Chúc Mừng Năm Mới
Trịnh Khải Hoàng
Vạn hoá đại toàn ai khá biết ?Cổ lai muôn sự lý tuỳ trung.
Bài Viết nầy như một ghi chép lại Sinh Hoạt Võ Đường Thần phong từ ngày 01- 12 - 1966 đến ngày 30 -04-1975. Từ sau đó vì hoàn cảnh chính trị tại Việt Nam đã không cho phép sinh hoạt…! Nên đại đa số những Võ Sư-Võ Sinh xuất thân từ Võ Đường Thần Phong đã viễn phố, thanh bần thôn dã với đời thường…rất thường là quên đi một thời quá khứ “Con Nhà Võ”, thứ dĩ vãng “Đạo Trường Tiên Cách” để ngang tàng, trịch trượng chỉ đời mà thốt:
”Quẳng gậy trường giang, Ta lên rừng làm đạo sĩ”.
U mặc cộng nghiệp kham khổ hoà trong dòng đời trầm luân, thân cư trần mà chẳng muốn nhiễm uế trần …Khí tiết “con nhà Võ Đạo Đông Phương” làm sao và làm chi …?
Ta quẳng hết trở về hoang dã…
Để mắt ai buồn biêng biếc cả trời thu !
Khi mà thời hôn ám:
Bồ Tát cao xanh còn mắc cạn
Huống chi thân cá chậu chim lồng !
Thuỷ chung tương hoán hà phi xứ
Lai khứ thường niên hà thị tâm.
Yá…á…á.h…!!! Tiếng thét vang lanh lãnh đất trời…!!!... Chunbi YdanDapchachiligi(thủ thế và tung cước pháp) lung linh trong bóng đêm Anh Hùng Vọng Nguyệt gọi hồn tiền nhân Anh Linh Nước Việt, 5000 năm từ đỉnh Thái Sơn đến Động Đình Hồ mà núi Ngũ Lĩnh còn mây bạc đầu bao phủ ngút ngàn Việt Thường quê cũ ai đòi về …sương đêm đêm ướt đẫm y hàn…ngẩn mặt nhìn trăng sáng đêm nay… ! Anh-Em ta lưu lạc bốn phương… mà mơ:
“Trống trường thành lung lay bóng nguyệt,”
“Khói cam tuyền mờ mịt thức mây…”!
Có ai không…? Cùng ta ngâm khề khà một khúc cổ phong…Dịch Lý hề:
Thái Cực, Thái Hư Lý sinh Khí
Vô Cực, Thái Hư Khí sinh Lý
Thừa Khí động tĩnh sinh Âm-Dương
Âm-Dương chi phần vi Thiên-Địa…
Hay chếnh choáng men rượu cay…cay lực bạt sơn hề khí phách…! Lãng du muôn phương… ngày cuối năm gặp lại Huynh-Đệ nơi quê nhà, quê người…sau năm 1975:
Ôi…trai trẻ một thời oanh liệt quá…!
Kiếm trên vai vô địch mấy sông hồ
Và ngạo khí tưởng chừng như sắt đá
Giữa ngàn năm sinh tử chẳng nhấp nhô…
Để rồi tiễn nhau nơi phi trường, Bạn vẫn cố hương, Tôi viễn xứ …!
Nếu cuộc đời là hữu phùng, hữu biệt
Thì tôi xin mây trắng mãi ngàn phương…
Nếu cuộc đời là sầu đa lạc thiểu
Sao chân cầu còn lưu nước trường giang
Ai đã qua song còn ngoảnh vời cố quận ?
Thiên lãng xa ải nhạn hướng đâu tìm…?
Tuy vậy ở mọi hoàn cảnh…Những Võ Sư xuất thân từ Võ Đường Thần Phong với chân Tài bởi công phu hàm dưỡng, tôi luyện tinh tuyệt và tinh thần “Kẽ Sĩ Đông Phương” cũng đã được những Giới Chức có “Mắt Xanh Tinh Đời” đương quyền đắc dụng để huấn luyện, đào tạo cho lớp hậu duệ Võ Sư, Võ Sĩ, Tuyển Thủ đại diện cho Quốc Gia Việt Nam,France, Australia, Canada, Russia, Arab,… tham dự Tranh Giải Thái Cực Đạo Á Châu, Thế Vận Hội,… thành tích vẻ vang thắng lợi, đoạt huy chương vô địch làm rạng danh người Việt Nam !!! Một đôi khi bởi tính chất cùng là Việt Nam trên Võ Đài phân tranh cao thấp với những tuyển thủ khác chủng tộc…Sự tương thân, tương trợ đã tự vượt qua “Địa Lý Chính Trị” để giành phần thắng lợi cho Võ Sĩ Việt Nam và cũng vì chợt nhận ra được“Nó” là Võ Sinh học trò của Võ Sư Thần Phong…Võ Đường Thần Phong từ một quê nhà Việt Nam mà nay đã vượt biên giới lãnh thổ…Những Võ Sư Thần Phong đã mở lớp huấn luyện Võ Thuật phổ biến Việt Nam Thái Cực Đạo đến nhiều quốc gia Âu Châu, Mỹ Châu, Trung Á…mà tổng kết sĩ số võ sinh đã nhiều đáng kể… Những mong bài viết nầy sẽ được Lưu Tâm bởi Thượng Đại Nhân không “cưỡi ngựa xem hoa” vì thực chất Võ Đạo Việt Nam đã được trân trọng trong Lịch Sử Việt Nam với bao cuộc chiến chống ngoại xâm để giữ nước và mở nước… và ngày nay, những đóng góp của Võ Sư của Đường Thần Phong như một phần hữu ích lành mạnh hoá thế hệ thanh niên, trước những tệ trạng xã hội suy đồi đạo đức làm băng hoại luân thường, đạo lý …dẫn đến quốc phá, gia vong !Mong lắm thay.
Bài Viết nầy như một ghi chép lại Sinh Hoạt Võ Đường Thần phong từ ngày 01- 12 - 1966 đến ngày 30 -04-1975. Từ sau đó vì hoàn cảnh chính trị tại Việt Nam đã không cho phép sinh hoạt…! Nên đại đa số những Võ Sư-Võ Sinh xuất thân từ Võ Đường Thần Phong đã viễn phố, thanh bần thôn dã với đời thường…rất thường là quên đi một thời quá khứ “Con Nhà Võ”, thứ dĩ vãng “Đạo Trường Tiên Cách” để ngang tàng, trịch trượng chỉ đời mà thốt:
”Quẳng gậy trường giang, Ta lên rừng làm đạo sĩ”.
U mặc cộng nghiệp kham khổ hoà trong dòng đời trầm luân, thân cư trần mà chẳng muốn nhiễm uế trần …Khí tiết “con nhà Võ Đạo Đông Phương” làm sao và làm chi …?
Ta quẳng hết trở về hoang dã…
Để mắt ai buồn biêng biếc cả trời thu !
Khi mà thời hôn ám:
Bồ Tát cao xanh còn mắc cạn
Huống chi thân cá chậu chim lồng !
Thuỷ chung tương hoán hà phi xứ
Lai khứ thường niên hà thị tâm.
Yá…á…á.h…!!! Tiếng thét vang lanh lãnh đất trời…!!!... Chunbi YdanDapchachiligi(thủ thế và tung cước pháp) lung linh trong bóng đêm Anh Hùng Vọng Nguyệt gọi hồn tiền nhân Anh Linh Nước Việt, 5000 năm từ đỉnh Thái Sơn đến Động Đình Hồ mà núi Ngũ Lĩnh còn mây bạc đầu bao phủ ngút ngàn Việt Thường quê cũ ai đòi về …sương đêm đêm ướt đẫm y hàn…ngẩn mặt nhìn trăng sáng đêm nay… ! Anh-Em ta lưu lạc bốn phương… mà mơ:
“Trống trường thành lung lay bóng nguyệt,”
“Khói cam tuyền mờ mịt thức mây…”!
Có ai không…? Cùng ta ngâm khề khà một khúc cổ phong…Dịch Lý hề:
Thái Cực, Thái Hư Lý sinh Khí
Vô Cực, Thái Hư Khí sinh Lý
Thừa Khí động tĩnh sinh Âm-Dương
Âm-Dương chi phần vi Thiên-Địa…
Hay chếnh choáng men rượu cay…cay lực bạt sơn hề khí phách…! Lãng du muôn phương… ngày cuối năm gặp lại Huynh-Đệ nơi quê nhà, quê người…sau năm 1975:
Ôi…trai trẻ một thời oanh liệt quá…!
Kiếm trên vai vô địch mấy sông hồ
Và ngạo khí tưởng chừng như sắt đá
Giữa ngàn năm sinh tử chẳng nhấp nhô…
Để rồi tiễn nhau nơi phi trường, Bạn vẫn cố hương, Tôi viễn xứ …!
Nếu cuộc đời là hữu phùng, hữu biệt
Thì tôi xin mây trắng mãi ngàn phương…
Nếu cuộc đời là sầu đa lạc thiểu
Sao chân cầu còn lưu nước trường giang
Ai đã qua song còn ngoảnh vời cố quận ?
Thiên lãng xa ải nhạn hướng đâu tìm…?
Tuy vậy ở mọi hoàn cảnh…Những Võ Sư xuất thân từ Võ Đường Thần Phong với chân Tài bởi công phu hàm dưỡng, tôi luyện tinh tuyệt và tinh thần “Kẽ Sĩ Đông Phương” cũng đã được những Giới Chức có “Mắt Xanh Tinh Đời” đương quyền đắc dụng để huấn luyện, đào tạo cho lớp hậu duệ Võ Sư, Võ Sĩ, Tuyển Thủ đại diện cho Quốc Gia Việt Nam,France, Australia, Canada, Russia, Arab,… tham dự Tranh Giải Thái Cực Đạo Á Châu, Thế Vận Hội,… thành tích vẻ vang thắng lợi, đoạt huy chương vô địch làm rạng danh người Việt Nam !!! Một đôi khi bởi tính chất cùng là Việt Nam trên Võ Đài phân tranh cao thấp với những tuyển thủ khác chủng tộc…Sự tương thân, tương trợ đã tự vượt qua “Địa Lý Chính Trị” để giành phần thắng lợi cho Võ Sĩ Việt Nam và cũng vì chợt nhận ra được“Nó” là Võ Sinh học trò của Võ Sư Thần Phong…Võ Đường Thần Phong từ một quê nhà Việt Nam mà nay đã vượt biên giới lãnh thổ…Những Võ Sư Thần Phong đã mở lớp huấn luyện Võ Thuật phổ biến Việt Nam Thái Cực Đạo đến nhiều quốc gia Âu Châu, Mỹ Châu, Trung Á…mà tổng kết sĩ số võ sinh đã nhiều đáng kể… Những mong bài viết nầy sẽ được Lưu Tâm bởi Thượng Đại Nhân không “cưỡi ngựa xem hoa” vì thực chất Võ Đạo Việt Nam đã được trân trọng trong Lịch Sử Việt Nam với bao cuộc chiến chống ngoại xâm để giữ nước và mở nước… và ngày nay, những đóng góp của Võ Sư của Đường Thần Phong như một phần hữu ích lành mạnh hoá thế hệ thanh niên, trước những tệ trạng xã hội suy đồi đạo đức làm băng hoại luân thường, đạo lý …dẫn đến quốc phá, gia vong !Mong lắm thay.
