nhưng những thế lực muốn chi phối lực lượng Cảnh Sát vào những mục tiêu riêng lại không thích ông, vì ông không thuộc phe phái nào cả. Người chỉ có một phe phái lớn nhất, đó là tổ quốc. Khi được nghe phàn nàn về những bê bối trong ngành Cảnh Sát, người đã trầm ngâm trả lời: "Tôi biết, nhưng vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều, mà phải kiên nhẫn tìm ra những đầu mối, những tương quan thế lực chằng chịt thì mới ngăn chận được. Từ ngày về đây tôi đã gặp khá nhiều khó khăn. Mình như người vác chiếc thang dài đi trong căn nhà hẹp, bốn bề đều đụng chạm. Không ai muốn mình làm những điều mình thấy cần phải làm".
Công việc sửa chữa làm sạch ngành Cảnh Sát còn đang dang dở thì Thủ Tướng Trần Văn Hương rời khỏi chức vụ, Đại Tá Hai liền nhận sự vụ lệnh trở ra Vùng II Chiến Thuật làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II dưới quyền Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn. Từ vị trí Tư Lệnh Phó, một lần nữa người sĩ quân mẫn cán ấy lại vướng phải một ông Tướng vùng nóng nảy và đầy tai tiếng tham nhũng, ăn chơi xa hoa trụy lạc, ông bằng lòng trở về làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Huấn Khu Dục Mỹ, coi như một sự đi xuống trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Thời gian này người thường tịnh khẩu, hướng về thiền định, ông ăn uống rất đơn giản, trong bữa cơm thường có nhiều rau trái.
Cuộc đời lên xuống thăng trầm vì những thế lực đè nén của người thật giống với cuộc đời của người anh hùng Nguyễn Công Trứ. Cũng giống như cụ Nguyễn Công Trứ, trong bất kỳ tình cảnh nào, vị trí nào, Đại Tá Hai đều chu toàn hoàn hảo và hãnh diện với nhiệm vụ phục vụ đất nước của mình. Cụ Trứ đã chẳng từng nói: "Lúc làm đại tướng tôi chẳng lấy làm vinh, thì lúc làm lính thú tôi cũng chẳng lấy làm nhục". Có lần trong năm 1974, một vị sĩ quan Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Thanh Vân dẫn Tiểu Đoàn 95 Biệt Động Quân từ căn cứ Ben Het về Dục Mỹ tái trang bị và huấn luyện đã đến thăm người anh cả, người thầy cũ đáng kính của mình. Chuẩn Tướng Hai đã chân tình tâm sự với người chiến hữu cũ, mãi về sau này nghiệm ra, Thiếu Tá Vân mới nghĩ đó chính là lời nhắn nhủ và là trăn trối cuối cùng mà người để lại cho hậu thế: "Bây giờ "Toi" cũng là Tá, cũng là Tiểu Đoàn Trưởng rồi, và "Moi" bây giờ cũng mang sao. Nhưng mình hãy xét mình và làm sao cho xứng đáng với cái lon của mình. "Moi" đã già rồi, tóc cũng đã bạc nhiều, rồi mai kia cũng phải ra đi. "Toi" hãy còn trẻ, tre tàn măng mọc mà "Toi", thời gian là như vậy. "Moi" mong "Toi" sống cho đáng sống, đừng để binh sĩ dưới tay mình khổ sở vì sự kém tài bất đức của mình. Cũng như "Moi" đây, bây giờ được về đây dưỡng già, nhưng nhà binh mà "Toi", lúc lên voi xuống chó là chuyện thường tình, chỉ cần ta sống không thẹn với mình là đủ...".
Đất nước trong cơn nghiêng ngửa rất cần những vị chỉ huy tài năng đứng ra chống đỡ. Một lần nữa, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai được Tổng Thống Thiệu tín nhiệm trong chức vụ cực kỳ quan trọng ở Miền Tây, ông được vời về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lên làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Quân Khu IV kể từ tháng 11.1974. Chuẩn Tướng Hai về nắm Sư Đoàn 7 Bộ Binh trong thời điểm đã khá muộn màng, ông không còn có được bao nhiêu thời gian để cùng chiến binh Miền Tây làm tròn trách nhiệm bảo quốc an dân. Từ phía Bắc, binh đội cộng sản đã ùn ùn tràn xuống như thác lũ, lần lượt đánh bứt các tỉnh Phước Long, Ban Mê Thuột, rồi toàn Quân Khu II, đến Quân Khu I, và sau cùng, trong những ngày tháng 4.1975 hầu như Quân Khu III cũng rơi vào tay giặc.
