Wednesday, January 11, 2012

* Sát thủ bất động' dưới cát

Những chiếc lá dưới mặt đất giúp một loài cây ở Brazil bắt và tiêu hóa giun, một cách bắt mồi độc đáo ở thực vật ăn thịt mà đến bây giờ giới sinh học mới biết.

Cây
Cây Philcoxia minensis mọc trên cát tại Brazil. Ảnh: Rafael Silva Oliveira.
Philcoxia minensis là tên một loài cây mọc trên cát ở các vùng xavan nhiệt đới của Brazil. Chiều cao thân trung bình của chúng vào khoảng 26 cm và hoa của chúng có màu sắc tím lẫn trắng. Ngoài 5-10 lá thông thường (có chiều rộng chỉ vài mm) ở trên mặt đất có chức năng quang hợp nhờ ánh sáng mặt trời, chúng còn có rất nhiều lá nhỏ như đầu đinh ghim bên dưới cát. Những lá dưới lòng đất tiết ra một chất có độ dính rất cao khiến giun không thể thoát ra nếu chạm vào chúng, Live Science đưa tin.
“Mọi người thường nghĩ rằng lá thực hiện chức năng quang hợp để tạo ra dưỡng chất cho cây. Vì thế ban đầu chúng tôi cảm thấy ngạc nhiên vì lá của Philcoxia minensis mọc dưới cát – nơi tiếp nhận rất ít ánh sáng mặt trời”, giáo sư Rafael Silva Oliveira, một nhà sinh thái thực vật của Đại học Campinas tại Brazil, phát biểu.
Oliveira cùng các đồng nghiệp nghiên cứu Philcoxia minensis và phát hiện chúng có khả năng tiêu hóa giun tròn. Họ cũng nhận thấy những lá dưới cát của chúng chứa enzyme tiêu hóa giống nhiều loài cây ăn thịt khác. Do đó nhóm chuyên gia kết luận những chiếc lá nhớt của cây bắt giun rồi tiết ra enzyme để tiêu hóa mồi.
Hoa của loài cây
Hoa của loài cây Philcoxia minensis. Ảnh: Rafael Silva Oliveira.
“Tôi nghĩ rằng phát hiện mới đã giúp con người mở rộng nhận thức về thực vật. Với một số người thực vật là những thứ chán ngắt bởi chúng chẳng di chuyển hay chủ động săn mồi. Nhưng thực ra thực vật đã tự tạo ra hàng loạt giải pháp độc đáo để sinh tồn trong những môi trường khắc nghiệt. Chỉ có điều phần lớn giải pháp ấy diễn ra bí mật nên con người không thấy”, Oliveira bình luận.
Những loài cây săn mồi thường mọc trong những vùng có môi trường khắc nghiệt - nơi không có nhiều nước và dưỡng chất. Do không thể lấy đủ protein từ đất, chúng phải bổ sung thêm protein từ động vật. Cây săn mồi thường bắt côn trùng, song một số loài, như cây nắp ấm, có thể bắt cả chuột cỡ nhỏ. Giới khoa học nhận định con người vẫn chưa khám phá hết những loài cây săn mồi trên hành tinh.
Những loài hoa kỳ lạ
Hoa nắp ấm, kẻ thù nguy hiểm của các con côn trùng bé nhỏ.
Đằng sau cái vẻ đẹp sặc sỡ là mối đe doạ chết người. Loài hoa nắp ấm kiên trì quyến rũ các chú côn trùng và chờ đợi chúng sa bẫy. Bên trong chiếc lá hình ống của nó, những đám lông tơ chúc đầu xuống dưới sẵn sàng chặn đường thoát thân của những kẻ xấu số đã vô tình lọt vào.
Hoa ăn thịtĐó chính là loài hoa nắp ấm (Pitcher-plant). Do thường xuyên sống trên đất nghèo nitơ, chúng đã học được cách làm bổ sung thêm lượng nitơ không thoả đáng trong đất nhờ bắt giữ và tiêu thụ các côn trùng. Dịch tiêu hoá dưới đáy ống sẽ phân huỷ con mồi nhanh chóng.
Hoa phát sángỞ Cuba có một loài hoa quý được gọi là “dạ hoàng hậu”. Hoa rất đẹp và độc đáo, nhụy hoa có chứa chất phốt pho. Vì thế vào ban đêm, từ nhụy hoa luôn phát ra những ánh sáng trắng, trông rất hấp dẫn.
Hoa múaLoài hoa phong lưu thảo (ở Quý Châu, Trung Quốc) lại có khả năng khác người: đung đưa uốn éo như múa theo điệu nhạc. Loại hoa này chỉ sinh trưởng tại miền núi đồi đất ẩm, trên thân có nhiều chùm, mỗi chùm có hai chiếc lá màu xanh lục đối xứng nhau. Khi những giai điệu trữ tình cất lên, hai chiếc lá này bắt đầu múa may và ôm chặt lấy nhau.
Hoa bắt tayỞ Cameroon có một giống hoa đặc biệt. Trong cuống hoa có chứa nhiều chất kích thích, khi bạn chạm tay vào cánh hoa, nó sẽ cụp lại ôm lấy ngón tay bạn. Vì thế, dân địa phương gọi loài hoa này là “hoa bắt tay”.
