Sunday, January 22, 2012

* Hai Mùa Xuân

TQL



Như bao đứa trẻ khác. Lúc nào cũng mong Tết đến để có được lì xì, và nhất là được cha mẹ may cho áo mới, mặc khoe với bạn, trong ngày đầu năm.Có khi còn ngây thơao ước, sao Tết lại không có 2 hoặc 3 lần trong một năm nhỉ....Dần theo năm tháng,với bao nhiêu biến cố của cuộc đời. Nhìn lại mổi mùa xuân là một sự đánh mất,là sự hao mòn, theo hai nghĩa của thời gian và sức khỏe.Tuy nhiên, dù ở vào thời kỳ nào, thì tâm hồn chúng ta, vẫn còn rạo rực,vẫn còn mơ ước,khi mùa xuân mới lại về.
Mùa xuân đầu tiên, mà tôi còn nhớ, là vào năm lên tám tuổi,học lớp hai trường làng. Nhà tôi lúc bấy giờ, vừa là nơi sinh sống của gia đinh, vừa là nơi mẹ tôi bán vải, và tạp hóa. Bên cạnh nhà, ba tôi làm thêm một mái hiên,để mở một tiệm may. Lúc ấy, ba tôi có nhận thêm 2 cô học trò,và lúc nào đồ may vẫn đầy ắp. Đăc biệt những ngày cận tết thì ba tôi, và những cô thợ học nghề phải tăng tốc, và làm cho đến nữa đêm. Còn mẹ tôi lui cui dưới ngọn đèn, để đơm nút, và làm khuy cho kịp, đểsáng mai giao hàng cho khách. Năm nào tôi cũng được ba may cho một bộ đồ mới,và trao cho tôi vào lúc gần giao thừa, lúc mà những người khách cuối cùng vừa ra về,và thế là sáng mai tôi thức sớm,mặc vào, và chạy ra khoe với mấy đứa con gái, con của bà Ba bán bánh ú ở đầu đường. Nhưng năm nay vì quá nhiều hàng, mà khách người nào cũng muốn lấy hàng cho kịp trước tết.Ba tôi và mấy cô thợ phải cố gắng may đồ cho khách,riêng đồ may cho tôi, thì không nghe ba tôi nhắc đến.Tôi không dám hỏi ba tôi, cũng như không dám nhắc mấy cô thợ. Tôi khép nếp đứng sát vào cái tủ, dựng đứng, khuất ở bên trong, và đủ tầm nhìn, để theo giỏi xem, ba tôi có đem xấp vải màu xanh của tôi ra, để cắt chưa.Tôi chờ đợi mỏi mòn cho đến lúc thiếp đi, và ngủvùi cho đến sáng. Khi thức giấc, thì thấy mẹ tôi bên giường ,bà vuốt mái tóc của tôi, và thì thầm, trong nước mắt. Tết nay, ba con không may kịp cho con bộ đồ mới,mẹbiết con buồn,do đó mẹ vội vả chọn một bộ đồ, trong số đồ của khách may, mà không lấy, cho con mặc tạm năm nầy. Mẹ hứa vào đúng ngày mùng bốn, tiệm mình khai trương, mẹ sẻ nói ba , may cho con. Nước mắt mẹ vẫn còn chảy, khi bà vội vàng đi xuống nhà bếp, để lo bánh nước cúng đầu năm. Riêng tôi, mặc chiếc áo rộng thùng thình, và cái quần dài phủ gót. Tôi không dám đi ngang qua nhà bà Ba bán bánh ú, như mội năm. Những đứa con gái của bà Ba, vì không thấy tôi, lấy làm lạ,đến trước cửa nhà tôi nhìn vào, trong những chiếc áo mới tinh, rực rở như tìm kiếm tôi, để khoe đồ mới. Tôi ngồi trong nhà, và dở hé tấm màng cửa sổ nhìn ra chúng nó, trong lúc cái tay vẩn còn kéo chiếc quần lên cho khỏi tuột, và trong bụng nghĩ thầm, sao mình lại không là con bà Ba nhỉ....Mẹ tôi như đoán được ý tôi,bà kéo vội tôi vào lòng và hun lên trán. Bà nói nhỏ, mẹ xin lổi con, vì không may kịp cho con bộ đồ mới,thay vào đó, mẹ lì xì cho con 20 đồng, con ra đầu đường chơi bầu cua cá cọp......
