Friday, January 13, 2012

* Những loại cây ăn thịt thú vật

Cây ăn thịt chim

Một cây nắp ấm giết chết và “ăn” con chim sẻ ngô cỡ lớn. Đây là trường hợp hy hữu mới ghi nhận được lần thứ hai trên thế giới.

Xác con chim sẻ ngô bên trong lá của cây nắp ấm tại hạt Somerset, Anh
Xác con chim sẻ ngô bên trong lá của cây nắp ấm trong vườn của nhà trẻ làng West Pennard. Ảnh: BBC.
Nigel Hewitt-Cooper, giáo viên dạy trẻ tại làng West Pennard, hạt Somerset, Anh, phát hiện xác con chim sẻ ngô trong một lá của cây nắp ấm khi kiểm tra vườn của nhà trẻ., BBC cho biết.
“Tôi cảm thấy cực kỳ sửng sốt khi thấy cảnh tượng ấy”, ông bày tỏ.
BBC cho biết, đây mới là lần thứ hai con người phát hiện cây ăn thịt bắt và ăn chim trên phạm vi toàn thế giới. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Đức vài năm trước.
“Một người bạn của tôi nghiên cứu những cây ăn thịt trong môi trường hoang dã và anh ấy chưa bao giờ thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc chúng bắt chim”, Hewitt-Cooper nói.
Những cây nắp ấm cỡ lớn thường bắt ếch, thằn lằn và chuột. Những cây lớn nhất có thể bắt chuột, nhưng giới khoa học cho rằng bắt chim là công việc "bất khả thi" đối với chúng.
Cây nắp ấm là một trong những giống cây leo từ Đông Nam Á. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng.
Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời.
Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn.
Hewitt-Cooper nghĩ rằng con chim sẻ ngô đậu lên cây nắp ấm để bắt côn trùng bên trong một lá.
“Có lẽ con chim cố bắt những con côn trùng trôi nổi trên bề mặt chất lỏng bên trong chiếc lá. Do vươn cổ quá sâu nên nó rơi xuống và không thể thoát ra”, ông nhận xét.

Toilet độc nhất vô nhị của chuột núi
Mỗi khi muốn "giải quyết nỗi buồn", chuột trù núi lại leo lên cây nắp ấm. Trên đó chúng được thưởng thức bữa ăn miễn phí trước khi ngồi vào "bồn cầu" và thói quen này cũng có lợi cho cây bởi chúng lấy dưỡng chất từ phân.
Một cây
Một cây Nepenthes lowii chưa trưởng thành. Ảnh: wikipedia.com.
Những loài cây thuộc bộ nắp ấm (Nepenthales) sinh ra hai loại lá, trong đó một loại có chức năng bắt côn trùng (có hình ấm). Nhìn bề ngoài loại lá bắt côn trùng giống chiếc giày moccasin nhỏ màu xanh lục. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời.
Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn. Nhưng gần đây các nhà sinh vật học của Đại học Cambridge (Anh) và Đại học Royal Roads (Canada) phát hiện ra rằng có một loại cây nắp ấm chỉ “ăn” phân động vật chứ không bắt côn trùng. Đó là loài Nepenthes lowii.
Khi chưa đến giai đoạn trưởng thành, Nepenthes lowii phát triển trên mặt đất và bắt côn trùng. Nhưng trong giai đoạn trưởng thành chúng bám vào các cây leo và các loài thực vật cao hơn. Nhóm nghiên cứu lắp đặt nhiều camera để theo dõi hoạt động của nhiều cây loại này trong một khu rừng trên núi cao thuộc đảo Borneo, Indonesia.
Chuột trù núi
Chuột trù núi liếm mật mật ở mặt dưới của nắp trong lúc tống chất thải ra ngoài cơ thể vào ấm. Ảnh: Livescience.
Những đoạn phim cho thấy loài chuột trù núi (Tupaia montana) thường nhảy lên cây, liếm mật ở mặt dưới của nắp rồi thả phân vào ấm. Thậm chí một đoạn video còn cho thấy chuột trù còn đánh dấu cây mà chúng thường leo lên bằng cách cọ xát cơ quan sinh dục của chúng vào nắp trước khi tụt xuống. Hành vi đó cho thấy mỗi con chỉ gắn bó với một "nhà vệ sinh" nhất định.
“Về mặt cơ bản thì đó là một nhà vệ sinh lý tưởng dành cho chuột trù. Tại đó chúng vừa được ăn, lại vừa cảm thấy an toàn. Chúng tôi không nhìn thấy những chiếc lá hình ấm bắt côn trùng. Rõ ràng chúng đã mất khả năng đó”, Jonathan Moran, một nhà khoa học của Đại học Royal Roads, phát biểu.
Sau khi xem xét kỹ, các nhà khoa học nhận thấy lá của loài Nepenthes lowii đã tiến hóa rất nhiều để hấp thụ dưỡng chất từ phân. Chẳng hạn, mặt trong của ấm không trơn như ấm của những loài chuyên bắt côn trùng. Nhờ đó mà chuột trù không gặp nguy hiểm nếu chẳng may rơi vào trong ấm. Trong ấm có một rãnh để phân có thể trôi xuống phần cuối của ấm khi trời đổ mưa. Ấm luôn mọc ở phần cuối của lá và phải chịu sức nặng của chuột trù núi (khoảng 150 g). Vì thế nó rất cứng, dai và được nhiều cành nâng đỡ.
Chuột trù núi sẽ chẳng bao giờ nhầm lẫn “nhà vệ sinh” quen thuộc của chúng với những chiếc lá bình thường, bởi vị trí của nắp và ấm đảm bảo rằng những con vật luôn hướng mông về phía ấm khi chúng liếm mật ở nắp.
Theo Moran thì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân động vật có ý nghĩa to lớn đối với cây khi chúng sống trên núi, nơi côn trùng rất hiếm. Nhóm nghiên cứu nhận thấy phân chuột đáp ứng 57-100% nhu cầu nitơ của cây.