* * *
Võ Đường Thần Phong từ năm 1966-1969 thuộc Phòng Huấn Luyện, toạ lạc tại cánh trái trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh Không Quân , Căn Cứ Phi Trường Tân Sơn Nhất, Miền Nam Việt Nam, là Võ Đường tiên khởi của toàn thể Hệ Thống Võ Đường Thần Phong về sau.
Võ Đường Thần Phong từ năm 1969-1973 toạ lạc tại đường Lê Văn Lộc kế cạnh Khối Chiến Tranh Chính Trị, Sư Đoàn 5 Không Quân Việt Nam, Căn Cứ Phi Trường Tân Sơn Nhất. Võ Đường nầy được Công Binh Đại Hàn xây đựng khang trang với tiêu chuẩn huấn luyện chuyên môn Võ Thuật Tae Kwon Do, Aikido, Judo,… với toàn bộ vật liệu và công sức kiến tạo của Chính Phủ Đại Hàn Dân Quốc để làm Tặng Phẩm Văn Hoá cho Binh Chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Võ Đường Thần Phong từ năm 1974-1975 toạ lạc gần kề Căn Cứ Trực Thăng vốn trước là Cơ Sở PX của Không Quân Hoa Kỳ trong Căn Cứ Phi Trường Tân Sơn Nhất, Miền Nam Việt Nam.
Võ Đường Thần Phong Dân Sự từ năm 1971-1975 toạ lạc tại khuôn viên Nha Căn Cứ hàng Không Dân Sự, Phi Cảng Tân Sơn Nhất, Miền Nam Việt Nam.
Võ Đường Thần Phong Dân Sự Thứ Nhì từ năm 1972-1975 toạ lạc tại Quận Tư, Khánh Hội, Thành Phố SàiGòn, Miền Nam Việt Nam.
NHÂN SỰ ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG CỦA VÕ ĐƯỜNG THẦN PHONG
- Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương là Vị Sáng Lập nên Võ Đường Thần Phong và Hội Võ Thuật Thần Phong từ năm 1966.
- Trung Tướng Tư Lệnh Không Quân Trần Văn Minh, chỉ thị cung ứng những nhu cầu cần thiết cho Võ Đường Thần Phong khi hữu sự.
- Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Lành, Bộ Tư Lệnh Không Quân , Đại Tá Võ Dinh, Tham Mưu Không Quân, luôn khuyến khích tinh thần và giúp đỡ Võ Đường.
- Chuẩn Tướng Phan Phụng Tiên, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Không Quân, hổ trợ cần thiết cho sinh hoạt của Võ Đường.
- Đại Tá Trần Đình Hoè, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Không Quân là Vị Ân Nhân với tấm lòng hào sản luôn trợ giúp cho Anh-Em của Võ Đường những nhu cầu rất hữu sự và thiết thực.
- Đại Tá Đinh Thạch On, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Không Quân cũng là Vị Võ Sư Aikido (Hiệp Khí Đạo) của Võ Đường từ Năm 1972-1975. Ông là Vị Ân Nhân rất đặc biệt có sinh hoạt gắn bó với toàn thể Anh-Em Võ Sư, Võ Sinh thuộc Võ Đường Thần Phong và với tư thế Huynh Trưởng, Ông luôn luôn quan tâm giúp đỡ và bảo trợ cho Võ Đường Thần Phong tiến triển với mọi tình huống từ năm 1966-1975.
GIÁM ĐỐC VÕ ĐƯỜNG THẦN PHONG
- Giám Đốc tạm thời trong ngày tháng tiên khởi là Thiếu Tá Trần Văn Ngưu, Thiếu Tá Trần Đình Hữu, 1966-1967.
- Giám Đốc Võ Đường Thần Phong từ Năm 1967-1968 là Thiếu Tá Trần Như Đẩu. Huyền Đai Judo, Huyền Đai Tae Kwon Do, Võ Sư Thái Cực Quyền, Võ Sư Vĩnh Xuân Quyền, Võ Sư Hồng Gia Quyền La Phù Sơn và đặc biệt Ông rất thiện xảo tâm đắc với bộ môn Bonsai-Non Bộ, hiện tại Ông là Bonsai Master cố vấn phụ trách kỹ thuật cho Hội Việt Mỹ Bonsai (Viêt-Americar Bonsai Association), … Vì nhu cầu chiến trường từ sau năm 1969, Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà phải chiến đấu khốc liệt với Bắc Quân Việt Cộng trên khắp mặt trận …Thiếu Tá Trần Như Đẩu được điều động trở về lại Phi Đoàn Trực Thăng 211, bay tăng phái chiến đấu và yểm trợ cho các đơn vị Bộ Binh chủ lực trong những cuộc hành quân khắp 4 Vùng Chiến Thuật, và đảm nhiệm thêm chức vụ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến Sư Đoàn 4 Không Quân, Căn Cứ Phi Trường Bình Thuỷ, Cần Thơ. Trường hợp của Ông rất đặc biệt tuy không còn là Giám Đốc Võ Đường Thần Phong sau năm 1969. Nhưng với chức vụ Trưởng Khối Sinh Hoạt Chính Huấn thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân và với những ân tình là huynh trưởng của Anh-Em Võ Sư, Võ Sinh của Võ Đường , Ông vẫn được Bộ Tư Lệnh Không Quân đề cử về Võ Đường với trách nhiệm là Trưởng Phái Đoàn Võ Thuật của toàn thể 6 Căn Cứ Không Quân Việt Nam mỗi khi Võ Đường Thần Phong đại diện cho Binh Chủng Không Quân tham dự những cuộc Tranh Giải Vô Địch Thái Cực Đạo Toàn Quốc và cũng đảm nhận Cục Phó Tổng Cục Thái Cực Đạo Quân Đội khi dẫn dắt Phái Đoàn Võ Thuật Việt Nam xuất ngoại để tham dự các Giải Vô Địch Thái Cực Đạo Á Châu.
- Giám Đốc Võ Đường Thần Phong từ Năm 1969-1970 là Thiếu Tá Nguyễn Trúc Lân, Huyền Đai Aikido.
- Giám Đốc Võ Đường Thần Phong từ Năm 1970-1971 là Thiếu Tá Lê Đình Thuận, Huyền Đai Aikido.
- Giám Đốc Võ Đường Thần Phong từ Năm 1972-1973 là Thiếu Tá Cát Văn Khôi, Huyền Đai Aikido.
- Giám Đốc Võ Đường Thần Phong từ Năm 1973-1975 là Thiếu Tá Sĩ Phú.
- Từ khởi đầu thành lập Võ Đường Thần Phong. Thiếu Tá Trần Như Đẩu với Chức Vụ Giám Đốc Võ Đường và sau là Trưởng Khối Sinh Hoạt Chính Huấn thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân, Ông đã đề cử Hoạ Sĩ Lục Phú. Khối Chiến Tranh Chính Trị đề cử Hoạ Sĩ Trúc Việt công tác trang trí Mỹ Thuật toàn thể cho Võ Đường Thần Phong.
- Võ Sư Kang Dong Kil là Hàn Lâm Học Sĩ Viện Hàn Lâm Đại Hàn Dân Quốc, Sĩ Quan Tuỳ Viên Văn Hoá của Tổng Thống Pak Chung Hi, Đại Hàn Dân Quốc, Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng Tae Kwon Do, phụ trách giảng huấn từ những ngày khởi đầu gây dựng nên Võ Đường Thần Phong từ Năm 1966-1968.
- Võ Sư Đại Uý Tá Lee Sha Un, Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng Tae Kwon Do, nói thông thạo tiếng Việt, được Bộ Tư Lệnh Quân Lực Đại Hàn đề cử để hổ trợ Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương thành lập Võ Đường Thần Phong cho Binh Chủng Không Quân, trong Chương Trình Võ Thuật Hoá Quân Đội của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà với sự hợp tác của Chính Phủ Đại Hàn qua Bộ Tư Lệnh Quân Lực Đại Hàn phụ trách huấn luyện và phát triển môn võ Tae Kwon Do (Thái Cực Đạo). Võ Sư Lee phụ trách huấn luyện Võ Thuật cho Võ Đường Thần Phong từ năm 1966-1969 và là Vị Sĩ Quan có công đề xuất và vận động với Trung Tướng Cher Moon Sin và Đại Tướng Lee Sai Ho, Tư Lệnh Lực Lượng Đại Hàn tại Việt Nam thỉnh nguyện với Chính Phủ Đại Hàn chương trình xây dựng cho Không Quân Việt Nam một ngôi Võ Đường khang trang từ năm 1968 đến 1969 thì hoàn tất.
- Võ Sư Thượng Sĩ Kang Tae Ho, Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng Tae Kwon Do phụ trách huấn luyện Võ Thuật từ năm 1966-1969.
- Võ Sư Trung Sĩ Lee Keun Tae, Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng Tae kwon Do phụ trách huấn luyện Võ Thuật từ năm 1966-1969.
- Võ Sư Cho Sun Taik, Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng Tae Kwon Do, phụ trách huấn luyện Võ Thuật từ Năm 1969-1970.
- Võ Sư Thượng Sĩ Cher Hyung Ho, Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng, phụ trách huấn luyện Võ Thuật từ Năm 1969-1970.
- Võ Sư Kim Byung Wuon, Huyền Đai Đệ Ngũ Đẳng, phụ trách huấn luyện võ thuật từ Năm 1970-1971.
- Võ Sư Trung Tá Kim Bong Sik, Huyền Đai Đệ Lục Đẳng, Trưởng Phái Đoàn Võ Sư Đại Hàn tại Việt Nam, phụ trách huấn luyện Võ Thuật từ Năm 1970-1972 và là Vị Mạnh Thường Quân luôn giúp đỡ Võ Đường Thần Phong với mọi ưu tiên từ Quân Đội Đồng Minh Đại Hàn Tại Việt Nam.
- Võ Sư Thượng Sĩ Her Man, Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng Tae Kwon Do, phụ trách huấn luyện Võ Thuật từ năm 1970-1972.
- Võ Sư Shu Jung Do, Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng Tae Kwon Do 1972-1973.
- Võ Sư Chung Tae Kap, Huyền Đai Đệ Lục Đẳng, phụ trách huấn luyện Võ Thuật từ năm 1972-1973.
