Tuesday, January 3, 2012

* Mỹ: Triều Tiên sắp chạm tay vào vũ khí hạt nhân

Một loạt chuyên gia quân sự Mỹ cảnh báo khả năng Triều Tiên có thể sở hữu các tên lửa đường đạn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong vòng 2 năm tới.
Ông Larry Niksch có nhiều năm nghiên cứu và theo dõi sát tình hình hạt nhân của Triều Tiên
Khả năng này có thể khuấy động mạnh mẽ khu vực Đông Á và tạo ra thách thức mới với Mỹ và đồng minh.
Hồi đầu năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Robert Gates tuyên bố, Triều Tiên phải mất ít nhất 5 năm nữa mới hoàn thiện công nghệ lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Lúc đó, Triều Tiên sẽ là “mối đe dọa trực tiếp” với Mỹ.
Việc nước này tiến hành "nhỏ giọt" các vụ thử tên lửa trong thời gian gần đây gợi mở khả năng, Bình Nhưỡng đang hoàn thiện công nghệ, trong sự hợp tác với Iran.
Tuy nhiên, Larry Niksch, chuyên gia quân sự từng làm việc 43 năm ở Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, chuyên về Triều Tiên đã đưa ra một số kết luận về khả năng quanh vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trong báo cáo mới đây.
Theo đó, Triều Tiên có thể thu nhỏ và đặt đầu đạn hạt nhân vào loại tên lửa Nodong tầm trung sau khi sản xuất đủ lượng uranium đã được làm giàu.
Dựa chủ yếu vào đánh giá của ông về các báo cáo về công nghệ đầu đạn hạt nhân được A.Q. Khan, người được gọi là "cha đẻ bom hạt nhân của Pakistan", chia sẻ với Bình Nhưỡng, ông Niksch cho rằng chỉ 1 hoặc 2 năm tới, Triều Tiên sẽ có được ICBM.
Niksch cho biết, không còn nghi ngờ gì về việc Triều Tiên nhận được những hướng dẫn từ Khan về đầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa tầm trung Ghauri của Pakistan.
Trong khi đó, bản thân tên lửa Ghauri là "anh em song sinh" với tên lửa Nodong. Các chuyên gia hạt nhân của Triều Tiên đã có mặt tại 6 cuộc thử nghiệm hạt nhân mà Pakistan tiến hành vào tháng 5/1998, vì vậy hiển nhiên Triều Tiên đã có mọi thông tin về vụ thử.
Việc xác định khả năng trang bị vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng là thách thức lớn với cộng đồng tình báo Mỹ. Do đó, lịch trình mà Niksch đưa ra có thể làm thay đổi sách sách đối phó của Mỹ.
Chuyên gia vật lý hạt nhân Siegfried Hecker đến thăm cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên tháng 10/2010 và cho nhiều nhận xét quý giá.


Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Niksch và các chuyên gia như Siegfried Hecker, giám đốc Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos từ năm 1986 đến 1997, Bình Nhưỡng đã sản xuất đủ lượng uranium độ giàu cao (HEU) cho một đầu đạn, hay ít nhất là rất gần với việc này.
Ông Hecker nhận định, Triều Tiên sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân khác (lần thứ 3) để đủ tự tin về khả năng của vũ khí chiến lược mà họ sở hữu. “Nếu vụ thử thành công, Triều Tiên có khả năng tấn công hạt nhân trong vòng 2 năm sau đó. Chúng ta không thực sự hiểu họ có gì và có thể làm bao nhiêu HEU”, ông Hecker nói.
Trước đó, ông Hekcer đã hết sức ngạc nhiên trước quy mô cơ sở làm giàu uranium tại khu phức hợp Yongbyon ở Triều Tiên trong chuyến làm việc hồi tháng 11/2010.
Trong báo cáo về chuyến đi, ông nhấn mạnh, dù các cơ sở được thiết kế để làm giàu uranium mức độ thấp, dành cho sản xuất điện nhưng rất dễ để chuyển thành nơi làm giàu uranium mức độ cao. Ông cũng nhận định thêm, Triều Tiên chắc chắn có nhiều các nhà máy thực hiện quy trình làm giàu uranium.
Jonathan Pollack, tác giả của cuốn sách “Không lối thoát: Triều Tiên, vũ khí hạt nhân và an ninh quốc tế”, nhấn mạnh ẩn số về các thử nghiệm hạt nhân và tên lửa: "Tôi nghĩ Triều Tiên hoàn toàn có cơ hội trang bị một đầu đạn hạt nhân trong 3-5 năm nếu tăng tốc việc nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá. Nếu nước này có vài vụ thử thành công, việc đạt mục tiêu sẽ có thể sớm hơn”.
Trung tướng Ronald Burgess, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA >> xem thêm) nhận định: “Triều Tiên có thể có một vài đầu đạn hạt nhân plutonium đủ để trang bị trên tên lửa và sẽ tiếp tục theo đuổi khả năng hạt nhân nhằm mục đích răn đe chiến lược. Bình Nhưỡng có thể từ bỏ một vài phần của chương trình hạt nhân để đổi lại việc cải thiện quan hệ với Mỹ nhưng khó từ bỏ vũ khí hạt nhân”.
Theo tính toán của tình báo Mỹ, Triều Tiên có thể có từ 30 đến 50 kg plutonium. DIA và CIA không đưa ra ý kiến về việc dự báo của các chuyên gia trên.

Những cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân
Triều Tiên đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm hạt nhân, vào tháng 10/2006 và tháng 6/2009. Nước này cũng thực hiện 3 cuộc thử nghiệm tên lửa tầm trung từ năm 1998.
Cuộc thử nghiệm duy nhất của tên lửa tầm trung Taepodong-1 đã phóng qua không phận Nhật Bản và hạ cánh ở Thái Bình Dương vào tháng 8/1998. Mặc dù đây là thất bại trong việc đưa vệ tinh lên quỹ đạo của Triều Tiên, nhưng đã làm dấy lên cơn sốt đầu tư hàng tỷ USD cho các hệ thống quốc phòng đánh chặn tên lửa. 
Triều Tiên sẽ có vài lựa chọn trong việc trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa của nước này như: Scud, Nodong...


Ông Niksch dự đoán, Triều Tiên sẽ gắn đầu đạn hạt nhân đầu tiên lên lửa Nodong và tên lửa tầm ngắn Scud. Điều này sẽ tạo ra áp lực trong nước với Hàn Quốc.
Ngày 26/12 vừa qua, Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn nhằm đảm bảo Triều Tiên sẽ không tiến hành những bước chuyển khác lạ từ sau cái chết của Chủ tịch Triều Tiên, ông Kim Jong Il.
Mạnh Thắng (theo Reuteur)

No comments:

Post a Comment