Căng thẳng giữa Nga và Mỹ đã gia tăng trong tháng vừa qua liên quan đến nhiều vấn đề dai dẳng, trong đó có hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (BMD) và các tuyến đường cung ứng cho Afghanistan. Moscow và Washington cũng dường như đang cận kề một cuộc khủng hoảng liên quan đến việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Các cuộc khủng hoảng này xảy ra trong bối cảnh Washington đang vật lộn với nhiều cam kết của mình trên thế giới, và đang băn khoăn với câu hỏi nên tập trung vào các diễn biến hiện nay ở Afghanistan hay các diễn biến trong tương lai ở Trung Âu. Nga đã khai thác thế tiến thoái lưỡng nan này của Mỹ, sử dụng nó làm đòn bẩy trên cả hai đấu trường. Tuy nhiên, nếu Moscow đi quá xa trong các động thái công kích của mình, điều này có thể gây rạn nứt giữa Mỹ và Trung Âu.
Bất đồng về BMD
Hệ thống BMD của Mỹ tại châu Âu từ lâu là một nguồn cơn gây căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ. Washington tuyên bố chương trình BMD ở châu Âu của mình nhằm chống lại các mối đe dọa đang nổi lên ở Trung Đông, mang tên Iran. Nhưng các cơ sở đánh chặn tên lửa của họ tại Romania và Ba Lan có lẽ sẽ không thể vận hành trước năm 2015 và 2018, thời điểm mà Nga cho là Mỹ sẽ giải quyết xong các vấn đề của mình với Iran. Vì vậy, Moscow thấy rằng chiến lược phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhằm kiềm chế Nga hơn là Iran. Moscow không lo sợ Mỹ tìm cách vô hiệu hóa hay làm xói mòn khả năng răn đe hạt nhân của Nga, tuy nhiên, vấn đề chính là ở việc xây dựng chân rết quân sự của Mỹ tại hai quốc gia nói trên - đồng nghĩa với cam kết của Mỹ tại đó. Romania và Ba Lan có đường biên giới chung với Liên Xô, một khu vực mà Nga đang dần giành lại tầm ảnh hưởng.
Trước đây, Nga gây sức ép đối với các nước chủ chốt trong sơ đồ BMD thời Bush, như Ba Lan và Cộng hòa Séc, để các nước này cân nhắc lại việc tham gia các kế hoạch như thế. Thái độ quyết đoán này đã lên đến đỉnh điểm với cuộc tấn công Gruzia năm 2008, sự kiện vừa cho thấy Moscow sẵn sàng hành động quân sự, vừa thể hiện các giới hạn của các đảm bảo an ninh của Mỹ trong khu vực. Động thái của Nga tại Gruzia đã khiến các nước Trung Âu phải suy nghĩ rất nhiều, dẫn tới các ý định xoa dịu Điện Kremlin. Tuy nhiên, các quốc gia này vẫn không thôi dành sự tin tưởng nơi Mỹ, coi đây như một đối trọng chiến lược với Nga.
Từ đó, Nga đã thay đổi chiến lược BMD của mình. Thay vì kiên quyết phản đối kế hoạch này, Moscow đề xuất một mô hình hợp tác và hội nhập. Điện Kremlin lập luận rằng nếu Iran và các mối đe dọa khác không xuất phát từ Nga chính là lý do thực sự để Mỹ mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa, thì sự tham gia của Nga hẳn phải được hoan nghênh bởi nó sẽ củng cố thêm hệ thống phòng thủ của phương Tây. Các năng lực BMD của Nga trải dài trên khắp Lục địa Già, dù tính hữu dụng thực sự của nó và khả năng tương thích với các hệ thống của Mỹ vẫn còn là câu hỏi bị bỏ ngỏ. Kế hoạch này được xem như một cách để tiếp cận mang tính hòa giải hơn để đạt cùng một mục đích: ngăn chặn việc huy động quân đội Mỹ đến Đông Âu.