- Ngoài Ra còn có những Vị Võ Sư Đại Hàn với trình độ tuyệt hảo xuất sư như Võ Sư Kim (BatMan), Huyền Đai Đệ Lục Đẳng Tae Kwon Do là Vị Võ Sư Trưởng của Quân Trường Đào Tạo Sĩ Quan Thủ Đức và Võ Sư Pak, Huyền Đai Đệ Lục Đẳng, Trưởng Phái Đoàn Võ Sư Đại Hàn từ năm 1964-1969 vẫn thường đến thăm viếng và huấn luyện đặc biệt cho Võ Sư và Võ Sinh tại Võ Đường Thần Phong.
- Võ Sư Cố Vấn Woòng Mậu Thoòng, Huyền Đai Đệ Nhị Đẳng Thái Cực Đạo, Võ Sư Nguyễn Văn Năng, Huyền Đai Đệ Nhị Đẳng Thái Cực Đạo. Hai Vị Võ Sư nầy đã cố vấn huấn luyện cho Võ Đường Thần Phong trong tinh thần tương trợ rất tốt đẹp.
- Từ ngày đầu tiên thành lập nên Võ Đường Thần Phong, từ năm 1966-1968. Võ Sư Kim Phúc Nam đã mang đẳng cấp cao nhất tại Võ Đường là Huyền Đai Đệ Nhị Đẳng vì Ông đã tốt nghiệp Khoá Thái Cực Đạo Thứ Nhì của Việt Nam do Phái Đoàn Võ Sư Đại Hàn đào tạo Võ Sư Huấn Luyện cho Quốc Gia Việt Nam. Vì là quân nhân Không Quân nên Võ Sư Kim Phúc Nam được thuyên chuyển về Võ Đường làm phụ tá cho các Võ Sư Đại Hàn giảng huấn. Ông thường cùng với Các Võ Sư Đại Hàn (bậc Thầy) phụ trách huấn luyện cho Tuyển Thủ của Võ Đường mỗi khi có Tranh Giải Vô Địch Thái Cực Đạo Toàn Quốc.
- Khoá Tae Kwon Do Thứ Nhất của Võ Đường Thần Phong khai giảng ngày 1 tháng 12 năm 1966 đến năm 1968 thì những Võ Sinh của khoá nầy thi tốt nghiệp. Họ đã vượt qua thời gian 2 năm dài công phu khổ luyện…Một số ít được tuyển dụng làm Võ Sư Huấn Luyện thực thụ cho Võ Đường Thần Phong từ năm 1968-1975 gồm có những:
- Võ Sư Nguyễn Văn Lợi, phụ trách huấn luyện cho Quân Nhân và Thiếu Niên Thần Phong lớp buổi chiều Thứ 3-5-7.
- Võ Sư Trương Văn Nhiều, phụ trách huấn luyện cho Quân Nhân và Thiếu Niên Thần Phong lớp buổi chiều Thứ 2-4-6.
- Võ Sư Huỳnh Văn Phúc, phụ trách huấn luyện cho Quân Nhân và Thiếu Niên Thần Phong lớp buổi sang Thứ 2-4-6.
- Võ Sư Nguyễn Ngọc Diệp, phụ trách huấn luyện cho Quân Nhân và Thiếu Niên Thần Phong lớp buổi sang Thứ 3-5-7.
- Võ Sư Phan Văn Đức, phụ trách huấn luyện cho Quân Nhân lớp buổi tối. Còn lại tất cả những Võ Sư cùng tốt nghiệp Khoá Thứ Nhất của Võ Đường Thần Phong nầy được trở về phần sở để huấn luyện Võ Thuật Tae Kwon Do cho 6 Sư Đoàn Không Quân Việt Nam.
- Khoá Tae Kwon Do Thứ Nhì thu nhận võ sinh được khai giảng vào ngày 3 tháng 6 năm 1968 để tiếp tục huấn luyện Võ Thuật Thái Cực Đạo (Tae Kwon Do) và Hiệp Khí Đạo(Aikido) cho giới Quân Nhân và Thiếu Niên Thần Phong. Phụ trách huấn luyện chính vẫn do Thầy Võ Sư Đại Hàn và Võ Sư Việt phụ tá cho đến năm 1973 thì theo Chương Trình Rút Quân Đội Đồng Minh Rời Khỏi Việt Nam, Võ Đường Thần Phong không còn có Võ Sư Đại Hàn phụ trách huấn luyện nữa…! Nhưng ở giai đoạn từ sau năm 1968 những Võ Sư Việt tốt nghiệp Huyền Đai của Khoá Thứ Nhất Võ Đường Thần Phong được tuyển lưu giữ để thành Võ Sư Huấn Luyện được phân nhiệm giảng huấn thực thụ cho các Khóa Huấn Luyện về sau mãi cho tới năm 1975. Những Võ Sinh của Khoá Thứ Nhì sau 2 năm thụ huấn đến tháng 6 năm 1970 đã dự thi và tốt nghiệp với đẳng cấp Huyền Đai Đệ Nhất Đẳng. Một số tân đai đen trúng tuyển kỳ thi nầy xuất thân từ Lớp Thiếu Niên Thần Phong như: Trịnh Khải Hoàng, Trần Văn Lạc, Hoàng Thuỵ Thông,…đã trở thành Võ Sư, Tuyển Thủ ưu tú… được Ban Giám Đốc Võ Đường Thần Phong đề cử tiếp nối truyền thống Huấn Luyện Võ Thuật Thái Cực Đạo cho 2 Võ Đường Thần Phong Dân Sự là:
- Võ Đường Thần Phong Phi Cảng Tân Sơn Nhất.
Sáng Lập: Võ Sư Nguyễn Văn Lợi
Giám Đốc: Bà Đặng Thị Tiên
Võ Sư Trịnh Khải Hoàng, Võ Sư Trần Văn Lạc, phụ trách huấn luyện cho võ sinh Võ Đường Thần Phong Dân Sự Phi Cảng Tân Sơn Nhất từ năm 1971-1974. Những võ sinh theo học Khoá Thứ Nhất ở Võ Đường Thần Phong nầy đến năm 1973 đã đạt được đẳng cấp Huyền Đai Đệ Nhất Đẳng.
- Võ Đường Thần Long(Thần Phong) Dân Sự 2, Quận Tư, Thành Phố SàiGòn.
Giám Đốc là Võ Sư Huỳnh Văn Phúc.
Võ Sư Trịnh Khải Hoàng, Võ Sư Nguyễn Ngọc Diệp phụ trách huấn luyện từ năm 1972-1975. Những võ sinh theo học ở Võ Đường Thần Phong nầy đến năm 1974 đã đạt đẳng cấp Huyền Đai Đệ Nhất Đẳng.
Sau năm 1975. Định cư tại Hoa Kỳ, những Võ Sư Võ Đường Thần Phong vẫn tiếp tục truyền thống Huấn Luyện Võ Thuật Thái Cực Đạo nên:
Võ Sư Nguyễn Văn Lợi, Võ Sư Trịnh Khải Hoàng, Võ Sư Lê Văn Xuân mở các lớp huấn luyện Thái Cực Đạo tại thành phố Lawn Dale và Hawthorne, Nam California.
Sau năm 1975, Võ Sư Trần Văn Lạc, Võ Sư Hoàng Thuỵ Thông mở lớp huấn luyện Thái Cực Đạo tại thành phố San Antonio, Texsas.
Võ Sư Trương Nguyên Thuận mở Võ Đường Thần Phong tại Bắc California, Washington, Houston, Tx,…Võ Sư Trương Nguyên Thuận là nhân sự đắc lực có công gầy dựng lại Hệ Thống Võ Đường Thần Phong và gìn giữ đúng khuôn mẫu, truyền thống Nguyên Thuỷ Huấn Luyện Võ Đường Thần Phong Không Quân Việt Nam, nơi mà Võ Sư Trương Nguyên Thuận đã xuất Sư. Năm 1989, Võ Sư Phan Văn Đức được định cư tại Hoa Kỳ. Võ Sư Trương Nguyên Thuận đã bàn giao nhường lại Võ Đường Thần Phong tại Bắc CaliFornia cho Võ Sư Phan Văn Đức. Năm 1991 Võ Sư Đức đổi danh hiệu Thần Phong Martial Arts Association thành Intercontinental Martial Arts Federation cho đến năm 2000, lại một lần nữa đổi danh hiệu trở thành Thần Phong The Planet Martial Arts Federation. Nhưng sự chuyển đổi thành “Hệ Phái Thần Phong mới và khác biệt” như trên chỉ là sự quyết định của riêng cá nhân Võ Sư Phan Văn Đức ! Năm 2010, Võ Sư Trương Nguyên Thuận và một số Võ Sư kỳ cựu Thần Phong đã có chuyến đi thủ đô Seoul (Hán Thành) tham dự The World Tae Kwon Do và gặp lại vị Thầy khả kính Võ Sư Kim Byung Wuon đang là Đương Kim Chủ Tịch Kỹ Thuật của Tổng Cục Thái Cực Đạo Thế Giới, phái đoàn được Thầy khuyến khích và góp ý là nên gìn giữ Võ Phái Thần Phong Nguyên Thuỷ với “Danh” Thần Phong International Martial Arts federation.
- Từ tháng 6 năm 1968 Võ Đường Thần Phong đã khai giảng Khoá AiKiDo (Hiệp Khí Đạo) do Võ Sư Nguyễn Đăng Đức, Huyền Đai Đệ Tam Đẳng Hệ Phái Yoshikan, Võ Sư Lê An Ninh , Huyền Đai Đệ Tam Đẳng Hệ Phái Yoshikan, phụ trách huấn luyện cho giới Quân Nhân và Thiếu Niên Thần Phong cho đến năm 1970-1975 thì số võ sinh theo học Khoá Thứ Nhất Aikido nầy đã đạt được từ đẳng cấp Huyền Đai Đệ Nhất Đẳng tới Huyền Đai Đệ Tam Đẳng Hiệp Khí Đạo và Họ đã trở thành Võ Sư Aikido phụ trách huấn luyện tiếp tục cho các Khoá Võ Thuật Aikido về sau như: Võ Sư Đinh Thạch On, Võ Sư Bùi Văn Chúc, Võ Sư Trần Bảo Lộc, Võ Sư Bùi Văn Tạc, Võ Sư Nguyễn Văn Ngọc, Võ Sư Lê Đình Thuận, Võ Sư Nguyễn Trúc Lân,…mãi cho đến năm 1975.
- Từ năm 1971, Võ Đường Thần Phong đã khai giảng Khoá Nhu Đạo (Judo) do Võ Sư Đỗ Thành Hưng Huyền Đai Đệ Nhị Đẳng, Võ Sư Nguyễn Lục Phú( Hoạ Sĩ Lục Phú) Huyền Đai Đệ Nhị Đẳng phụ trách huấn luyện.
- Từ năm 1972, Võ Đường Thần Phong đã tổ chức khai giảng Khoá Thiếu Lâm Bắc Phái do Lão Võ Sư Tám Kiểng, phụ trách huấn luyện cho đến năm 1975.