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai trong ngày cuối cùng 30.4.1975 vẫn tươm tất uy nghi trong bộ quân phục quân đội Việt Nam Cộng Hòa ngồi trong văn phòng tư lệnh bình tĩnh chờ quân địch đến. Trước đó, sau khi nghe Tướng Dương Văn Minh đọc hàng lệnh trên đài phát thanh, người đã ôn tồn khuyên bảo sĩ quan và chiến sĩ thuộc cấp, cho phép họ được buông súng trở về gia đình, nhưng có một số vẫn nhất quyết ở lại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho và bố trí chiến đấu. Vì họ biết Chuẩn Tướng Hai sẽ không bàn giao Đồng Tâm cho giặc, hoặc nếu người có bàn giao thì cái phương thức ông làm sẽ không phải là phương thức kiểu đầu hàng. Một con người đã từng chiến đấu bảo vệ những mảnh đất của tổ quốc hơn hai mươi năm, không lý do gì người giao lại cho giặc một cách dễ dàng. Chúng muốn lấy thì chúng phải trả một cái giá nào đó. Chuẩn Tướng Hai cảm xúc nhìn những đôi mắt u sầu của thuộc cấp đang cố giương súng để bảo vệ ông. Người trao lại cho một sĩ quan thuộc cấp một gói nhỏ, trong đó đựng một vài vật dụng cá nhân và tiền hai tháng lương Chuẩn Tướng là 70.000 đồng nhờ trao lại cho bà mẹ già ở Gò Vấp, Sài Gòn. Người sĩ quan rùn mình, mặc dù không biết những vật gì chứa trong gói vải đó, nhưng ông biết giờ phút chia tay với Chuẩn Tướng Hai sắp điểm.
Khoảng xế trưa, một lực lượng của Việt Cộng thận trọng tiến vào Đồng Tâm và cho người đến yêu cầu Chuẩn Tướng Hai bàn giao căn cứ. Chuẩn Tướng Hai ngồi ngay ngắn sau chiếc bàn bên trên có hai cái đế gắn lá cờ vàng Việt Nam và lá cờ Tướng một sao, bình tĩnh và nghiêm nghị ra điều kiện. Ông chỉ bàn giao căn cứ khi nào có một người chỉ huy trưởng sư đoàn của đối phương đến văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Ngoài điều kiện đó, ông không muốn bàn chuyện nào khác. Tình hình rất căng thẳng và làm những người lính cộng bối rối, chúng rút trở ra bàn tính. Mãi một lúc sau khá lâu, bọn chúng gọi đâu được một người tự xưng là sư đoàn trưởng xin vào gặp Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa để làm thủ tục bàn giao. Người thủ trưởng sư đoàn rụt rè tiến vào văn phòng Tư Lệnh SĐ7BB, Chuẩn Tướng Hai bất thần rút súng lục ra nổ mấy phát vào tên sư trưởng địch. Với khoảng cách rất gần đó, người có thể giết chết gã dễ dàng, nhưng người chỉ bắn gã bị thương nhẹ. Người sư trưởng địch cùng mấy cận vệ lần nữa rút chạy ra ngoài. Lính Sư Đoàn 7 Bộ Binh giương súng lên sẵn sàng tử chiến và bảo vệ Tư Lệnh của mình.
Viên đạn cuối cùng của vị Tướng Việt Nam Cộng Hòa và lòng vị tha dành cho người sư trưởng địch đã nói lên được hai điều. Thứ nhất, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không phải là một quân đội khiếp nhược. Thứ hai, người lính Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ căm thù những người đồng bào cùng sinh ra trên mảnh đất Việt Nam, khi cuộc chiến tàn, tất cả chỉ còn lại thuần túy là người Việt Nam.
Tối ngày 30.4.1975, Chuẩn Tướng Hai ngồi trong văn phòng đóng kín cửa và đã uống thuốc độc tử tiết. Sáng hôm sau người Trung Úy thuộc cấp đã tìm được bà cụ thân sinh của Chuẩn Tướng Hai trao lại di vật và hướng dẫn bà trở xuống Mỹ Tho. Bản thân vị Trung Úy cũng chưa trở về gặp lại vợ con của ông ở Sài Gòn. Người mẹ già tấm lưng đã còm cõi với thời gian đã mưu trí gạt được người lính VC gác cổng và đưa được thi hài Chuẩn Tướng Hai về Gò Vấp an táng. Hiện nay bà phu nhân Thiếu Tướng Hai vẫn còn ở Việt Nam, các chiến hữu Biệt Động Quân nhớ về người tướng quân tư lệnh binh chủng và người thầy cũ, đã có gửi tiền về cho bà ít nhiều để gọi là trân trọng tưởng nhớ đến ông.
Người anh hùng dân tộc, vị thần tướng nước Nam Trần Văn Hai đã đi vào cõi thiên thu, nhưng tấm gương chiến đấu anh dũng, tấm lòng tận tụy phục vụ tổ quốc đến giây phút cuối cùng của người sẽ mãi mãi được những người còn sống và người đời sau truyền tụng và vinh danh.
No comments:
Post a Comment