Mỹ và hầu hết các nước NATO đã từ chối các đề nghị của Nga, tuy nhiên để ngỏ cánh cửa cho Điện Kremlin đưa ra một chiến lược phòng thủ mới, mà Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã nêu ngày 23/11. Ông Medvedev nhấn mạnh rằng Nga đã thể hiện "thiện chí chính trị" nhằm mở một chương mới trong quan hệ với Mỹ và NATO, nhưng để rồi nhận lại sự quay lưng của Mỹ. Việc Mỹ phản đối Nga tham gia hệ thống BMD buộc Moscow phải có cách giải quyết khác nhằm đối trọng với các kế hoạch của Mỹ ở Trung Âu. Đây chính là kết quả mà họ hy vọng đạt được.
Tổng thống Medvedev cho biết nếu Mỹ tiếp tục từ chối hợp tác với Nga trong lĩnh vực BMD, Moscow sẽ tiến hành các kế hoạch huy động tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander và kích hoạt hệ thống radar cảnh báo sớm tại Kaliningrad, một lãnh thổ của Nga trên biển Baltic có biên giới với hai thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania.
Ông nói Nga cũng sẽ cân nhắc huy động các hệ thống Iskander khác, đặc biệt dọc theo đường biên giới phía Tây và Nam nước mình, và sẽ đẩy nhanh việc lắp đặt tên lửa đạn đạo MIRV tân tiến của mình, một quá trình đang được khởi động từ lâu.
Khả năng các vũ khí chiến lược của Nga tấn công các cơ sở BMD cũng đã được tăng lên. Tổng thống Medvedev nói thêm rằng còn nhiều biện pháp nữa sẽ được thực thi nhằm "vô hiệu hóa yếu tố châu Âu trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ", tuy nhiên tất cả các bước này sẽ được dừng lại khi một kỷ nguyên đối tác mới được mở ra giữa Mỹ và Nga nếu Washington muốn như thế.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ
Nhiều người chờ đợi Mỹ sẽ đáp lại chiến lược mới của Nga trong hội nghị Ngoại trưởng Nga - NATO ngày 8/12 tại Brussels. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tránh làm như vậy, bà vẫn khẳng định hệ thống BMD là nhằm vào Iran chứ không phải Nga.
Động thái của bà Clinton cho thấy quan điểm đáng lo ngại của Mỹ đối với Nga. Washington không hề có ý định bỏ rơi cam kết của mình tại Trung Âu trước sự trở lại của Nga, nhưng các cam kết ở những nơi khác trên thế giới có thể hạn chế Mỹ trong việc ngăn chặn Nga trong ngắn hạn.
Hiện tại, Washington đang cố gắng ngăn chặn sự xuống cấp trong quan hệ với Pakistan, mối quan hệ đã tụt xuống một mức thấp hơn nữa sau khi máy bay Mỹ vừa qua lại tấn công biên giới Pakistan giáp với Afghanistan làm hai chục nhân viên an ninh Pakistan thiệt mạng. Sau vụ tấn công này, người Pakistan đã chặn đường vận chuyển nhiên liệu và nhu yếu phẩm qua biên giới nước này cho binh lính của NATO trong cuộc chiến tại Afghanistan, khiến Mỹ và các đồng minh phụ thuộc hoàn toàn vào Mạng lưới Phân phối Phía Bắc, ít nhất là tạm thời. Moscow đã tận dụng cơ hội này để nhắc nhở Washington rằng họ có thể cắt tuyến đường thay thế này và đặt NATO và Mỹ vào tình trạng thảm họa tại Afghanistan - một động thái nhằm trực tiếp và cuộc thương lượng của Nga về hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trong khi Nga đã tận dụng các mối đe dọa trước đây chống lại các lợi ích Mỹ, như tăng hỗ trợ cho Iran, để làm đòn bẩy cho các cuộc thương lượng về BMD của mình, thì mối đe dọa hiện nay lại đánh dấu một sự năng động mới. Washington cho rằng sự hỗ trợ của Moscow dành cho Iran chỉ là trò lừa bịp, vì Nga không hề muốn một Iran hùng mạnh. Nhưng sẽ không hề dễ xóa tan bóng ma nguồn cung cho Afghanistan bị cắt đứt, điều sẽ đẩy hơn 130.000 lính Mỹ và liên quân vào tình thế rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, Mỹ buộc phải làm dịu chuyện BMD.
Nhành ô liu của Mỹ hay cuộc khủng hoảng mới?