Nguyên Thuỷ, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu và những nhân sự có thẫm quyền trong Hội Đồng Chính Phủ, nhận xét Tinh Thần Chiến Đấu của Lực Lượng Thanh Niên Hwa Rang, Korea đã dụng môn võ Tae Kwon Do chiến đấu rất hữu hiệu, đã góp phần trong công cuộc giành lại độc lập cho quốc gia Đại Hàn…Nên Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã thực hiện Chương Trình Võ Thuật Hoá Quân Đội và chỉ thị Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà thi hành Chương Trình Huấn Luyện Võ Thuật Thái Cực Đạo trong tất cả Quân Binh Chủng. Vì vậy Cố Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương khi hãy còn với Chức Vụ Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Không Đoàn 33 Chiến Thuật, Cơ Quan Đầu Não Chỉ Huy của Không Quân Việt Nam Cộng Hoà tại Căn Cứ Phi Trường Tân Sơn Nhất, Miền Nam Việt Nam. Với bản tính nghệ sĩ hào hoa và anh hùng…Ông là Người có lý tưởng kiến thiết Quốc Gia, yêu chuộng các bộ môn nghệ thuật thể hiện Văn Hoá và Võ Thuật Tae Kwon Do xuất xứ từ Đại Hàn được Ông mộ chuộng …Ông thường có sinh hoạt với các văn nghệ sĩ, giới trí thức sáng tác văn học… và với kỳ vọng muốn trang bị cho quân nhân Không Quân dưới quyền chỉ huy của Ông trở thành những Chiến Sĩ Quốc Gia đấu tranh phải có đầy đủ thể chất khoẻ mạnh, cường tráng với tính chất tinh thần Võ Sĩ Đạo Đông Phương kinh qua những khoá học tập Văn Hoá-Võ Thuật do Khối Chiến Tranh Chính Trị, Phòng Huấn Luyện, Chính Huấn …do Ông đề xuất và bắt buộc giới quân nhân song hành học tập và nhiệm vụ tại phần sở vẫn phải chu toàn…Riêng với bộ môn Võ Thuật Tae Kwon Do (Thái Cực Đạo), Ông trưng dụng Phòng Huấn Luyện tại Bộ Tư Lệnh Không Quân làm thành Võ Đường Thần Phong đầu tiên, và để tổ chức Hội Võ Thuật Thần Phong, Ông trân trọng viết thư đệ đạt với Tổng Thống Pak Chung Hi (Phát Chung Hi) của Đại Hàn Dân Quốc, thỉnh mời những Võ Sư tài năng xuất chúng trong Quân Đội Đại Hàn sang Việt Nam để huấn luyện Võ Thuật Thái Cực Đạo tiên khởi cho Không Quân Việt Nam Cộng Hoà. Tổng Thống Đại Hàn Dân Quốc chấp thuận và ưu ái đề cử Vị Hàn Lâm Học Sĩ của Hàn Lâm Viện Đại Hàn đương là Vị Tuỳ Viên Văn Hoá đặc biệt của Tổng Thống là Võ Sư Kang Dong Kil Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng, nói được thông thạo tiếng Việt qua Việt Nam cùng với những Võ Sư Quân Đội Đại Hàn như Đại Uý Lee Sha Un, Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng nói được tiếng Việt, Thượng Sĩ Kang Tae Ho Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng, Trung Sĩ Lee Keun Tae Huyền Đai Đệ Tứ Đẳng tổ chức huấn luyện gầy dựng cho Binh Chủng Không Quân Việt Nam một Nền Võ Thuật Thái Cực Đạo là một trong những Nét Đặc Trưng của Nền Văn Hoá Hàn Quốc từ khởi nguyên khai sáng Võ Đường Thần Phong. Vì vậy chính Cố Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương là Vị Sáng Lập nên Võ Đường Thần Phong và Hội Võ Thuật Thần Phong. Tuy là Vị Sĩ Quan chỉ huy cao cấp của Binh Chủng Không Quân nhưng Ông đặc biệt đối đãi với Võ Sư, Võ Sinh Võ Đường Thần Phong và thanh Thiếu Niên Thần Phong cũng do Ông Sáng Lập trong tình huynh đệ tương thân tương ái …! Ông bị tử trận khi trực tiếp chỉ huy trận đánh giải toả áp lực của quân Việt Cộng tại Mặt Trận Đất Thánh Tây là vòng đai Phi Trường vào tháng 5 năm 1968 ! Ông là Vị Sĩ Quan cao cấp nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tử trận đầu tiên tại chiến trường kể từ khi cuộc chiến Quốc-Cộng khai nguồn ! Cái chết của Ông là một mất mát lớn của Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà và cũng là đại tang cho Võ Đường Thần Phong và Liên Đoàn Thiếu Niên Thần Phong do Ông thành toàn…Ôi…còn đâu:
Giờ từng đoàn người vượt qua biên giới quyết chiến đấu, cố chiếm chiến công ngang trời…đi không ai tìm xác rơi ? Đến lúc Đất Nước muốn bao người con thân yêu ra đi, hối tiếc tấm thân làm chi ? Ta là đàn chim bay trên cao xanh, khi nhìn xuống những kinh thành tan…! Đôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh. Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng…
Và Ôi…còn đâu:
Em là cô gái bên song cửa
Anh là mây bốn phương trời
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn ngồi trên nhung lụa…
Và còn đâu nữa :
Anh đến thăm Em một chiều mưa
Mưa dầm dề làm trơn ướt lối về…
Và còn đâu nữa:
Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trên vòm trời nầy
Giờ nằm xuống…trong nghĩa trang nầy có loài chim thôi…!
Cái mất mát nầy đã ghi đậm đấu ấn trong tâm tình của Võ Đường Thần Phong (Kamikaze) và Đoàn Thiếu Niên Thần Phong…cho mãi đến hôm nay ghi chép lại nguyên thuỷ Võ Đường… Nhớ đến Huynh trưởng Lưu Kim Cương…biết nói sao cho vừa !
Khai giảng lớp Thái Cực Đạo đầu tiên Năm 1966 và để đánh dấu Kỷ Niệm Khởi Nguyên, chính Thầy Hàn Lâm Học Sĩ Võ Sư Trưởng Kang đã thủ bút thảo Thư Pháp ban cho Võ Đường Thần Phong 3 chữ đại tự: Túc Quyền Đạo. Bức Thư Pháp nầy đã được trân trọng treo cao để tất cả Võ Sư, Võ Sinh của Võ Đường Thần Phong chiêm nguỡng mãi cho đến năm 1975. Cùng thời gian Ông cũng dẫn giảng khúc chiết Tinh Thần Võ Đạo Đông Phương:
Lễ Nghĩa, Liêm Sĩ, Nhẫn Nại, Khắc Kỷ, Bách Chiết, Bất Khuất
Và những Điều Tâm Niệm mà tất cả Võ Sinh xuất thân từ Võ Đường Thần Phong đều phải tuyên đọc hằng ngày trong lớp học sau khi chào quốc kỳ Hàn-Việt và hành lễ chào kính Võ Sư đương nhiệm:
Giờ từng đoàn người vượt qua biên giới quyết chiến đấu, cố chiếm chiến công ngang trời…đi không ai tìm xác rơi ? Đến lúc Đất Nước muốn bao người con thân yêu ra đi, hối tiếc tấm thân làm chi ? Ta là đàn chim bay trên cao xanh, khi nhìn xuống những kinh thành tan…! Đôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh. Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng…
Và Ôi…còn đâu:
Em là cô gái bên song cửa
Anh là mây bốn phương trời
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn ngồi trên nhung lụa…
Và còn đâu nữa :
Anh đến thăm Em một chiều mưa
Mưa dầm dề làm trơn ướt lối về…
Và còn đâu nữa:
Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trên vòm trời nầy
Giờ nằm xuống…trong nghĩa trang nầy có loài chim thôi…!
Cái mất mát nầy đã ghi đậm đấu ấn trong tâm tình của Võ Đường Thần Phong (Kamikaze) và Đoàn Thiếu Niên Thần Phong…cho mãi đến hôm nay ghi chép lại nguyên thuỷ Võ Đường… Nhớ đến Huynh trưởng Lưu Kim Cương…biết nói sao cho vừa !
Khai giảng lớp Thái Cực Đạo đầu tiên Năm 1966 và để đánh dấu Kỷ Niệm Khởi Nguyên, chính Thầy Hàn Lâm Học Sĩ Võ Sư Trưởng Kang đã thủ bút thảo Thư Pháp ban cho Võ Đường Thần Phong 3 chữ đại tự: Túc Quyền Đạo. Bức Thư Pháp nầy đã được trân trọng treo cao để tất cả Võ Sư, Võ Sinh của Võ Đường Thần Phong chiêm nguỡng mãi cho đến năm 1975. Cùng thời gian Ông cũng dẫn giảng khúc chiết Tinh Thần Võ Đạo Đông Phương:
Lễ Nghĩa, Liêm Sĩ, Nhẫn Nại, Khắc Kỷ, Bách Chiết, Bất Khuất
Và những Điều Tâm Niệm mà tất cả Võ Sinh xuất thân từ Võ Đường Thần Phong đều phải tuyên đọc hằng ngày trong lớp học sau khi chào quốc kỳ Hàn-Việt và hành lễ chào kính Võ Sư đương nhiệm:
- Quyết tâm rèn luyện tinh thần thượng Võ và thân thể cường tráng.
- Quyết đoàn kết chặc chẻ trong tinh thần tương thân, tương ái.
- Tuyệt đối tuân lời Võ Sư và giữ đúng kỷ luật của Hội
- Chúng ta sẽ là rường cột vững chắc cho xứ sở của chúng ta do nhờ luyện tập môn võ Thái Cực Đạo.
- Chúng ta sẽ là đồ đệ của lý tưởng, của công bằng, của tự trọng ngay giữa chính chúng ta.
- Chúng ta sẽ là ngưòi bảo vệ kẻ yếu và duy trì hết sức lễ độ, danh dự, tình huynh đệ và sự tương trợ lẫn nhau.
- Chúng ta sẽ chỉ xử dụng môn võ Thái Cực Đạo để tự vệ chính đáng mà thôi.
- Năm 1968, Võ Đường Thần Phong đã tham dự chính thức Tranh Giải Vô Địch Thái Cực Đạo với những Tuyển Thủ Toàn Đội Đai Đen: Kim Phúc Nam, Nguyễn Văn Lợi, Phan Văn Đức. Đai Nâu: Lê Văn Châu,…
- Giải Cá Nhân Thiếu Niên Đai Nâu: Trần Văn Lạc, Trịnh Khải Hoàng.
