Thursday, January 12, 2012

* Thổ Nhĩ Kỳ, thế lực trên vũ đài quốc tế

Ngược tình trạng của hầu hết các quốc gia trong khu vực đồng Euro, năm 2012 báo hiệu trang mới trong vị thế quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế.
Sự quyết đoán theo đuổi cải cách và đổi mới của Thủ tướng Erdogan giúp Thổ Nhĩ Kỳ phát triển mạnh mẽ.

Trong năm 2011, khu vực đồng tiền chung châu Âu đã trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng tỏ mình là ngoại lệ.
Nền kinh tế của nước này đã tăng trưởng gấp 3 lần kể từ khi Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan lên nắm quyền. Chính quyền của ông Erdogan xác định nước này sẽ là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới đến năm 2023, trùng với dịp kỷ niệm 100 năm lập quốc.
Dấu mốc cho câu chuyện thành công của Thổ Nhĩ Kỳ chính là tinh thần lãnh đạo mạnh mẽ, cộng với các cam kết theo đuổi cải cách và tập trung giành lấy cơ hội trong khủng hoảng.
Có 3 nhân tố Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng để quản lý rủi ro trong giai đoạn hiện tại và tiếp tục hoàn thiện các tiềm năng của mình.
Thứ nhất, nước này đã giải quyết được khủng hoảng về tính đồng nhất. Thay vì đi theo hướng đối lập giữa châu Âu và Trung Đông, phương Đông và phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng lợi thế từ sự liên minh của: tín đồ Hồi giáo và tu sĩ, Đông và Tây phương, tín ngưỡng và toàn cầu.
Trong quá trình này, Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng mọi khía cạnh của nền văn hóa phong phú, lịch sử, địa lý… nhằm theo đuổi tầm nhìn trở thành diễn viên chính trên vũ đài toàn cầu. An ninh nhân đạo và pháp quyền trở thành tầm nhìn xuyên suốt của chính phủ.
Thứ hai, chính phủ đã có đủ tự tin để đưa ra những quyết định khó khăn: Thực hiện cải cách tiền tệ và tài chính cũng như tiến hành sửa đổi hiến pháp thông qua quy trình lấy ý kiến công chúng rộng rãi.
Để làm được điều này, ông Erdogan đã tập hợp quanh mình một đội ngũ quản lý giỏi, vượt qua được trở ngại cổ điển là “lãnh đạo giỏi, cấp dưới yếu kém”.
Nhóm này gồm các nhân vật chủ chốt như: Ali Babacan, phó Thủ tướng, Egmen Bagis, Bộ trưởng ngoại giao ở châu Âu và trưởng đoàn đàm phán, Ahmet Davutoglu, Bộ trưởng ngoại giao, Mehmet Simsek, Bộ trưởng tài chính... Họ đã chia sẻ tầm nhìn về thách thức đối với Thổ Nhĩ Kỳ và phối hợp cùng nhau về mặt thực thi chính sách.
Đảng Công lý và Phát triển (JDP) của ông Erdogan cũng tạo được mối liên hệ khăng khít với người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này thông qua việc chia sẻ quyền lợi, hệ thống đơn vị bầu cử rộng khắp và một kênh riêng nhằm tạo ra sự linh hoạt của thế hệ trẻ.
Thứ ba, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào một liên kết hữu cơ với khu vực tư nhân, đảm bảo những thay đổi tốt nhất trong sự hình thành và chức năng của các khu vực kinh tế. Trong quá khứ, việc kinh doanh ở Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào sự bảo trợ và bảo hộ của chính quyền.
Vì vậy, nền kinh tế đóng cửa nước này là hệ thống dễ gặp khủng hoảng, khi đó, cơn bão lạm phát định kỳ sẽ quét sạch mỏi khoản tiết kiệm của người dân và giáng một đòn mạnh vào những người nghèo.
Những doanh nghiệp và lãnh đạo kinh doanh mới của Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn ngược lại. Họ là sản phẩm của một nền cạnh tranh toàn cầu và tập trung cao độ vào việc xây dựng thương hiệu ở nước ngoài.
Sự linh hoạt mới của Thổ Nhĩ Kỳ đã minh chứng cho thực tiễn kinh doanh: Đất nước đã tái định hướng kinh tế sang xu hướng cạnh tranh toàn cầu. Nền công nghiệp xây dựng của nước này nổi danh từ Nga tới Iraq. Không chỉ vậy, nước này còn đa dạng hóa sản phẩm, từ may mặc tới điện tử, quốc phòng, hướng tới các thị trường đang nổi trên thế giới.
Chính phủ hộ trợ tốt cho quá trình biến đổi này bằng cách ủng hộ sự tự chủ của doanh nghiệp cũng như giúp họ mở rộng cơ hội thị trường toàn cầu.
Tương ứng, khu vực tư nhân chấp nhận nhu cầu về môi trường chính sách chắc chắn nhưng có thể dự đoán của chính phủ. Họ cũng yêu cầu các khoản đầu tư mạnh hơn từ nhà nước để tạo ra nguồn lực đảm bảo cho khả năng cạnh tranh tầm quốc gia.
Tính cho đến nay, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang dành khoản ngân sách cao nhất trong lịch sử (theo tỷ lệ phần trăm) cho giáo dục, nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng, xây dựng cho họ con đường để cống hiến và thăng tiến.
Thủ tướng Erdogan cùng đội ngũ lãnh đạo cùng chí hướng sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ có tiếng nói nặng hơn trong sân chơi quốc tế trong thời gian tới.

Trên phương diện quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ đang đóng vai trò chủ chốt hơn trong sân chơi toàn cầu với tiếng nói riêng về các vấn đề quốc tế, từ Afghanistan cho tới mùa xuân Araq, châu Âu, hay khủng hoảng tài chính ở Palestine tới Somalia.
Nước này còn đang hợp tác với Liên đoàn Arab để phát triển cơ chế phản ứng với khủng hoảng bùng phát ngày càng rộng ở Syria thông qua áp dụng bản thân thành tích của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phải lo lắng về những vấn đề kinh niên như sự căng thẳng giữa chính quyền và cộng đồng Hồi giáo ở vùng biên giới Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ; sự đối đầu giữa các lãnh đạo dân sự và quân sự; xung đột đóng băng ở đảo Síp và Armenia; sự trì trệ của khu vực châu Âu và tính bất ổn của kinh tế toàn cầu.
Trở thành một hiện tượng trong thế giới Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ đang cung cấp bằng chứng về việc thu hoạch thành công từ việc thự thi ý chí chính trị và cam kết dân chủ. Chắc chắn nước này sẽ trở thành một diễn viên nổi tiếng trong sân khấu toàn cầu.

Mạnh Thắng (theo Foreign Policy)

No comments:

Post a Comment