Cây ăn chuột
Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện loài cây nắp ấm có khả năng bắt chuột và côn trùng tại Philippines.
có thể là loài cây ăn thịt lớn nhất thế giới. Ảnh:
Nepenthes attenboroughii có thể là loài cây ăn thịt lớn nhất thế giới. Ảnh: Stewart McPherson.
Đây là loài thực vật lớn nhất trong bộ cây nắp ấm, thậm chí lớn nhất trong số những loài cây ăn thịt trên trái đất. Nó có khả năng tiêu hóa thịt chuột nhờ các enzyme có tính chất giống axit.
Stewart McPherson và Alastair Robinson – hai nhà thực vật học người Anh – từng được nghe câu chuyện về loài cây ăn thịt khổng lồ tại Philippines từ các nhà truyền giáo Cơ đốc vào năm 2000. Hai ông cùng một nhóm chuyên gia quyết định tới Philippines để tìm hiểu.
“Chúng tôi thấy loài cây ăn thịt này trên đỉnh Victoria của Philippines vào năm 2007 sau hai tháng tìm kiếm. Chúng sống ở độ cao từ 1.600 m trở lên so với mực nước biển và có những chiếc bẫy hình nắp ấm để bắt mồi. Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng bẫy của chúng chỉ bắt côn trùng, nhưng hóa ra chúng còn tóm được cả chuột. Thật ngạc nhiên là mãi đến bây giờ loài người mới biết đến chúng”, Stewart McPherson nói.
Lá của nó biến đổi thành chiếc bẫy hình nắp ấm để bắt chuột và côn trùng. Ảnh:
Lá của nó biến đổi thành chiếc bẫy để bắt chuột và côn trùng. Ảnh: Stewart McPherson.
Nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên loài cây nắp ấm mới là Nepenthes attenboroughii để tôn vinh David Attenborough – tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về tự nhiên.
Nắp ấm là một trong những bộ cây ăn thịt. Một số lá của chúng có dạng hình ống để bẫy côn trùng và động vật nhỏ. Có vẻ như loài Nepenthes attenboroughii không mọc thành đám vì nhóm chuyên gia chỉ nhìn thấy từng cây riêng lẻ. Do loài cây này sống ở độ cao mà con người hiếm khi leo tới (trên 1.600 m so với mực nước biển) nên McPherson hy vọng rằng chúng sẽ được an toàn.
Trong quá trình tìm kiếm, nhóm của McPherson còn tìm thấy Nepenthes deaniana - một loài cây ăn thịt đã biến mất trong tự nhiên suốt hơn 100 năm qua.

Minh Long (theo Livescience)

No comments:

Post a Comment