- Năm 1969, Võ Đường Thần Phong đã tham dự và ở vòng Chung Kết tranh chức Vô Địch với Toàn Đội Cọp Biển Thuỷ Quân Lục Chiến với những Tuyển Thủ Đai Đen: Kim Phúc Nam, Nguyễn Văn Lợi, Phan Văn Đức và Tuyển Thủ Đai Nâu: Lê Văn Châu, Đặng Văn Phát, Phạm Văn Khiết. Đội Tuyển Võ Đường Thần Phong đã chiến thắng vẻ vang Đoạt Giải và Thủ Kỳ Vô Địch Thái Cực Đạo Lần Thứ Nhất.
- Năm 1970, Võ Đường Thần Phong với những Tuyển Thủ: Lê Văn Châu, Phan Văn Đức, Hoàng Thuỵ Thông và Tuyển Thủ Đai Nâu đã loại tất cả Đấu Thủ để vào Chung Kết tranh đoạt chức Vô Địch Thái Cực Đạo với Toàn Đội Cọp Biển Thuỷ Quân Lục Chiến… và lại một lần nữa Võ Đường Thần Phong chiến thắng Đoạt Giải và Thủ Kỳ Vô Địch Thái Cực Đạo Toàn Quốc Lần Thứ Nhì.
- Năm 1971, Tuyển Thủ Toàn Đội của Võ Đường Thần Phong: Đai Đen: Lê Văn Châu, Trịnh Việt Trí, Lâm Hal. Đai Nâu: Đỗ Thành Hưng, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Lục Phú đã đấu hạ tất cả những đối thủ để cùng vào vòng Chung Kết với Cọp Biển Thuỷ Quân Lục Chiến. Đây là trận chiến của “Long Hổ Tranh Hùng” vang dội khắp Quân Binh Chủng Việt Nam Cộng Hoà và toàn thể giới Võ Thuật Dân Sự và lại một lần nữa Tuyển Thủ Võ Đường Thần Phong đã chiến thắng đội Cọp Biển Thuỷ Quân Lục Chiến Lần Thứ Ba. Võ Đường Thần Phong Đoạt Giải và Thủ Kỳ Vô Địch Thái Cực Đạo Toàn Quốc Lần Thứ Ba và Theo Qui Luật Quán Quân với Ba Lần Đoạt Chức Vô Địch nên Võ Đường Thần Phong Thủ Kỳ Quán Quân vĩnh viễn. Bộ Tư Lệnh Quân Đội Đại Hàn phải đề xuất Tân Kỳ Vô Địch cho những lần thứ Tranh Giải Vô Địch Thái Cực Đạo về sau.
- Năm 1972, Võ Đường Thần Phong quyết định không tham dự Tranh Giải Thái Cực Đạo Toàn Quốc ở Giải Toàn Đội Tuyển như mọi năm, mà chỉ tranh đoạt những Giải Kỹ Thuật Cá Nhân và cũng đã thành công xuất sắc đoạt được nhiều Giải Cá Nhân trong Kỳ Tranh Giải Thái Cực Đạo Toàn Quốc Năm 1972. Kết quả Toàn Đội Tuyển Cọp Biển Thuỷ Quân Lục Chiến đã chiếm Giải Vô Địch Thái Cực Đạo Toàn Quốc Năm 1972.
- Năm 1973, Võ Đường Thần Phong ghi danh tham dự Tranh Giải Thái Cực Đạo Toàn Quốc với lực lượng hùng hậu gồm có đến 2 Toàn Đội Tuyển Thủ:
Toàn Đội Tuyển Thủ Võ Đường Thần Phong A
Toàn Đội Tuyển Thủ Võ Đường Thần Phong B
Đặc biệt trong lần tranh giải Vô Địch Thái Cực Đạo Toàn Quốc lần Đội Tuyển Thủ Thần Phong gồm có: Kim Phúc Nam, Lê Văn Châu, Trịnh Việt Trí, Lâm Hal, Nguyễn Văn Vạn, Phan Văn Đức, Đinh Tường, Thái Bình oHoà, Đào Phúc Thế, Võ Hồng Sinh, Nguyễn Văn Thành,… Ban Giám Đốc Võ Đường đã hội ý và đặc biệt một lần nữa tuyển chọn đề cử Tuyển Thủ xuất Thiếu Niên Thần Phong là Hoàng Thuỵ Thông trong vị thế Toàn Đội Đai Đen, với dáng “Bạch Diện Thư Sinh” phảng phất nét văn nhân, nghệ sĩ như sĩ tử với trường thi và “bầu rượu túi thơ” hơn là Võ Sĩ … trai trẻ…Nhưng ý chí đanh thép quyết thắng, tài năng vượt bậc! Tuyển Thủ Huyền Đai Đệ Nhị Đẳng Hoàng Thuỵ Thông với thế PadaDapchachiligi chính xác, lực dũng mãnh thần tốc đã đá văng xuống bục đấu thủ xuất sắc hàng đầu của đội Mãnh Hổ Thuỷ Quân Lục Chiến tên Hoài ở những giây phút đầu tiên của trận đấu…Tuyển Thủ Hoài của Đội Thuỷ Quân Lục Chiến là hảo thủ! Anh Hoài tài năng xuất sắc có danh tiếng được hâm mộ và khen tặng trong giới Võ Thuật Thái Cực Đạo là ”Hoài Mãnh Hổ, Hoài Cọp Biển” là Em Kết Nghĩa của Võ Sư “Đào Biduki”còn gọi là “Đào Mông Cổ” là Đệ Nhất Tuyển Thủ của Đội Tuyển Cọp Biển Thuỷ Quân Lục Chiến và Anh Đào cũng là Võ Sư Huấn Luyện Kỳ Cựu Thái Cực Đạo Binh Chủng Thuỷ Quân Lục Chiến…Cả hai hảo thủ danh tiếng nầy ít khi bị bại với những đấu thủ nào khác…Nếu không phải là Tuyển Thủ Võ Đường Thần Phong trong suốt cả thời gian từ khi Quân Đội Đại Hàn đem môn Võ Thái Cực Đạo vào miền Nam Việt Nam truyền bá và tổ chức hằng năm Giải Vô Địch Thái Cực Đạo Toàn Quốc…!.
Kết thúc cuộc Tranh Giải Vô Địch Thái Cực Đạo Toàn Quốc Năm 1973:
Toàn Đội A Võ Đường Thần Phong Đoạt Giải Nhất Vô Địch Thái Cực Đạo Toàn Quốc Năm1973
Toàn Đội B Võ Đường Thần Phong Đoạt Giải Nhì Vô Địch Thái Cực Đạo Toàn QuốcNăm 1973.
Đến năm 1974 vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà phải đơn độc chiến đấu oai hùng lẫm liệt với đại quân Chính Qui Bắc Việt trên khắp chiến trường ở 4 vùng chiến thuật… Nên chương trình Tranh Giải Vô Địch Thái Cực Đạo Toàn Quốc được tổ chức giới hạn với sự tham gia của những tuyển thủ thuộc hệ phái Võ Đường Dân Sự. Võ Đường Thần Phong chỉ tham dự tranh giải Cá Nhân Thiếu Niên với Tuyển Thủ Thiếu Niên Thần Phong: Huỳnh Phi Hùng đã đoạt Huy Chương Bạc.
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN CỦA VÕ ĐƯỜNG THẦN PHONG
Võ Đường Thần Phong đã Tổ Chức Những Khoá Huấn Luyện như sau:
Khoá Đào Tạo Võ Sư Huấn Luyện Viên lần Thứ Nhất khai giảng Năm 1966-1968.
Khoá Huấn Luyện cho Võ Sinh Thái Cực Đạo, Hiệp Khí Đạo lần Thứ Nhì vào ngày 3 tháng 6 năm 1968. Rồi từ sau đó cứ mỗi Tam Cá Nguyệt, Võ Đường Thần Phong mở Khoá thu nhận Võ Sinh. Mỗi năm Võ Đường Thần Phong mở 20 Lớp Huấn Luyện: 2 Lớp Buổi Sáng cho Ngày Thứ 2-4-6 và Ngày Thứ 3-5-7 và 2 Lớp Buổi Chiều cho Ngày Thứ 2-4-6 và Ngày Thứ 3-5-7 và 1 Lớp Buổi Tối cho Quân Nhân Không Quân. Sĩ số Võ Sinh mỗi lớp thường là 50-60.
Mỗi Tam Cá Nguyệt, Võ Đường Thần Phong Tổ Chức một Kỳ Thi Tuyển cho Đẳng Cấp Đai:
Đai Trắng cấp 8, thời gian thụ huấn 3 tháng để ứng thi Đai Xanh.
Đai Xanh cấp 6, thời gian thụ huấn 3 tháng để ứng thi Đai Nâu.
Đai Nâu cấp 4, thời gian thụ huấn 3 tháng để ứng thi Đai Nâu cấp 2-3.
Đai Nâu cấp 2, thời gian thụ huấn 3-6 tháng để ứng thi Đai Nâu cấp 1.
Đai Nâu cấp 1, thời gian thụ huấn 6 tháng để ứng thi Đệ Nhất Đẳng Huyền Đai.
Huyền Đai Đệ Nhất Đẳng, thời gian thụ huấn 2 năm để ứng thí Đệ Nhị Đẳng Huyền Đai.
Huyền Đai Đệ Nhị Đẳng, thời gian thụ huấn 3 năm để ứng thí Đệ Tam Đẳng Huyền Đai.
Khoá Đào Tạo Võ Sư Huấn Luyện Viên lần Thứ Nhất khai giảng Năm 1966-1968.
Khoá Huấn Luyện cho Võ Sinh Thái Cực Đạo, Hiệp Khí Đạo lần Thứ Nhì vào ngày 3 tháng 6 năm 1968. Rồi từ sau đó cứ mỗi Tam Cá Nguyệt, Võ Đường Thần Phong mở Khoá thu nhận Võ Sinh. Mỗi năm Võ Đường Thần Phong mở 20 Lớp Huấn Luyện: 2 Lớp Buổi Sáng cho Ngày Thứ 2-4-6 và Ngày Thứ 3-5-7 và 2 Lớp Buổi Chiều cho Ngày Thứ 2-4-6 và Ngày Thứ 3-5-7 và 1 Lớp Buổi Tối cho Quân Nhân Không Quân. Sĩ số Võ Sinh mỗi lớp thường là 50-60.
Mỗi Tam Cá Nguyệt, Võ Đường Thần Phong Tổ Chức một Kỳ Thi Tuyển cho Đẳng Cấp Đai:
Đai Trắng cấp 8, thời gian thụ huấn 3 tháng để ứng thi Đai Xanh.
Đai Xanh cấp 6, thời gian thụ huấn 3 tháng để ứng thi Đai Nâu.
Đai Nâu cấp 4, thời gian thụ huấn 3 tháng để ứng thi Đai Nâu cấp 2-3.
Đai Nâu cấp 2, thời gian thụ huấn 3-6 tháng để ứng thi Đai Nâu cấp 1.
Đai Nâu cấp 1, thời gian thụ huấn 6 tháng để ứng thi Đệ Nhất Đẳng Huyền Đai.