Những tháng gần đây, Mỹ đã chìa một nhành ô liu có khả năng hóa giải căng thẳng trong ngắn hạn. Trước đó, ít khả năng Mỹ có thể "tặng" cho Nga món quà là bỏ rơi chiến lược của Mỹ tại Trung Âu. Khi căng thẳng leo thang vào năm 2009 và 2010, Mỹ đã đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các thỏa thuận lớn về kinh tế với Nga, bao gồm hiện đại hóa và đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, chủ yếu là công nghệ thông tin, vũ trụ và năng lượng. Khi Nga mới khởi động các chương trình hiện đại hóa và tư nhân hóa của mình, họ đã thích thú với đề nghị này, và căng thẳng giữa hai bên được giảm bớt, thậm chí Nga đã tham gia các sáng kiến của Mỹ như trừng phạt Iran. Giờ đây, Mỹ đưa ra một "củ cà rốt" mới: quy chế thành viên WTO.
Nga đã nỗ lực suốt 18 năm trời để trở thành thành viên WTO. Dù họ là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, nhưng vẫn chưa thể gia nhập tổ chức gồm 153 thành viên này. Hàng rào ngăn cản chính là chính trị. Về phần mình, Moscow cũng ít quan tâm đến các lợi ích kinh tế khi trở thành thành viên WTO. Lợi ích mà họ tìm kiếm là về chính trị, bởi một nước ở ngoài lề WTO chẳng khác nào một quốc gia tụt hậu về kinh tế.
Dù Nga đã nhận được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên WTO, nhưng một mình Gruzia vẫn liên tục ngăn cản nỗ lực này. Những tháng gần đây, Gruzia đã thay đổi quan điểm dưới sức ép của Mỹ - sức ép xuất phát từ việc Washington cần một cái gì đó để tặng cho Nga. Khi mọi trở ngại được khai thông, WTO đã thông qua đơn xin gia nhập của Nga ngày 16/12, tạo ra nhành ô liu mà Mỹ đang muốn tặng Nga.
Tuy nhiên, thật không may cho Mỹ, để Nga được chính thức gia nhập WTO, tất cả các nước thành viên đều phải "công nhận" Nga là thành viên. Không một thành viên nào của WTO, kể cả Gruzia, có ý định từ chối Nga việc này. Nhưng chỉ có một nước không thể chính thức công nhận quy chế thành viên của Nga - đó là Mỹ.
Mỹ vẫn có một sự đề phòng kỷ nguyên Liên Xô trong một đạo luật liên bang mang tên Luật sửa đổi Jackson-Vanik, cấm quan hệ thương mại với một số quốc gia vi phạm nhân quyền (trong đó nêu rõ tên Liên Xô). Luật này đang tiếp tục được áp dụng với Nga sau khi Liên Xô tan rã. Dù các đời Tổng thống Mỹ từ năm 1992 đã liên tiếp dùng sắc lệnh của mình để hủy bỏ luật này, nhưng đều bị Quốc hội bác bỏ. Vì vậy đến nay, Mỹ vẫn không thể công nhận Nga là một thành viên WTO.
Nhà Trắng đã kêu gọi ngay lập tức hủy đạo luật này, nhưng trong bối cảnh Quốc hội và Chính phủ chia rẽ trong quá nhiều vấn đề thời gian qua, dường như ít khả năng vấn đề này sẽ được giải quyết nhanh chóng, trong nhiệm kỳ hiện nay của Quốc hội và của Tổng thống. Tình huống này lại tạo cho Nga một cơ hội khác nhằm gia tăng căng thẳng Nga - Mỹ. Nói cách khác, Moscow có thể làm rùm beng lên rằng Mỹ đang "thọc gậy bánh xe" trong quá trình Nga gia nhập WTO.
Cân bằng khủng hoảng và chiến lược
Vậy Moscow muốn bao nhiêu cuộc khủng hoảng trong quan hệ Nga -Mỹ và mục đích của họ là gì?
Chiến lược của Moscow là sử dụng các cuộc khủng hoảng với Mỹ để tạo ra một sự không chắc chắn ở Trung Âu và khiến các nước châu Âu không hài lòng khi thấy Mỹ buộc Nga phải hành động theo cách mà họ đang làm. Như vậy, Nga không tìm cách phá hỏng quan hệ giữa Nga và Mỹ, mà tìm cách tạo sự rạn nứt trong quan hệ Mỹ - châu Âu.
