Saturday, January 7, 2012

* Đệ Ngũ Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ

Theo các nhà phân tích, Iran có thể thực hiện những hoạt động phá hoại ở Eo biển Hormuz nhưng hải quân nước này sẽ không thể địch nổi với hỏa lực của Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ.
Hạm đội này đang đóng tại Manama, cách bờ biển của Iran chỉ khoảng 160km.

Hạm đội 5 của Mỹ bao gồm hơn 20 tàu chiến, trong đó có một đội HKMH tấn công được hỗ trợ bởi một loạt chiến đấu cơ.
Có khoảng 15.000 quân nhân trên các con tàu thuộc Hạm đội 5 và khoảng 1.000 người trên bờ.
Trừng phạt
Chiến đấu cơ F/A-18C Hornet cất cánh từ HKMH lớp Nimitz USS John C. Stennis (CVN 74) thuộc Hạm Đội 5 HQ Hoa Kỳ trên vịnh Ả Rập (Arabian Gulf) hôm 23/11/2011
(U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Kenneth Abbate/Released)

Căng thẳng giữa Iran và phương Tây Leo thang sau khi ngoại trưởng các nước thành viên Liên Minh Châu Âu (EU) cách đây 3 tuần đã quyết định thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với nước xuất cảng dầu mỏ lớn thứ 5 của thế giới đồng thời để ngỏ khả năng áp dụng một lệnh cấm vận đối với dầu mỏ Iran. Đây là một biện pháp nhằm gia tăng áp lực buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Phương Tây cáo buộc Tehran đang tìm cách sản xuất bom nguyên tử. Tehran bác bỏ cáo buộc này, khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ có mục đích hòa bình.
Những lời đe dọa của Iran gần đây đã làm giá dầu tăng hôm 27/12 và đã giảm nhẹ trở lại một ngày sau đó. "Lời đe dọa của Iran về việc đóng cửa Eo biển Hormuz đã đẩy giá dầu tăng cao nhưng ảnh hưởng của lời đe dọa này đã suy giảm dần. Lý do là đó chỉ là những lời đe dọa trống rỗng bởi Iran sẽ không thể gây cản trở đối với các hoạt động chuyên chở dầu qua Eo biển Hormuz khi mà Mỹ đang hiện diện tại đây",
ông Thorbjoern bak Jensen, một nhà phân tích, nhận định.
Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, các tàu chiến của nước này đang đi tuần tra trong khu vực và sẽ giúp đỡ để bảo vệ sự đi lại tự do qua Eo biển Hormuz.
Trong khi đó, Pháp hôm qua đã lên tiếng kêu gọi Iran tuân theo luật quốc tế trong đó cho phép tất cả các tàu thuyền đi lại tự do qua Eo biển Hormuz.
Iran tiếp tục đối đầu với Mỹ và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của nước này. Bất chấp sức ép dồn dập mà phương Tây nhằm vào Iran bằng những biện pháp trừng phạt liên tiếp với mức độ ngày càng mạnh mẽ, Tehran vẫn kiên quyết không chịu lùi bước.
Đệ ngũ Hạm đội Hoa Kỳ
Fleet-5.jpg
Phù hiệu Đệ ngũ Hạm đội
Hoạt động 26 tháng 4, 1944 - tháng 1, 1947
1 tháng 7, 1995 - hiện tại
Quốc gia Hoa Kỳ
Binh chủng Hải quân Hoa Kỳ
Loại Hạm đội
Vai trò Hoạt động hạm đội trực tiếp
Bộ phận của Tổng Tư lệnh lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, Bộ Tư lệnh miền Trung
Đồn trú/Tổng hành dinh Hoạt động Hổ trợ Hải quân Bahrain
Các tư lệnh
Tư lệnh hiện tại Phó Đô đốc Mark I. Fox
Tư lệnh nổi bật Đô đốc Raymond A. Spruance
US Aust UK warships Dec 02.jpg
Hạm đội 5 có trách nhiệm với các lực lượng hải quân trong Vịnh Ba Tư, Hồng Hải, Biển Ả Rập và ngoài khơi Đông Phi châu xa tận về phía nam như Kenya. Hạm đội có cùng Tư lệnh và tổng hành dinh với Bộ Tư lệnh miền Trung Tổng lực lượng Hải quân (Naval Forces Central Command).