Huyền Đai Đệ Nhất Đẳng, thời gian thụ huấn 2 năm để ứng thí Đệ Nhị Đẳng Huyền Đai.
Huyền Đai Đệ Nhị Đẳng, thời gian thụ huấn 3 năm để ứng thí Đệ Tam Đẳng Huyền Đai.
Suốt trong những năm tháng dài từ 1966-1975, Võ Đường Thần Phong đã Được sự ưu ái, bảo trợ của những Sĩ Quan Không Quân có tấm lòng yêu chuộng Võ Thuật mà Huynh-Đệ tương thân, tương ái. Nhưng đặc biệt nhất toàn thể Võ Sư, Võ Sinh xuất thân từ Võ Đường Thần Phong trân trọng cám ơn Đại Tá Đinh Thạch On với chức vụ là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Không Quân, Ông đã thương mến “Anh-Em Võ Đường Thần Phong” mà hết lòng che chở, bảo trợ …từ sau Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương đã “Cánh Chim bỏ đường bay” ! Và cám ơn Chuẩn Tướng Phan Phụng Tiên, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Không Quân, Trung Tá Lý Ngọc An, Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị, Trung Tá Bùi Hoàng Khải, Trưởng Phòng Chính Huấn đã quan tâm giúp đỡ Võ Đường Thần Phong từ năm 1966-1975…và cũng không thể nào quên được Thiếu Tá Trần Như Đẩu và Chị Thiếu Anh như “Chiêu Anh Quán” với tấm lòng hào sản, quảng đại Anh Chị đã “Đãi Hiền” “Anh Em Võ Đường Thần Phong” như mái ấm gia đình từ năm đầu thành lập Võ Đường Thần Phong 1966-1975 “tan hàng” rồi tiếp tục tại hãi ngoại từ sau năm 1975 mãi cho đến nay. Chân thành tuyên dương “Mạnh Thường Quân” Việt Nam thuộc Võ Đường Thần Phong.
Văn dìu cánh phượng yên trăm họ
Võ thét oai hùm dẹp bốn phương
Trong cái Tâm phân biệt, Văn và Võ thường được tách bạch hiểu như hai thành phần đối nghịch với những đặc tính tương phản nhau như Âm với Dương như cứng với mềm…
Văn Phong với vẻ hoà nhã, lễ độ dễ dược Người cãm mến thân cận.
Võ Cách với dáng mạnh bạo, uy nghiêm thường làm cho chúng Nhân e dè xa lánh…!
Tuy đối chọi với nhau, nhưng Văn và Võ là những bổ túc cần thiết cho nhau để tránh những khuyết điểm nguy hại do sự nghiêng lệch quá độ trong chủ trương đa Văn hay thuần Võ. Đa Văn thường dễ trở thành bạc nhược, tiêu cực, tuỳ thuộc, thiếu năng lực phản kháng trước nghịch cảnh. Còn đa Võ lại dễ trở thành bạo hành, quá khích, ngạo mạn và hiếu chiến…Do đó sự phối hợp Văn-Võ ở mức độ hài hoà đã trở thành một tiêu chuẩn được Cổ Nhân đề cao qua mẫu Người Lý Tưởng đầy tài năng, kiêm gồm lẫn cả Văn Mô-Võ Lược, thích nghi được trong mọi hoàn cảnh.
Trong sơ lược về Võ Phái Thần Phong trong nền tảng Võ Đạo Đông Phương để cho tất cả những Võ Sư và Võ Sinh đã được học luyện từ Võ Đường Thần Phong thuộc Binh Chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hoà tùng sự tại Căn Cứ Phi Trường Tân Sơn Nhất, Sư Đoàn 5 Không Quân là Võ Đường Mẹ và 5 Võ Đường ở 5 Căn Cứ Không Quân trong 4 Vùng Chiến Thuật và 2 Võ Đường Thần Phong Dân Sự là Thần Phong Phi Cảng Tân Sơn Nhất, Võ Đường Thần Long ở Quận 4 Khánh Hội…từ năm 1966 đến ngày 30-4-1975…cho đến những Võ Đường Thần Phong ở Hải Ngoại như Mỹ Quốc (America), Nước Úc Đại Lợi (Australia), Pháp Quốc (France),…từ sau năm 1975 đến hiện tại…Bài viết nầy chỉ xin xét và trình bày riêng về thể dụng của Võ như một phương thế luyện tập Thân-Tâm của Người Xưa để Thành Nhân và Giúp Đời :” Dĩ Võ Tải Đạo” cùng theo một hướng như Văn trong cái tinh thần “Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ” cùng về một tâm đìểm bằng những đường lối khác nhau…
Theo nguyên nghĩa Võ đối nghịch với Văn: Văn là vẻ đẹp, là lễ phép…là cách dùng Lễ để cảm con người, còn Võ là dùng sức mạnh để bắt người phục và Đạo là con đường đi, cái Lý đúng mà kẻ Hành Giả phải noi theo để đi tới Giác Ngộ nếu không muốn sa vào những mê lầm sai trái…! Gộp chung hai chữ Võ Đạo có nghĩa là con đường chính đáng mà kẻ học Võ phải hướng theo, cái nguyên Lý căn bản trong phương pháp dùng sức để hàng phục chúng nhân mà kẻ học luyện Võ phải tuân hành…
Thông thường trong cuộc sống hàng ngày, người ta chỉ được thấy, nghe nói đến Võ trên mức độ thấp nhất của nó qua danh từ Võ Thuật, có nghĩa là kỹ thuật, phương cách để luyện tập thân thể cho được khoẻ mạnh, chiêu thức tinh xảo…đủ để tự vệ và chế ngự kẻ hung đồ…Cũng bởi chỉ vì trình bày giới hạn trong Võ Đường Thần Phong là Võ ở mức độ Thuật nên Võ đã mang một tính chất đa nguyên với những màu sắc môn phái và địa phương. Chính vì chỉ “Nhìn” Võ ở bình diện Thuật mà đã có những đụng chạm, khích bác giữa những cá nhân học Võ và môn phái…còn quá chấp Ngã ! Do đó Võ phải được nhìn ở tầng cấp cao hơn, ở cái thể dụng tới đích điểm tối hậu, tức là con đường đưa ta tới Đạo tới Chân Lý. Cái Chân Lý phổ quát đúng cho mọi người, mọi thời. Cái Chân Lý phổ quát còn có thể gọi là Thiên Tâm lòng Trời, mà Trời và Người thì có liên lạc chặc chẻ “Thiên-Nhân Tương Dữ”. Hiểu được Thiên Tâm tất cũng hiểu đưọc Nhân Tâm và hiểu được Nhân Tâm tất cũng suy ra để hiểu được Ngã Tâm…là cái Tâm của Chính Ta, khi hiểu đựợc Người, khi biết được Ta, thì cái yếu tố “Tri Kỷ Tri Bỉ” mà Tôn Tử thường đề cập tới trong Võ Kinh phải được nằm gọn trong Tay kẻ học Võ. Đạt tới mức độ đó tức là đã đạt Đạo, đích điểm cao nhất của Võ học…Qua hình ảnh của Tổ Sư Đạt Ma (Bodhi Dhamma), của Tổ Sư Trương Tam Phong, Thái Cực Quyền (TaiChiChuan),của Tổ Sư Morihei Ueshiba, Hiệp Khí Đạo(Aikido), của Tổ Sư Judo, của Tổ Sư Karatedo, của Tổ Sư Thái Cực Đạo(Tae Kwon Do)…Những người không muốn tranh thắng nên không hề bại vong, thực hiện được điều tối thượng trong Võ học là “Thần Võ Bất Sát” tức là Võ Nghệ khi đã tu tập đến mức độ siêu phàm nhập thánh thì chẳng cần phải đánh giết ai mà cũng làm cho chúng nhân hàng phục và còn cảm mến vì đức hiếu sinh của Tâm hồn đã hoà cùng Thiên Địa.
Con Người là một toàn thể được hiểu là một kết hợp bao gồm ba phần Thân, Tâm, Trí và sự tồn tại của một cá nhân ở trong cuộc đời không thể thiếu một trong ba yếu tố nầy:
- Thân phải được nuôi bằng thực phẩm bổ dưỡng để khoẻ mạnh, sinh tồn, phải được thường xuyên luyện tập để Mạnh. Sự suy nhược, bệnh hoạn là những trở ngại đầu tiên hạn chế sự sống.
- Trí phải được phát triển bằng kiến thức, vì biết là trục của sống, sức sống và giới hạn sự sống tỷ lệ thuận theo cái Biết. Sự biết càng nhiều sâu xa và đa diện thì sự sống, cuộc đời của cá nhân đó càng phong phú, càng cao rộng bao la…Một trí thức hẹp hòi thì tầm nhìn cũng thiển cận và do đó vũ trụ bao quanh cũng thu nhỏ như miệng giếng qua cái nhìn bó chặt của con ếch ngồi nơi đáy giếng…!
- Tâm là chủ của Thân và Trí, nơi phát xuất của thất tình, chổ biểu lộ của ý chí, Tâm cũng phải được nuôi dưỡng bằng những lý tưởng cao đẹp, những tình cảm đôn hậu đầy nhân ái…không thể thả buông thả bông lông như ngựa hoang, trôi bồng bềnh như thuyền lạc bến. Tâm phải có chủ đích, Chí là nơi đến của Ý Tưởng. Không chủ đích, thiếu ý tưởng thì Tâm làm sao đìều động được sức của Thân, Lực của Trí mà mong nên công trạng, sự nghiệp. Đó là những người sống trong mê, chết trong say. Không tạo được một lợi ích nào cho chính bản thân, thì nói chi xa vời tới gia đình, tông tộc, xã hội, quốc gia…!
Và những bậc Tổ Sư đã thành đạt trong Võ Đạo, với cái Tâm hư không, với tấm lòng rộng mở ra với đời có lẽ đâu còn chấp chước với những mê lầm, hạn hẹp để phân chia so đo, kèn cựa như những kẻ thường nhân.