55 năm trôi qua, mẹ tôi đã qua đời, trong lúc tôi vào quân đội, và đóng quân ở vùng sâu. Tôi không về kịp để nhìn mặt mẹ tôi lần cuối. Mẹ tôi không còn nữa để tôi tạ ơn bà, trong ngày lễ mẹ, và để nói với mẹ rằng,trong hoàn cảnh nào con vẩn hảnh diện là con của mẹ.
Vào năm 1976 cái tết đầu tiên của tôi,trong tù cải tạo.Trong bốn bức tường của doanh trại,chúng tôi chia từng nhóm nhỏ, ngồi chụm vào nhau, để chờ đợi giao thừa. Cũng có cà phê pha từ cơm cháy khét,vài mẩu thuốc lào,và vài thẻ đường tán, thế mà cũng ấm lòng. Quả thật, con người cũng mau thích nghi với hoàn cảnh. Không có đồng hồ, để biết chắc giờ, chúng tôi chỉ đoán chừng còn khoảng 15 phút nữa thì đến 12 giờ, thì bất ngờ, có tiếng la thất thanh của anh An từ trong góc trại, phía bên trái.
Anh An ,không biết vì buồn, hay mệt, mà anh đã nằm vùi, từ tối đến giờ.Lúc chiều, anh đã không vát nổi 5 cây tràm từ rừng vềtrại, phải nhờ anh Thành tiếp sức, và về đến trại, anh vẫn mặc nguyên bộ đồ ước, và nằm mê mang, cho đến giờ nầy.
Anh An trước kia là sinh viên năm thứ ba trường Đại Học Khoa Học Cần Thơ. Nha Động Viên hạ xuống một tuổi, nên anh đi vào Trường Bộ Binh Thủ Đức.Ra trường anh làm tùy viên cho một ông tướng, nên chưa nếm mùi gian khổ của chiến trường, do đó vào trại tù, anh vẫn nguyên vẹn của một chàng thư sinh trói gà không chặt. Hằng ngày chúng tôi phải vào rừng để đốn tràm, và bứt dây choại. Một thứ dây, để đang lọp, và bện đăn, mà người thành phố chắc ít ai biết. Rừng thì nước lấp xấp, đầyđỉa,và vắt.Nước trầm thủy quanh năm,không thay đổi,nên người nào cũng bị ghẻ.Nhớlại mà rợn người.
Trở lại việc anh An,anh vừa khóc vừa, kêu cứu. Càng lúc, tiếng la của anh càng lớn " Các bác ơi cứu tôi....cái ... của tôi đã bị tét rồi....Hảy tìm cách may lại để cứu tôi các bác ơi ...".Cả trại chạy lại đốt đèn lên, và quan sát....Thì ra một con đỉa trâu,hút máu no, phình lớn, nhưng vẩn còn bám chặt. Thấy ngứa, nên anh đưa tay xuống gải, và thấy nó mềm mềm, trơn trơn, nên anh tưởng trung tâm hành quân của anh bị bể...Thế là cả trại cười ra nước mắt.
Mải mê bàn đến chuyện của An, nên chúng tôi đã quên mất giờ giao thừa đã qua, mà không cảm nhận gì được cái tết đầu tiên ởtong tù. Những mùa xuân sau có lẻ vì sự mỏi mòn trông đợi ngày về, và sự thất vọngđến cùng, nên quả tim dần nguội lạnh, tôi không còn cảm giác nào hơn, là sự chấp nhận để những năm tháng trôi qua,mà không có một chút hy vọng nào....
Cali Mùa Xuân 2012

No comments:

Post a Comment