Sunday, January 22, 2012

* 'Rồng Trung Quốc gặp hạn' trong năm xung nhâm thìn (kỳ 2)?

Báo Trung Quốc China Daily khảo sát về triển vọng phát triển của Bắc Kinh trong năm tới với sự tham gia của hàng loạt các chuyên gia kinh tế kỳ cựu.
Dưới đây là 5 câu hỏi khảo sát tiếp theo của China Daily về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2012:

6. Vậy trong năm tới, đồng nhân dân tệ sẽ tăng giá hay trượt giá?
“Theo dự đoán của chúng tôi trong năm 2012, tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ so với đồng USD của Mỹ tiếp tục tăng giá trị ở mức độ vừa phải. Nguyên nhân là Chính phủ Trung Quốc còn ngần ngại để định giá lại đồng nhân dân tệ quá đột ngột và mạnh mẽ bởi lo sợ sẽ gây sốc cho lĩnh vực xuất khẩu vốn dễ bị tổn thương cũng như tác động tiêu cực đến lĩnh vực kinh doanh tài chính và các giá trị tài sản. Do đó, chúng tôi cho rằng nhà chức trách chỉ nên tăng giá trị đồng nhân dân tệ lên 3 – 5% trong năm tới”, Wang Tao, Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế thuộc Công ty môi giới chứng khoán UBS Securities Co Ltd có trụ sở tại Bắc Kinh chia sẻ.
Trong khi đó, Zhuang Jian, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Phát triển châu Á lại nhấn mạnh khả năng đồng nhân dân tệ mất giá trong năm tới nếu Trung Quốc lâm vào suy thoái kinh tế .

7. Còn thị trường chứng khoán của Trung Quốc sẽ biến động ra sao?
“Khi áp lực giảm lạm phát vơi đi phần nào, các nhà hoạch định chính sách có khả năng sẽ nới lỏng các giới hạn tín dụng. Nếu Ngân hàng trung ương Trung Quốc giảm nhu cầu tích trữ khoảng 18%, tính thanh khoản của thị trường chứng khoán sẽ được cải thiện và do đó, giai đoạn rủi ro nhất đối với nhà đầu tư không còn”, Frank Gong, phó Chủ tịch bộ phận ngân hàng đầu tư Trung Quốc của Tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới JP Morgan Chase & Co nhận định.
Theo các chuyên gia kinh tế Trung Quốc, vẫn chưa có gì chắc chắn thị trường chứng khoán nước này sẽ khởi sắc trong năm 2012. Ảnh minh họa: Theepochtimes.
“Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Trung Quốc có thể giúp cải thiện tâm lý thị trường trong thời gian ngắn và cải thiện tinh thanh khoản của chứng khoán song nó không giúp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, sự phục hồi của thị trường chứng khoán nhờ động thái nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ không kéo dài và sự bất ổn của thị trường chứng khoán phản ánh thực tế tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư vẫn tồn tại”, chuyên gia tài chính kiêm giáo sư ĐH Fudan của Trung Quốc Ye Tan dự đoán.


8. Nỗ lực tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải có giới hạn khả năng tăng trưởng của Trung Quốc không?
“Trung Quốc nỗ lực giảm 16% tiêu thụ năng lượng trên mỗi đơn vị GDP từ năm 2011 đến 2015, đồng nghĩa với việc mỗi năm Trung Quốc cần đạt mức giảm trung bình khoảng 3,2% trong vòng năm năm tới. Chủ trương giảm tốc trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuất phát từ mục tiêu đưa đất nước phát triển bền vững và cũng giúp thúc đẩy và đảm bảo mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải mà Chính phủ đề ra. Kết quả là, các nghành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng nhất và gây ô nhiễm nhiếu nhất cho môi trường sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn”, ông Jiankun, giám đốc Viện Kinh tế Carbon thấp trực thuộc ĐH Thanh Hoa nhấn mạnh.

9. Có phải trong năm tới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc sẽ giảm mạnh?
“Trung Quốc sẽ vẫn là nam châm thu hút hút FDI trong năm 2012. Các tập đoàn quốc tế, các công ty đa quốc gia lớn trên thế giới đều đã có mặt ở Trung Quốc và đang có kế hoạch để tiếp tục rót vốn đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Các công ty nước ngoài vừa và nhỏ cũng đang sốt sắng xâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng này. Do đó, việc quan trọng mà Chính phủ Trung Quốc cần bắt tay vào làm ngay là cải thiện hành lang pháp lý cũng như luật sở hữu trí tuệ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài”, người sáng lập của JFP Holdings Jack Perkowski bày tỏ niềm tin tưởng đối với triển vọng thu hút FDI của Trung Quốc. JFP Holding là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh doanh và tài chính cho các tập đoàn, công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Trung Quốc.
“Sự suy giảm dòng vốn đầu từ châu Âu và Mỹ vào thị trường Trung Quốc dễ thấy bắt nguồn từ khủng hoảng nợ công và bối cảnh ảm đảm của nền kinh tế các quốc gia này. Tuy nhiên, một khi họ hồi phục lai, Trung Quốc sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư châu Âu lẫn Mỹ”, Li Xiaogang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư nước ngoài tại Viện Khoa học Xã Hội Thượng Hải cho hay.

10. Cuối cùng, có phải chính quyền địa phương Trung Quốc sẽ đối mặt nguy cơ vỡ nợ trên diện rộng trong năm tới?
“Các rủi ro trong lĩnh vực tài chính công của chính quyền địa phương của các tỉnh thành ở Trung Quốc đã được kiểm soát do các cơ quan có thẩm quyền nhận thức rõ về quy mô các khoản nợ và do đó, dứt khoát tìm cách giải quyết các vấn đề. Không có bất kỳ dấu hiệu nào chỉ ra các khoản nợ xấu đang được hình thành. Thực tế, khoảng 20% chính quyền địa phương của các tỉnh thành ở Trung Quốc có tỷ lệ nợ hơn 100% nhưng điều đó không có nghĩa họ sẽ vỡ nợ. Lý do là tại những tỉnh thành này tốc độ phát triển cũng rất mạnh mẽ. Còn những khu vực chưa phát triển sẽ được “cứu” bởi Chính phủ”, Jia Kang, Giám đốc viện nghiên cứu về hệ thống tài chính trực thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc kết luận.
Lê Dung (Theo Xinhuanet)

No comments:

Post a Comment