Do quan niệm truyền thống Á Đông đề cao sự hài hoà nhu thuận trong mối tương quan xã hội nên Lễ Nghĩa là bài học đầu tiên của kẻ nhập môn thọ giáo dù là học Văn hay Võ. “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn” là vậy! Đạo Trường, Võ Phái nào cũng có những Môn Quy riêng để Môn Sinh theo đó mà sinh hoạt cho đúng cách. Dù dài ngắn khác nhau, khó dể không đồng đều, nhưng tất cả những điều tâm niệm đúc kết trong môn quy đều không ra ngoài Lễ Nghĩa, Liêm Sĩ, thành những bậc Đại Nhân, Quân Tử, Thánh Hiền…
Quân Sư Phụ: Là một Ý Niệm đặc biệt của Á Đông đề cao công nghĩa trên tư tình, tập thể trên cá nhân. Bậc Quân Chủ được trọng vọng bởi vì Tài Đức khéo nuôi đưọc trăm họ, tạo được sự an cư lạc nghiệp cho muôn dân được an vui. Bậc Sư Thầy được tôn kính bởi vì có công dạy dỗ, đào tạo những tài năng xuất chúng trong công nghiệp an bang tế thế. Còn song thân Phụ Mẫu là bậc sinh thành có công nuôi dưỡng, so với Cha Mẹ, công Thầy Sư cao hơn một bậc. Không có thầy khai trí dạy bảo làm sao có được bản lãnh hơn đời để dương danh cùng thiên hạ làm đẹp mặt Cha Mẹ, Giòng Họ. Cũng vì vậy mối tình Thầy-Trò thật là thắm thiết. Dù phiêu bạt giang hồ tứ xứ môn sinh thường hằng năm trở về qui tụ dưới mái Đạo Trường để vấn an hay chúc thọ Thầy, hoặc giả nếu Ân Sư đã mãn phần, tiêu dao cực lạc, đồng môn huynh đệ quay quần tưỏng nhớ công đức tiền nhân. Đã có những người công thành danh tọại, đưòng hoạn lộ thênh thang, vinh hoa nơi chốn triều đình nhưng khi nghe tin Thầy quá vãng đã xin từ quan lui về cư tang để cho tròn Ân Nghĩa. Do đó cũng thật dễ hiểu, đối với môn sinh của Danh Gia Chính Phái, tội danh nặng nhất là:”Khi Sư Diệt Tổ” với hình phạt thật khắc nghiệt là tử hìnhvà bị khai trừ ra khỏi Võ Phái chịu sự khinh khi của Võ Lâm Đồng Đạo.
Mối Tương Quan Sư Đệ: Là mối tương quan hai chiều. Ở đệ tử là sự quyết tâm tầm Sư học Đạo. Còn nơi Sư Phụ là mong tìm kiếm được đệ tử có căn cốt, cơ duyên…để trao truyền sở đắc của cả đời công phu nghiên cứu luyện tập. Chuyện tích “Trương Lương Hiến Hài” được kể là một điển hình của mối tương quan hai chiều nầy. Trương Lương người nước Hàn, giòng dõi quí phái năm đời kế tiếp nhau làm Tể Tướng. Khi triều đại nhà Tần thống nhất trị vì thiên hạ, nước Hàn bị diệt, Trương Lương nuôi chí phục quốc, trả thù nhà, nên bán hết cơ ngơi đìền sản, tư trang thu lấy tiền để mưu cầu việc lớn. Khi nghe Tần Thuỷ Hoàng xuất cung du thưởng lãm cảnh đẹp quanh vùng, Trương Lương đã cùng với mấy đồng chí, mình giắt dao nhọn, chuỳ đồng nằm phục bên đường chờ đợi xa giá Tần Thuỷ Hoàng qua sẽ cùng vùng lên xông vào ám thích Tần Vương. Nhưng việc bất thành, Trương Lương phải cải dạng lẩn trốn. Trên bước đường bôn tẩu, một ngày đẹp trời Trương Lương gặp Hoàng Thạch Công dưới hình dạng là một lão Hủ cưỡi lừa đi tới, hai bên đi nghịch chiều nhau trên con đường nhỏ chênh vênh cạnh một dòng suối. Giữ Lễ tôn kính bậc trưởng thượng, Trương Lương nép mình vào vệ đường nhường chổ cho lão Hủ cưỡi lừa đi qua rồi mới tiếp bước. Trong lúc nhường tránh lối đi cho nhau, lão Hủ lúng túng quơ chân làm rơi một chiếc hài xuống vách đá kề bên giòng suối. Không một chút ái ngại, lão Hủ đưa tay vẫy gọi Trương Lương lại, chỉ vào chiếc hài rách mà nói:”Nầy tiểu tử, hãy lượm lại hài cho ta…”! Không quản khó chịu vì thái độ ngạo mạn của ông lão quê mùa, Trương Lương cẩn thận leo bám xuống vào vách đá cheo leo nhặt chiếc hài rách được rồi, lễ phép cung kính quì dâng đưa hài cho lão Hủ. Thản nhiên lão Hủ buông thỏng một câu:” À...thằng nhỏ nầy dạy được đây…”! Nghe nói, Trương Lương vội thi Lễ vòng tay, khấu đầu xin được chỉ dạy.Lão Hủ xua tay hẹn vào buổi tối khi trăng lên. Đúng hẹn, tới nơi Trương Lương đã thấy lão Hủ ở đó tự bao giờ! Lão Hủ đã lớn tiếng mắng Trương Lương là vô lễ vì đã để cho bậc Trưởng Thượng chờ đợi ! Lão Hủ xua đuổi Trương Lương trở về và hẹn lại đêm hôm sau vào lúc nữa khuya trăng xế. Lần thứ nhì nầy Trương Lương đến nơi hẹn sớm hơn một trống canh. Nhưng lạ thay ! Lão Hủ cũng đã hiện diện tại nơi hẹn tự bao giờ ? Lại một lần nữa Trương Luơng bị khiển trách thậm tệ…rồi lão Hủ ban cho Trương Lương lần hẹn nữa vào đêm hôm sau! Ngày hôm sau Trương Lương đến thật sớm từ khi mặt trời chưa khuất bóng, kiên tâm chờ đợi… Lão Hủ xuất hiện vào lúc nửa khuya và Trương Lương được Thầy thu nhận làm Đệ Tử. Nhờ được sự chân truyền giàng dạy của Hoàng Thạch Công, Trương Lương đã có được Tài năng, bản lãnh xuất chúng hơn đời, trở thành một nhân vật lỗi lạc …phò Lưu Bang diệt Tần lập nên nhà Hán, danh thơm lưu hậu thế…!
Với quyết tâm “Tầm Sư Học Đạo”, Trương Lương đã làm tất cả những gì bất kể khó khăn cực nhọc để được thu nhận làm Đồ Đệ của Hoàng Thạch Công đã thể hiện :”Không Thầy Đố Mầy Làm Nên”!
Với tâm trạng “Chọn Mặt Gởi Vàng”, ước mong tầm được một truyền nhân để ký thác những tâm đắc, sở đắc… của cả đời tu luyện, Hoàng Thạch Công đã thử thách bản chất và tư cách của Trương Lương trước khi quyết định thâu nhận làm đệ tử. Trương Lương biết nhường bước cho bậc trưởng thượng là Lễ, biết và có thái độ giúp đỡ người già yếu khi xuống vách đá thu nhặt chiếc hài rách cho Hoàng Thạch Công là Nghĩa, biết giữ đúng hẹn là Tín, bị sĩ nhục vô cớ mà không phẩn nộ, nhẫn nhịn để hoàn thành tâm nguyện là Trí. Hoàng Thạch Công đòi hỏi môn đệ phải có đủ Lễ-Nghĩa-Trí-Tín là một đòi hỏi cao nhưng chính đáng của những bậc Sư Phụ thận trọng, ý thức được sự liên đới trách nhiệm mà mình phải nhận lãnh trên hành động tương lai của đám môn sinh mà mình ra công đào tạo. Hình phạt “Tru Di Tam Tộc” xưa còn bắt tội cả người Thầy truyền dạy tài năng cho nghịch tặc, phản đồ làm nhiểu loạn phương hại cho Quốc Gia Xã Tắc ! Đó cũng là cái lý do giải thích tại sao nhiều môn học tuyệt kỹ của Đông Phương bị mai một thất truyền.. ! Nhiều bậc Tôn Sư nếu không tìm được truyền nhân có căn cơ duyên đành chịu cảnh “Tuyệt Tự, Tuyệt Học” tinh thần, cam lòng để sở học mai một chứ nhất định không chịu thâu nhận những đệ tử không đủ tiêu chuẩn ! Để biết người Cổ Nhân thường có nhiều phương cách như áp dụng khoa Lý Số, Tướng Mệnh…Nhưng tạo ra những hoàn cảnh đặc biệt để thử thách trực tiếp một người với những ứng biến cấp thời qua ngôn ngữ hoặc hành động vẫn là phương pháp hay nhất. Nó cho ta nhìn được bản chất, bản lãnh của đối tượng một cách chính xác. Đó là xét người bằng Tâm Tướng, Thần Tướng, tránh được những sai lầm của phép chỉ xét bằng Hình Tướng giới hạn mà thôi.
Tài Năng: Là điều ai…ai cũng yêu thích và tìm kiếm. Trong thực tế, kẻ có tài năng xuất chúng tất có danh vọng, địa vị, quyền thế…những thứ mà lòng người mê luyến, ái mộ…! Tuy nhiên, với xã hội Á Đông vốn trọng Lễ Nghĩa, yếu tố Tài Năng được đặt sau yếu tố Đức Hạnh, yếu tố Bản Chất phải trên trước yếu tố Bản Lãnh. Những thành ngữ, phương ngôn như:” Tốt Gỗ Hơn Tốt Nước Sơn” hoặc “Cái Nết Đánh Chết Cái Đẹp” chỉ là những cách diễn đạt linh động theo thực tế của tinh thần trọng công ích hơn tư lợi, được kết tinh qua những nghi thức sinh hoạt Lễ Nghĩa. Nhìn xa và so sánh thái độ dứt khoát lựa chọn đặt Đức Hạnh trên Tài Năng của xã hội Á Đông xưa có những nét tương tự với Ý Niệm “Safety First” của xã hội kỹ thuật Tây Phương là An Toàn cho cá nhân và tập thể phải được đề cao với ưu tiên đệ nhất, hoặc ý niệm “Vô Năng Lực” được áp dụng trong luật pháp để triệt tiêu quyền hành xử của một cá nhân nào đó nếu xét ra là họa hại xảy đến cho đương sự và những người sống kế cận. Đức Hạnh như một bảo đảm tất yếu cho tài năng không bị xử dụng cho những ác thế lực gây hại cho xã hội. Do đó, có Tài Năng nhưng phải có Đức Hạnh. Tài càng cao, Đức càng phải to lớn để làm nền tảng của sự bảo đảm an toàn cho tập thể càng phải được vững chắc và đây chính là tiêu chuẩn căn bản để phân biệt Chính-Tà, Thiện-Ác…Những kẻ tà, ác theo hắc đạo đều là phường “Hữu tài vô hạnh” lợi dụng cái tài năng hơn người cho những lợi ích riêng tư cá nhân, của bè phái. Chúng hành xử theo tư dục mà không kể đến công tâm, thiên lý. Tài càng cao, Đức phải càng lớn để dung chứa, Vị càng trọng mà vô Đức càng tạo nên những tai hoạ to lớn! Những tên đại gian, đại ác phạm những trọng tội như buôn dân, bán nước, làm đảo lộn cương thường, loạn xã hội …đâu phải là những “tay” mơ, bất tài, vô tướng…! Chúng đều thường có hình tướng tốt, tài năng hơn người, nhưng cái Tâm lại không được uốn nắn theo đạo lý, nuôi dưỡng theo nhân luân, mà lại để phóng túng chạy theo tư dục, tà ý, đi vào con đường bất nghĩa, phi lễ, vô liêm sĩ…!
