Máy tính để bàn ( personal computer hay còn gọi là desktop) không còn được thị trường ưa chuộng.
DR
Đã ba mươi năm qua, máy tính để bàn vẫn ngự trị trong các công sở, tại các gia đình. Nhưng nay máy tính cá nhân đã đến lúc về hưu, với sự xuất hiện của các thiết bị hiện đại như máy tính bảng, điện thoại di động thông minh, tivi kết nối internet.
Ra đời vào ngày 12/08/1981, tính đến năm 2010 đã có đến 320 triệu máy tính để bàn cá nhân (gọi tắt là PC – personal computer) được bán ra trên khắp thế giới. Máy tính để bàn nhanh chóng ngự trị trong đời sống thường nhật vì sự tiện lợi của nó. Nhờ có máy vi tính (còn được gọi là desktop), những chiếc máy đánh chữ đã bị đẩy lùi vào quá khứ. Người ta cũng được giải phóng khỏi các kho lưu trữ đầy giấy má cồng kềnh, những chiếc đĩa mềm, những cuốn album hình nặng nề, những bộ bách khoa toàn thư dày cộp đến mấy mươi tập…
Máy tính để bàn cũng khiến cho các loại máy tính cầm tay, máy ghi âm cồng kềnh, máy chiếu hình, các cuốn sổ tay, danh bạ…trở nên không còn thật sự cần thiết. Sự xuất hiện của internet trong những năm 2000 mang lại cho máy tính để bàn sức sống mới với nhiều tính năng mới mẻ và tiện dụng : e-mail, trò chơi trực tuyến, hội nghị truyền hình, trao đổi dữ liệu, thương mại điện tử v.v…
Nhưng hiện nay có thể nói, thời hoàng kim của máy tính để bàn đã chấm dứt. Kể từ một năm qua, doanh số bán của máy tính cá nhân đã bị sụt giảm hẳn tại các nước phương Tây. Tập đoàn Mỹ dẫn đầu trong lãnh vực sản xuất máy tính để bàn là HP vừa chính thức thông báo ngưng sản xuất mặt hàng này. Còn tập đoàn Google nổi tiếng cũng đang trong quá trình thay đổi hẳn chiến lược kinh doanh, chú trọng đến thị trường điện thoại di động thông minh và tivi kết nối internet.
Bên cạnh đó, các loại điện thoại di động thông minh, ngày càng được trang bị các con chip mạnh hơn, giúp người sử dụng xem được video, nghe nhạc, chơi các trò chơi ba chiều, coi tivi, thậm chí có thể dựng các đoạn video. Các kiểu tivi kết nối internet mới xuất hiện cũng tỏ ra tiện lợi. Google-TV sẽ được bán tại châu Âu vào năm 2012 được trang bị bộ điều khiển từ xa hai mặt, trong đó có bàn phím số, còn model của LG đã có mặt trên thị trường, thì bộ điều khiển từ xa hoạt động như chuột máy tính không dây.
Máy tính để bàn cũng khiến cho các loại máy tính cầm tay, máy ghi âm cồng kềnh, máy chiếu hình, các cuốn sổ tay, danh bạ…trở nên không còn thật sự cần thiết. Sự xuất hiện của internet trong những năm 2000 mang lại cho máy tính để bàn sức sống mới với nhiều tính năng mới mẻ và tiện dụng : e-mail, trò chơi trực tuyến, hội nghị truyền hình, trao đổi dữ liệu, thương mại điện tử v.v…
Nhưng hiện nay có thể nói, thời hoàng kim của máy tính để bàn đã chấm dứt. Kể từ một năm qua, doanh số bán của máy tính cá nhân đã bị sụt giảm hẳn tại các nước phương Tây. Tập đoàn Mỹ dẫn đầu trong lãnh vực sản xuất máy tính để bàn là HP vừa chính thức thông báo ngưng sản xuất mặt hàng này. Còn tập đoàn Google nổi tiếng cũng đang trong quá trình thay đổi hẳn chiến lược kinh doanh, chú trọng đến thị trường điện thoại di động thông minh và tivi kết nối internet.
Khởi đầu cho sự xuống dốc này, là sự xuất hiện của máy tính bảng iPad của tập đoàn Apple vào mùa xuân năm 2010. Cho dù đến nay chỉ mới có khoảng 15 model trên thị trường, chỉ riêng ở nước Pháp, mỗi ngày có đến 17.000 chiếc máy tính bảng được bán ra. Tuy công dụng dự kiến ban đầu là trong gia đình, nhưng máy tính bảng sau đó được trang bị hệ thống internet di động 3G. Rồi tiếp đến là một loạt các phụ tùng với những công năng mới, như các « dock » để nghe nhạc, bàn phím gấp lại được…và giá cả máy tính bảng cũng dần được hạ xuống, nên càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nhưng hồi chuông báo tử cho máy tính để bàn còn đến từ « cloud computing », tức dịch vụ lưu trữ trên mạng, đặc biệt hữu ích đối với các công ty. Tính an toàn, năng lực gần như vô hạn của dịch vụ này, cũng như khả năng tra cứu dữ liệu từ bất cứ nơi nào trên hành tinh, đã thu hút đến 66% các công ty Pháp – theo một thăm dò mới đây của công ty Mỹ VMware. Và như vậy người ta không còn cần đến máy tính cá nhân để bàn nữa, kể cả lúc ở nhà…
No comments:
Post a Comment