Tình hình trên thực tế cho thấy các nước Trung Âu đang ngày càng tức giận, đặc biệt sau khi ông Medvedev thông báo chiến lược quốc phòng mới. Trong khi Mỹ không đáp lại sự khiêu khích của Nga, nhiều nước châu Âu có thể tự hỏi phải chăng Mỹ đang có ý định trao đổi quan hệ với Trung Âu trong ngắn hạn để đảm bảo việc các tuyến đường cung ứng cho Afghanistan đi qua Nga được mở.
Không phải Trung Âu muốn quan hệ ấm lên với Nga, đơn giản là họ có lẽ cảm thấy sự cần thiết của việc tránh ràng buộc mình vào quan hệ riêng với Mỹ. Điều này đã được thấy rõ khi Ba Lan thông báo sẽ mở các cuộc đàm phán với Nga về phòng thủ tên lửa, và Cộng hòa Séc - một đối tác phòng thủ tên lửa trước đây của Mỹ - ký các hợp đồng kinh tế trị giá nhiều tỷ USD với Nga.
Nhưng khi thêm nhiều cơ hội đến với Nga giúp họ leo thang căng thẳng với Mỹ, Moscow nên tránh gây ra một cuộc khủng hoảng mới có nguy cơ gây ra sự ngắt quãng quan hệ. Nếu Nga đi quá xa trong ý định tạo một tình huống không dễ chịu đối với châu Âu, họ có thể gây ra một phản ứng dữ dội chống Nga ở châu Âu và một sự thống nhất với Mỹ trong các vấn đề an ninh.
Vì việc ngăn cản sự đổ vỡ của Mạng lưới Phân phối phía Bắc cũng nằm trong lợi ích của Nga; Moscow sẽ tìm cách vừa tránh gây phức tạp trong mối đe dọa Afghanistan (có thể làm tổn hại tới lợi ích của chính Nga khi đặt Mỹ vào thế bị còng tay ở Afghanistan), đồng thời tránh sự phản ứng mạnh mẽ của Mỹ trong một loạt vấn đề khác. Moscow cần thực hiện chiến lược của mình một cách chính xác, nhằm giữ Mỹ trong nhiều cam kết và giữ châu Âu ở vị trí thăng bằng - một hành động giữ cân bằng rất phức tạp đối với Điện Kremlin./.
Các cuộc khủng hoảng này xảy ra trong bối cảnh Washington đang vật lộn với nhiều cam kết của mình trên thế giới, và đang băn khoăn với câu hỏi nên tập trung vào các diễn biến hiện nay ở Afghanistan hay các diễn biến trong tương lai ở Trung Âu. Nga đã khai thác thế tiến thoái lưỡng nan này của Mỹ, sử dụng nó làm đòn bẩy trên cả hai đấu trường. Tuy nhiên, nếu Moscow đi quá xa trong các động thái công kích của mình, điều này có thể gây rạn nứt giữa Mỹ và Trung Âu.
Bất đồng về BMD
Hệ thống BMD của Mỹ tại châu Âu từ lâu là một nguồn cơn gây căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ. Washington tuyên bố chương trình BMD ở châu Âu của mình nhằm chống lại các mối đe dọa đang nổi lên ở Trung Đông, mang tên Iran. Nhưng các cơ sở đánh chặn tên lửa của họ tại Romania và Ba Lan có lẽ sẽ không thể vận hành trước năm 2015 và 2018, thời điểm mà Nga cho là Mỹ sẽ giải quyết xong các vấn đề của mình với Iran. Vì vậy, Moscow thấy rằng chiến lược phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhằm kiềm chế Nga hơn là Iran. Moscow không lo sợ Mỹ tìm cách vô hiệu hóa hay làm xói mòn khả năng răn đe hạt nhân của Nga, tuy nhiên, vấn đề chính là ở việc xây dựng chân rết quân sự của Mỹ tại hai quốc gia nói trên - đồng nghĩa với cam kết của Mỹ tại đó. Romania và Ba Lan có đường biên giới chung với Liên Xô, một khu vực mà Nga đang dần giành lại tầm ảnh hưởng.
