Sunday, January 15, 2012

* Vai trò mới của lực lượng đặc biệt SOF, Mỹ (kỳ 2)

Mỹ cho rằng, trong điều kiện hoà bình cũng như trong chiến tranh, SOF thường đảm nhiệm những nhiệm vụ sau.
- Tiến hành các hoạt động trinh sát đặc biệt, hợp tác với các đồng minh và trợ giúp các quốc gia khác trong lĩnh vực tác chiến đặc biệt;
- Sẵn sàng và trực tiếp can thiệp quân sự vào những khu vực khủng hoảng trên cơ sở tiến hành chiến tranh không thông thường;
- Tiến hành các hoạt động đặc biệt với sứ mệnh "nhân đạo" như: hạn chế sự phát triển của vũ khí giết người hàng loạt; chống chủ nghĩa khủng bố; hoạt động chống ma tuý (CD); chống mìn sát thương (CM); trợ giúp nhân quyền (HA)...;
- Trợ giúp an ninh (SA); khôi phục nhân sự (tìm kiếm, giải thoát con tin)...;
- Tiến hành hoạt động tâm lý, hoạt động dân sự; Hoạt động thông tin và truyền thông; Hoạt động phòng thủ đối ngoại trong nước.
Để hoàn thành sứ mệnh của mình, SOF cần có yêu cầu cao nhằm luôn thích nghi với sự gia tăng các mối đe doạ trong môi trường quốc tế phức tạp, do vậy SOF phải có: tri thức hiện đại, tốc độ cao và luôn nâng cao khả năng tác chiến.
Lực lượng tác chiến đặc biệt NAVY SEAL thuộc USSOCOM.

SOF là lực lượng chiến đấu, song như chính Mỹ xác định, chủ yếu là sử dụng nhằm can dự từ thời bình, trong các cuộc khủng hoảng và trong các điều kiện "không có chiến tranh".
Lực lượng này hiện nay được tổ chức ở tất cả các quân chủng và nằm trong các Bộ chỉ huy chiến trường theo khu vực và đều ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
Nếu như năm 1993, quân số của USSOCOM là 35.000 người, năm 1999 tăng lên đến 46.000 người. Hiện nay quân số của USSOCOM trên 50.000 người.
Ngoài ra SOF thuộc các quân chủng và các Bộ Tư lệnh chiến trường, tuỳ thuộc vai trò và vùng trách nhiệm, mỗi đầu mối khoảng 15.000-20.000 quân, Chẳng hạn như quân số SOF của Lục quân (USASOC) là 25.600 người trong đó có 1.000 chuyên gia dân sự.

Trang bị mới cho SOF
Thực tế chiến đấu ở Afghanistan và Iraq cho thấy sự cần thiết phải cải tiến một số công nghệ và trang bị quân sự hiện đại, đồng thời cũng cho thấy tầm quan trọng của các trang bị trong giai đoạn lên kế hoạch hay sản xuất.
Binh sĩ thuộc các lực lượng tác chiến đặc biệt SOF đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.

Bằng chứng là những tiến bộ về công nghệ phương tiện bay không người lái hay loại máy bay Bell/ Boeing V- 22 Osprey đã được cải tiến và tầm bay cao đủ để nhảy dù cũng như trang bị hỗ trợ đổ quân có thể giúp triển khai các đơn vị SOF đến các vùng sâu vùng xa.
Ngoài ra, các phương tiện liên lạc không dây qua vệ tinh nhằm bảo đảm an toàn cho việc truyền tải dữ liệu thông tin liên lạc và hình ảnh ở khoảng cách xa, thời gian phát và nhận nhanh chóng, phải nhỏ hơn nữa, không thể bị dò tìm và khi cần thiết có thể phá hủy được.
Các máy tính có kích thước bằng lòng bàn tay chứa các phương tiện phiên dịch nhanh sẽ hỗ trợ rất nhiều các hoạt động của SOF. Ngoài ra, nhu cầu hiện tại đối với các sản phẩm công nghệ chống thiết bị nổ tự tạo (IED) cũng được nghiên cứu….
Tương tự như vậy, máy bay vận tải C- 130 Hercules và một số loại vũ khí khác tiếp tục đóng vai trò quan trọng ở Afghanistan, Iraq và các khu vực có xung đột.
Binh lích trong biệt đội nhảy dù thuộc USSOCOM.

Xu hướng phát triển của SOFSự nhìn nhận vai trò, nhiệm vụ của SOF phải dựa vào chất lượng hơn là chạy theo số lượng. Thêm vào đó, Bộ Quốc phòng và Lục quân Mỹ phải xem xét lại việc thành lập thêm các đơn vị SOF trong lực lượng dự bị của Lục quân.
Phân tích về Lực lượng Đặc nhiệm số 11 là đơn vị có ban tham mưu trình độ đào tạo cao nhất, có nhiều kinh nghiệm hoạt động hiệp đồng và đảm bảo nhất trong số các lãnh đạo thuộc SOF, bao gồm cả các lực lượng SOF đang hoạt động.
Tương tự như thế, nhiều nhân viên trong đội đặc nhiệm số 11 cũng đã làm việc cho CIA, Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA), Bộ ngoại giao và các cơ quan Chính phủ có liên quan đến vấn đề an ninh cũng như các cơ quan trong Quốc hội Mỹ.
Các thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm số 11 thông thạo ngoại ngữ hơn bất cứ thành viên của cụm đặc nhiệm nào khác, lực lượng dự bị hay lực lượng cảnh vệ quốc gia. Lực lượng Đặc nhiệm số 11 có trụ sở gần Washington D.C.
Hiện nay, các nhiệm vụ huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ tác chiến của SOF của Mỹ và đồng minh đang được tiến hành ở hơn 100 nước, trong đó có Afghanistan,
Iraq và một số quốc gia ở châu Phi và Colombia.

Nam Hoàng (theo Ussocom.ru, Globalsecurity)

No comments:

Post a Comment