Học Võ: Ai…ai cũng mong đạt mức thượng thừa, dương danh chốn võ lâm, thành những bậc Tôn Sư khả kính. Đó là một con đường dài đòi hỏi nhiều năm trường dầy công phu hàm dưỡng tu luyện và con đường dài đó thiệt lắm chông gai nhiều kẻ đi mà ít người tới đích…Tuy nhiên người học luyện Võ sẽ có được những lợi ích thực tế như thân thể cường tráng. sức lực hơn người, lòng tự tin, tinh thần dũng cảm, phong thái uy nghiêm, lối sống có kỷ luật…Mức độ cao thấp của những phẩm tính vừa nêu ra vào công phu luyện tập toàn diện Thân-Tâm-Trí của từng cá nhân. Luyện Thân thì sẽ có Thân Pháp siêu quần, luyện Trí tức có sự linh động, quyền biến, còn luyện Tâm sẽ có được Ý Chí cương quyết nhưng nhu hoà thuận lý. Trong ba thứ trên luyện Tâm là khó nhất và đòi hỏi công phu tu tập dài cả một đời người, đôi khi lại hư hỏng vào phút cuối chỉ vì một phút cạn nghĩ…! Điền Vi, Hứa Chữ là hai nhân vật Võ nổi danh thời Tam Quốc, được Tào Tháo tin yêu luôn giữ bên mình cũng bởi vì có Tài năng. Chỉ vì một chút yếu lòng mà Vu Cấm trở thành hèn nhát trước cái chết mà thù địch đưa ra ép mình nên đã xin hàng dù là tạm thời. Sau Tào Tháo tha cho không giết, nhưng cho vẽ hình biếm họa cảnh Vu Cấm phủ phục xin tha chết để làm gương cho thuộc hạ về cái vô liêm sĩ của kẻ làm Tướng mà thiếu đức Dũng ! Tiêu chuẩn là:”Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục”(Thà chết chứ không chịu nhục)! Đạo làm Tướng.
Trong Lịch Sử Việt Nam: Những sự kiện những Vị Võ Tướng có Tài năng siêu xuất cứu nước, phò nguy như Ngô Quyền với Trận Chiến Trên Sông Bạch Đằng Thắng Quân Nam Hán, Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi giặc Hán ra khỏi bờ cõi, Bà Triệu Thị Trinh là Nữ Tướng Soái Nước Việt với tuổi 16 đã khởi binh đánh dẹp giặc Tàu, Lý Thường Kiệt với công trạng Phạt Tống Bình Chiêm, Vua Đinh Tiên Hoàng đã Thống Nhất Loạn Mười Hai Xứ Quân, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với những chiến công hiển hách đại thắng quân Nguyên Mông, Vua Quang Trung với tài thao lược dụng binh thần tốc đã đánh tan giặc Thanh, …như Hoàng Diệu đã thắt cổ tuẩn tiết khi để thất thủ Thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương xé toạt vải băng bó vết thương do Pháp chữa trị để được chết, Trần Bình Trọng khí khái khước từ trước sự chiêu dụ của giặc Tàu mà Tuyên Ngôn:” Ta thà làm quỉ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”…và còn nhiều nữa …Chỉ là hành động ứng dụng được bốn Chữ: Lễ Nghĩa, Liêm Sĩ mà kẻ theo Nhân Đạo, Đạo làm Người cho dù là bằng con đường Văn hay Võ đều phải tuân theo. Cũng bởi vì theo Nhân Đạo nên Á Châu (Đông Phương) có tập tục Thờ Anh Hùng, Liệt Sĩ, những Nhân Thần, những Người đã hoàn thành Nhân Cách theo tiêu chuẩn Lễ Nghĩa, Liêm Sĩ làm nên những công trạng ân ích cho Quốc Gia-Dân Tộc là gương soi sáng cho hậu thế noi theo.
ThầnVõ Bất Sát: Là mức độ tuyệt vời. đạt Đạo. Người đạt mức độ đó sẽ không có đối thủ là vì Tài Năng hơn người đã quá rõ ràng không cần động thủ để phân thắng bại. Tuy nhiên Tài năng siêu quần chưa đủ, cần phải có tấm lòng đôn hậu, rộng rãi bao dung, lượng thứ được cả với kẻ thù khi họ ngã ngựa, thất thế…biết trở về Chính Đạo. Chỉ có tấm lòng cao rộng như trời biển, lấy Đức Hoà Thuận, Hiếu Sinh…làm đầu, chứ không phải tham vọng dành tước hiệu “Võ Lâm Chí Tôn” hoặc “Bách Chiến Bách Thắng”…mới có thể biến hoá Thù thành Bạn, cảm hoá được ác tính, tị hiềm gây ra bởi hư danh và tư lợi thường tình trong thế nhân.
Thắng Chúng Nhân: Nhất là thắng những đối thủ tài năng là một điều không dễ. Những cuộc so tài, thử sức rất là cam go có thể đến độ sinh tử, nhất là khi cuộc giao đấu được xem là để giải quyết vấn đề danh dự của cá nhân hoặc môn phái…Nhưng xét ra còn dễ hơn là thắng đuợc chính mình…So sánh về mức độ thời gian thì thắng người chỉ là những Trận Chiến trong một Cuộc Chiến để tự thắng với mục đích để Thành Nhân Chi Mỹ, thành Người có tư cách cao đẹp. Để xét về sự thành đạt nầy người xưa đã đưa ra ba tiêu chuẩn như sau:
-Uy Vũ Bất Năng Khuất: Không hèn nhát trước bạo lực của kẻ thù cho dù phải chết.
-Bần Tiện Bất Năng Di: Dù nghèo đói vẫn giữ lý tưởng an bần, lạc đạo.
-Phú Quí Bất Năng Dâm: Giàu sang không vì vậy mà mất điều độ trở thành kiêu sa.
Đây là những thử thách khó khăn nhất để thử thách tiêu chuẩn Lễ Nghĩa, Liêm Sĩ của một Người tương tự như Vũ Môn dành cho loài Thuỷ Tộc trong cuộc vuợt thi để được Hoá Long. Cuộc thi thật khó khăn với những cố gắng kéo dài cả đời, đôi khi phải đến độ Sát Nhân để Thành Nhân ! Xét cho cùng…cũng chỉ bởi làm Người có Nhân Cách không phải là một đìều dễ !
Sơ lược về tinh thần của Võ Phái Thần Phong sinh hoạt ở Võ Đường Thần Phong trong nền tảng Võ Đạo Đông Phương cho dù chỉ Xuất Nhân từ năm 1966 đến 1975 …Nhưng những Võ Sư của Võ Đường đã hướng dẫn Võ Sinh thuộc Võ Đường Thần Phong không chỉ ở phần huấn luyện Võ Thuật mà còn giảng huấn nêu cao Tinh Thần Võ Đạo Đông Phương chính là một hình thức Tu Tập mà khởi đìểm là cái Ta bao gồm đầy đủ Thân-Tâm-Trí song hành …Tiến trình nầy chính là sự kết hợp và phát triển hoà giải những thành phần khác biệt đến độ đối chọi với nhau trong bản chất, nhưng lại cần thiết trong việc bổ túc lẫn nhau để làm nên một toàn thể độc đáo là từ những Võ Sinh sơ cơ ban đầu được nung đúc Tinh Thần Võ Đạo Đông Phương là Con Người nói một cách khác đó là tiến trình thăng hoa, biến thể của Âm-Dương, Ngũ Hành vận chuyển chu lưu trong vòng Tiểu Chu Thiên của cơ thể đi từ Hữu Hình sang Vô Hình, lên cao qua những mức độ như vật thực được tiêu hoá để sinh Huyết, Huyết sinh Khí, Khí sinh Thần. Đừng xét cái mâu thuẩn phiến diện bề ngoài giữa Võ, lấy thế lực làm chính, lấy cái thắng thế chế ngự, đã thương, giết tróc, sát hại làm Uy kết hợp, một cách kết hợp kỳ lạ với Đạo, lấy sự hài hoà trật tự làm căn bản, lấy cái lý tự nhiên làm nguyên tắc để tất cả Người-Vật, Cây Cỏ…vạn vật đều phát triển hợp lý trong môi sinh được gọi là Thế Giới, là Vũ Trụ nầy. Đó là sự mâu thuẩn cần thiết của Nguyên Lý Âm-Dương căn bản khi xét như hai thành phần riêng biệt. Nhưng trong tiến trình kết hợp thống nhất để làm nên một toàn thể thì chống lại và nâng đỡ cho nhau và bổ túc cho nhau vì: Cô Dương bất sinh, cô Âm bất trưởng ! Nói khác đi Võ chỉ là một khởi điểm, một trợ duyên giúp Ta tìm được Đạo lớn: Nhân Đạo, Đạo làm Người…mà đã là Người ai…ai cũng phải hoàn tất để Thành Người. Võ Sư, Võ Sinh… của Võ Phái Thần Phong từ trong Nước Việt Nam vào thời điểm khởi đầu năm 1966 đến 1975 và tại hải ngoại từ sau năm 1975 mãi cho đến hiện tại tháng 12-2011 đã sinh hoạt trong môi trường Võ Thuật… Nhưng những Võ Sư Xuất Sư từ Hệ Thống Võ Phái Thần Phong nguyên thuỷ luôn song hành giàng huấn Nguyên Lý Võ Đạo Đông Phương và Kỹ Thuật Võ Thế đạt Tinh Thiện Xảo truyền thừa cho Võ Sinh để thành toàn đóng góp nhân tài cho nền Võ Đạo Đông Phương. Mong lắm thay.
Ban Tu Thư Võ Đường Thần Phong
Võ Sư Đinh Thạch On,Võ Sư Trần Như Đẩu,Võ Sư Nguyễn Trúc Lân,Võ Sư Lê Đình Thuận,Võ Sư Cát Văn Khôi,Võ Sư Nguyễn Đăng Đức,Võ Sư Lê An Ninh,Võ Sư Bùi Văn Chúc,Võ Sư Trần Bảo Lộc, Võ Sư Bùi Văn Tạc, Võ Sư Nguyễn Văn Ngọc,Võ Sư Kim Phúc Nam,Võ Sư Nguyễn Văn Lợi,Võ Sư Trương Văn Nhiều,Võ Sư Huỳnh Văn Phúc,Võ Sư Nguyễn Ngọc Diệp, Võ Sư Đỗ Thành Hưng, Võ Sư Nguyễn Lục Phú,Võ Sư Nguyễn Xuân Tính, Võ Sư Trương Nguyên Thuận,Võ Sư Trần Văn Lạc,Võ Sư Hoàng Thuỵ Thông,Võ Sư Trịnh Khải Hoàng,Võ Sư Lê Văn Xuân,Võ Sư Trương Bích Vệ, Võ Sư Huỳnh Phi Hùng.
No comments:
Post a Comment