Trước đây, Nga gây sức ép đối với các nước chủ chốt trong sơ đồ BMD thời Bush, như Ba Lan và Cộng hòa Séc, để các nước này cân nhắc lại việc tham gia các kế hoạch như thế. Thái độ quyết đoán này đã lên đến đỉnh điểm với cuộc tấn công Gruzia năm 2008, sự kiện vừa cho thấy Moscow sẵn sàng hành động quân sự, vừa thể hiện các giới hạn của các đảm bảo an ninh của Mỹ trong khu vực. Động thái của Nga tại Gruzia đã khiến các nước Trung Âu phải suy nghĩ rất nhiều, dẫn tới các ý định xoa dịu Điện Kremlin. Tuy nhiên, các quốc gia này vẫn không thôi dành sự tin tưởng nơi Mỹ, coi đây như một đối trọng chiến lược với Nga.
Từ đó, Nga đã thay đổi chiến lược BMD của mình. Thay vì kiên quyết phản đối kế hoạch này, Moscow đề xuất một mô hình hợp tác và hội nhập. Điện Kremlin lập luận rằng nếu Iran và các mối đe dọa khác không xuất phát từ Nga chính là lý do thực sự để Mỹ mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa, thì sự tham gia của Nga hẳn phải được hoan nghênh bởi nó sẽ củng cố thêm hệ thống phòng thủ của phương Tây. Các năng lực BMD của Nga trải dài trên khắp Lục địa Già, dù tính hữu dụng thực sự của nó và khả năng tương thích với các hệ thống của Mỹ vẫn còn là câu hỏi bị bỏ ngỏ. Kế hoạch này được xem như một cách để tiếp cận mang tính hòa giải hơn để đạt cùng một mục đích: ngăn chặn việc huy động quân đội Mỹ đến Đông Âu.
Mỹ và hầu hết các nước NATO đã từ chối các đề nghị của Nga, tuy nhiên để ngỏ cánh cửa cho Điện Kremlin đưa ra một chiến lược phòng thủ mới, mà Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã nêu ngày 23/11. Ông Medvedev nhấn mạnh rằng Nga đã thể hiện "thiện chí chính trị" nhằm mở một chương mới trong quan hệ với Mỹ và NATO, nhưng để rồi nhận lại sự quay lưng của Mỹ. Việc Mỹ phản đối Nga tham gia hệ thống BMD buộc Moscow phải có cách giải quyết khác nhằm đối trọng với các kế hoạch của Mỹ ở Trung Âu. Đây chính là kết quả mà họ hy vọng đạt được.
Tổng thống Medvedev cho biết nếu Mỹ tiếp tục từ chối hợp tác với Nga trong lĩnh vực BMD, Moscow sẽ tiến hành các kế hoạch huy động tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander và kích hoạt hệ thống radar cảnh báo sớm tại Kaliningrad, một lãnh thổ của Nga trên biển Baltic có biên giới với hai thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania.
Ảnh minh họa |
Khả năng các vũ khí chiến lược của Nga tấn công các cơ sở BMD cũng đã được tăng lên. Tổng thống Medvedev nói thêm rằng còn nhiều biện pháp nữa sẽ được thực thi nhằm "vô hiệu hóa yếu tố châu Âu trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ", tuy nhiên tất cả các bước này sẽ được dừng lại khi một kỷ nguyên đối tác mới được mở ra giữa Mỹ và Nga nếu Washington muốn như thế.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ
Nhiều người chờ đợi Mỹ sẽ đáp lại chiến lược mới của Nga trong hội nghị Ngoại trưởng Nga - NATO ngày 8/12 tại Brussels. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tránh làm như vậy, bà vẫn khẳng định hệ thống BMD là nhằm vào Iran chứ không phải Nga.
Động thái của bà Clinton cho thấy quan điểm đáng lo ngại của Mỹ đối với Nga. Washington không hề có ý định bỏ rơi cam kết của mình tại Trung Âu trước sự trở lại của Nga, nhưng các cam kết ở những nơi khác trên thế giới có thể hạn chế Mỹ trong việc ngăn chặn Nga trong ngắn hạn.