Lịch sử
Đệ ngũ Hạm đội đầu tiên được thành lập vào ngày 26 tháng 4 năm 1944 từ Lực lượng miền Trung Thái Bình Dương và do Đố đốcRaymond Spruance chỉ huy nhưng bị giải tán sau chiến tranh. Các chiến hạm của Đệ ngũ Hạm đội cũng là của hạm dội 3
.Trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, vùng này được các chiến hạm từ các hạm đội mang số khác tuần tra nhưng không có một hạm đội thật sự nào tồn tại cho khu vực trách nhiệm đã được ấn định.
Vào tháng 7 năm 1995, một hạm đội mang số được nghĩ rằng là cần thiết. Sau 48 năm gián đoạn, Đệ ngũ Hạm đội đã được tái xây dựng và hiện tại đảm nhiệm tuần tra Vịnh Ba Tư, Hồng Hải, và biển Á Rập. Tổng hành dinh của hạm đội đặt tại Manama ở Bahrain.
Đệ ngũ Hạm đội là một bộ phận chỉ huy của Bộ tư lệnh miền Trung.
Trong những năm đầu có mặt của hạm đội, lực lượng của hạm đội thường thường bao gồm một Chiến đoàn Hàng không Mẫu hạm (Carrier Battle Group), một Đoàn Trực chiến Đổ bộ, các lực lượng tham chiến nổi , lực lượng tiềm thủy đỉnh, các phi cơ thám thính và tuần tra biển, và các tàu tiếp vận.
Tuy nhiên, với cuộc chiến chống khủng bố, chiến lược hải quân của Hoa Kỳ đã thay đổi. Các cuộc trang bị thời Chiến tranh Lạnh bây giờ là thuộc về quá khứ. Dần dần, chính sách luôn giữ một số chiến hạm trong những vùng nào đó của thế giới cũng đã qua. Tuy nhiên, như thông thường hạm đội hiện tại gồm có một Đoàn Công kích Hàng không Mẫu hạm, một Đoàn Trực chiến Đổ bộ hoặc Đoàn Công kích Viễn chinh, và các chiến hạm, máy bay cùng với 15.000 người phục vụ trên các chiến hạm và 1.000 nhân sự hổ trợ trên bờ. [2]
Các lực lượng của Đệ ngũ Hạm đội hùng hậu nhất là đầu năm 2003, khi 5 Hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ, 6 tàu chở trực thăng chiến đấu đổ bộ của Thủy quân lục chiến, các tàu hộ tống và tiếp vận, và trên 30 tàu của Hải quân Hoàng gia được đặt dưới quyền tư lệnh của Đệ ngũ Hạm đội.
Sau sự sụp đổ của Baghdad vào tháng 4 năm 2003, số lượng lớn các chiến hạm nhanh chóng được rút xuống. Trừ khi có các căng thẳng rất nghiêm trọng trong vùng, các lực lượng của hạm đội có thể sẽ ở mức độ thấp hơn so với trường hợp các năm vừa qua.
Cùng với Bộ Tư lệnh miền Trung Tổng Lực lượng Hải quân, Đệ ngũ Hạm đội giám sát 3 lực lượng đặc nhiệm đang theo dỏi các hoạt động trên biển: Lực lượng Đặc Nhiệm Kết hợp 158 trong Bắc Vịnh Ba Tư, Lực lượng Đặc Nhiệm Kết hợp 150 qua Sừng Phi châu, và Lực lượng Đặc Nhiệm 152 có thể trong Vịnh Oman và Biển Á Rập.

Các đơn vị trực thuộc

Lực lượng Đặc nhiệm 50, Lực lượng Chiến đấu
Lực lượng Đặc nhiệm 51, Lực lượng Đổ bộ
Lực lượng Đặc nhiệm 53, Lực lượng Tiếp vận
Lực lượng Đặc nhiệm 54, (Vừa là Lực lượng Đặc nhiệm 74) Lực lượng Tiềm thủy đỉnh
Lực lượng Đặc nhiệm 57, (Vừa là Lực lượng Đặc nhiệm 72) Lực lượng Thám thính và Tuần tra (Sử dụng máy bay thám thính và tuần tra biển P-3 và EP-3)
Lực lượng Đặc nhiệm 58, Lực lượng Thám sát Biển (Bắc Vịnh Ba Tư)
Lực lượng Đặc nhiệm 59, Lực lượng Viễn chinh/Lực lượng Biệt động (Khi cần, như tháng 7-8 năm 2006 thi hành sứ mệnh di tản ở Lebanon)
BKTT

No comments:

Post a Comment