Hoa thổi sáoTrên hồ Nongboto của Zaire có một loài hoa có một loài hoa độc đáo. Khi gió thổi qua mặt hồ thì những bông hoa phát ra những âm thanh du dương như tiếng sáo trúc. Dân địa phương gọi nó là “hoa thổi sáo”. Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng do cuối bông hoa có 4 lỗ nhỏ, trong lỗ có những màng mỏng, khi gió thổi vào, màng mỏng bị chấn động, phát ra thứ âm thanh du dương trầm bổng này.
Hoa đổi màuMột loài hoa tầm gửi ở Mexico có khả năng thay “trang phục” nhiều lần trong ngày. Do tác dụng của ánh sáng mặt trời, hoa tự đổi màu sắc liên tục trong ngày. Sáng sớm hoa đang màu trắng chuyển sang màu vàng. Khi mặt trời lên chuyển sang màu hồng. Giữa trưa là màu đỏ thẫm và toả hương thơm ngào ngạt. Buổi chiều màu tím, khi màn đêm buông xuống, chuyển sang màu thành tím sẫm.
Loài hoa phù dung (thuộc họ hoa hồng) ở Trung Quốc cũng có khả năng biến màu. Nó có màu vàng lúc mới nở, hai hôm sau có màu đỏ và hai hôm sau nữa chuyển sang màu trắng. Cũng là loài hoa phù dung, nhưng tại Việt Nam, buổi sáng hoa có màu trắng, trưa đến màu hồng và chiều chuyển sang màu đỏ
Toilet độc nhất vô nhị của chuột núi
Mỗi khi muốn "giải quyết nỗi buồn", chuột trù núi lại leo lên cây nắp ấm. Trên đó chúng được thưởng thức bữa ăn miễn phí trước khi ngồi vào "bồn cầu" và thói quen này cũng có lợi cho cây bởi chúng lấy dưỡng chất từ phân.
Một cây
Một cây Nepenthes lowii chưa trưởng thành. Ảnh: wikipedia.com.
Những loài cây thuộc bộ nắp ấm (Nepenthales) sinh ra hai loại lá, trong đó một loại có chức năng bắt côn trùng (có hình ấm). Nhìn bề ngoài loại lá bắt côn trùng giống chiếc giày moccasin nhỏ màu xanh lục. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời.
Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn. Nhưng gần đây các nhà sinh vật học của Đại học Cambridge (Anh) và Đại học Royal Roads (Canada) phát hiện ra rằng có một loại cây nắp ấm chỉ “ăn” phân động vật chứ không bắt côn trùng. Đó là loài Nepenthes lowii.
Khi chưa đến giai đoạn trưởng thành, Nepenthes lowii phát triển trên mặt đất và bắt côn trùng. Nhưng trong giai đoạn trưởng thành chúng bám vào các cây leo và các loài thực vật cao hơn. Nhóm nghiên cứu lắp đặt nhiều camera để theo dõi hoạt động của nhiều cây loại này trong một khu rừng trên núi cao thuộc đảo Borneo, Indonesia.
Chuột trù núi
Chuột trù núi liếm mật mật ở mặt dưới của nắp trong lúc tống chất thải ra ngoài cơ thể vào ấm. Ảnh: Livescience.
Những đoạn phim cho thấy loài chuột trù núi (Tupaia montana) thường nhảy lên cây, liếm mật ở mặt dưới của nắp rồi thả phân vào ấm. Thậm chí một đoạn video còn cho thấy chuột trù còn đánh dấu cây mà chúng thường leo lên bằng cách cọ xát cơ quan sinh dục của chúng vào nắp trước khi tụt xuống. Hành vi đó cho thấy mỗi con chỉ gắn bó với một "nhà vệ sinh" nhất định.
“Về mặt cơ bản thì đó là một nhà vệ sinh lý tưởng dành cho chuột trù. Tại đó chúng vừa được ăn, lại vừa cảm thấy an toàn. Chúng tôi không nhìn thấy những chiếc lá hình ấm bắt côn trùng. Rõ ràng chúng đã mất khả năng đó”, Jonathan Moran, một nhà khoa học của Đại học Royal Roads, phát biểu.
Sau khi xem xét kỹ, các nhà khoa học nhận thấy lá của loài Nepenthes lowiiđã tiến hóa rất nhiều để hấp thụ dưỡng chất từ phân. Chẳng hạn, mặt trong của ấm không trơn như ấm của những loài chuyên bắt côn trùng. Nhờ đó mà chuột trù không gặp nguy hiểm nếu chẳng may rơi vào trong ấm. Trong ấm có một rãnh để phân có thể trôi xuống phần cuối của ấm khi trời đổ mưa. Ấm luôn mọc ở phần cuối của lá và phải chịu sức nặng của chuột trù núi (khoảng 150 g). Vì thế nó rất cứng, dai và được nhiều cành nâng đỡ.
Chuột trù núi sẽ chẳng bao giờ nhầm lẫn “nhà vệ sinh” quen thuộc của chúng với những chiếc lá bình thường, bởi vị trí của nắp và ấm đảm bảo rằng những con vật luôn hướng mông về phía ấm khi chúng liếm mật ở nắp.
Theo Moran thì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân động vật có ý nghĩa to lớn đối với cây khi chúng sống trên núi, nơi côn trùng rất hiếm. Nhóm nghiên cứu nhận thấy phân chuột đáp ứng 57-100% nhu cầu nitơ của cây.

No comments:

Post a Comment