Hiện tại, Washington đang cố gắng ngăn chặn sự xuống cấp trong quan hệ với Pakistan, mối quan hệ đã tụt xuống một mức thấp hơn nữa sau khi máy bay Mỹ vừa qua lại tấn công biên giới Pakistan giáp với Afghanistan làm hai chục nhân viên an ninh Pakistan thiệt mạng. Sau vụ tấn công này, người Pakistan đã chặn đường vận chuyển nhiên liệu và nhu yếu phẩm qua biên giới nước này cho binh lính của NATO trong cuộc chiến tại Afghanistan, khiến Mỹ và các đồng minh phụ thuộc hoàn toàn vào Mạng lưới Phân phối Phía Bắc, ít nhất là tạm thời. Moscow đã tận dụng cơ hội này để nhắc nhở Washington rằng họ có thể cắt tuyến đường thay thế này và đặt NATO và Mỹ vào tình trạng thảm họa tại Afghanistan - một động thái nhằm trực tiếp và cuộc thương lượng của Nga về hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trong khi Nga đã tận dụng các mối đe dọa trước đây chống lại các lợi ích Mỹ, như tăng hỗ trợ cho Iran, để làm đòn bẩy cho các cuộc thương lượng về BMD của mình, thì mối đe dọa hiện nay lại đánh dấu một sự năng động mới. Washington cho rằng sự hỗ trợ của Moscow dành cho Iran chỉ là trò lừa bịp, vì Nga không hề muốn một Iran hùng mạnh. Nhưng sẽ không hề dễ xóa tan bóng ma nguồn cung cho Afghanistan bị cắt đứt, điều sẽ đẩy hơn 130.000 lính Mỹ và liên quân vào tình thế rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, Mỹ buộc phải làm dịu chuyện BMD.
Nhành ô liu của Mỹ hay cuộc khủng hoảng mới?
Những tháng gần đây, Mỹ đã chìa một nhành ô liu có khả năng hóa giải căng thẳng trong ngắn hạn. Trước đó, ít khả năng Mỹ có thể "tặng" cho Nga món quà là bỏ rơi chiến lược của Mỹ tại Trung Âu. Khi căng thẳng leo thang vào năm 2009 và 2010, Mỹ đã đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các thỏa thuận lớn về kinh tế với Nga, bao gồm hiện đại hóa và đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, chủ yếu là công nghệ thông tin, vũ trụ và năng lượng. Khi Nga mới khởi động các chương trình hiện đại hóa và tư nhân hóa của mình, họ đã thích thú với đề nghị này, và căng thẳng giữa hai bên được giảm bớt, thậm chí Nga đã tham gia các sáng kiến của Mỹ như trừng phạt Iran. Giờ đây, Mỹ đưa ra một "củ cà rốt" mới: quy chế thành viên WTO.
Nga đã nỗ lực suốt 18 năm trời để trở thành thành viên WTO. Dù họ là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, nhưng vẫn chưa thể gia nhập tổ chức gồm 153 thành viên này. Hàng rào ngăn cản chính là chính trị. Về phần mình, Moscow cũng ít quan tâm đến các lợi ích kinh tế khi trở thành thành viên WTO. Lợi ích mà họ tìm kiếm là về chính trị, bởi một nước ở ngoài lề WTO chẳng khác nào một quốc gia tụt hậu về kinh tế.
Dù Nga đã nhận được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên WTO, nhưng một mình Gruzia vẫn liên tục ngăn cản nỗ lực này. Những tháng gần đây, Gruzia đã thay đổi quan điểm dưới sức ép của Mỹ - sức ép xuất phát từ việc Washington cần một cái gì đó để tặng cho Nga. Khi mọi trở ngại được khai thông, WTO đã thông qua đơn xin gia nhập của Nga ngày 16/12, tạo ra nhành ô liu mà Mỹ đang muốn tặng Nga.
Tuy nhiên, thật không may cho Mỹ, để Nga được chính thức gia nhập WTO, tất cả các nước thành viên đều phải "công nhận" Nga là thành viên. Không một thành viên nào của WTO, kể cả Gruzia, có ý định từ chối Nga việc này. Nhưng chỉ có một nước không thể chính thức công nhận quy chế thành viên của Nga - đó là Mỹ.
Mỹ vẫn có một sự đề phòng kỷ nguyên Liên Xô trong một đạo luật liên bang mang tên Luật sửa đổi Jackson-Vanik, cấm quan hệ thương mại với một số quốc gia vi phạm nhân quyền (trong đó nêu rõ tên Liên Xô). Luật này đang tiếp tục được áp dụng với Nga sau khi Liên Xô tan rã. Dù các đời Tổng thống Mỹ từ năm 1992 đã liên tiếp dùng sắc lệnh của mình để hủy bỏ luật này, nhưng đều bị Quốc hội bác bỏ. Vì vậy đến nay, Mỹ vẫn không thể công nhận Nga là một thành viên WTO.
Nhà Trắng đã kêu gọi ngay lập tức hủy đạo luật này, nhưng trong bối cảnh Quốc hội và Chính phủ chia rẽ trong quá nhiều vấn đề thời gian qua, dường như ít khả năng vấn đề này sẽ được giải quyết nhanh chóng, trong nhiệm kỳ hiện nay của Quốc hội và của Tổng thống. Tình huống này lại tạo cho Nga một cơ hội khác nhằm gia tăng căng thẳng Nga - Mỹ. Nói cách khác, Moscow có thể làm rùm beng lên rằng Mỹ đang "thọc gậy bánh xe" trong quá trình Nga gia nhập WTO.
Cân bằng khủng hoảng và chiến lược
Vậy Moscow muốn bao nhiêu cuộc khủng hoảng trong quan hệ Nga -Mỹ và mục đích của họ là gì?
Chiến lược của Moscow là sử dụng các cuộc khủng hoảng với Mỹ để tạo ra một sự không chắc chắn ở Trung Âu và khiến các nước châu Âu không hài lòng khi thấy Mỹ buộc Nga phải hành động theo cách mà họ đang làm. Như vậy, Nga không tìm cách phá hỏng quan hệ giữa Nga và Mỹ, mà tìm cách tạo sự rạn nứt trong quan hệ Mỹ - châu Âu.
Tình hình trên thực tế cho thấy các nước Trung Âu đang ngày càng tức giận, đặc biệt sau khi ông Medvedev thông báo chiến lược quốc phòng mới. Trong khi Mỹ không đáp lại sự khiêu khích của Nga, nhiều nước châu Âu có thể tự hỏi phải chăng Mỹ đang có ý định trao đổi quan hệ với Trung Âu trong ngắn hạn để đảm bảo việc các tuyến đường cung ứng cho Afghanistan đi qua Nga được mở.
Không phải Trung Âu muốn quan hệ ấm lên với Nga, đơn giản là họ có lẽ cảm thấy sự cần thiết của việc tránh ràng buộc mình vào quan hệ riêng với Mỹ. Điều này đã được thấy rõ khi Ba Lan thông báo sẽ mở các cuộc đàm phán với Nga về phòng thủ tên lửa, và Cộng hòa Séc - một đối tác phòng thủ tên lửa trước đây của Mỹ - ký các hợp đồng kinh tế trị giá nhiều tỷ USD với Nga.
Nhưng khi thêm nhiều cơ hội đến với Nga giúp họ leo thang căng thẳng với Mỹ, Moscow nên tránh gây ra một cuộc khủng hoảng mới có nguy cơ gây ra sự ngắt quãng quan hệ. Nếu Nga đi quá xa trong ý định tạo một tình huống không dễ chịu đối với châu Âu, họ có thể gây ra một phản ứng dữ dội chống Nga ở châu Âu và một sự thống nhất với Mỹ trong các vấn đề an ninh.
Vì việc ngăn cản sự đổ vỡ của Mạng lưới Phân phối phía Bắc cũng nằm trong lợi ích của Nga; Moscow sẽ tìm cách vừa tránh gây phức tạp trong mối đe dọa Afghanistan (có thể làm tổn hại tới lợi ích của chính Nga khi đặt Mỹ vào thế bị còng tay ở Afghanistan), đồng thời tránh sự phản ứng mạnh mẽ của Mỹ trong một loạt vấn đề khác. Moscow cần thực hiện chiến lược của mình một cách chính xác, nhằm giữ Mỹ trong nhiều cam kết và giữ châu Âu ở vị trí thăng bằng - một hành động giữ cân bằng rất phức tạp đối với Điện Kremlin./.
No comments:
Post a Comment