Đó là tên gọi của lưới điệp báo huyền thoại của Liên Xô được coi là thành công nhất trong Thế chiến II với nhiều chiến công hiển hách...
Trong Thế chiến II, Leopold Trepper - cái tên luôn gắn liền với lưới điệp báo huyền thoại Dàn nhạc đỏ, chỉ huy nhóm điệp viên Xô Viết với các mật danh Uncle, Otto, được các cơ quan tình báo hàng đầu thế giới công nhận là “một trong những điệp viên giỏi nhất của mọi thời đại”. Cho đến nay, người ta vẫn nhắc đến ông với sự khâm phục và ngưỡng mộ đặc biệt.
Thuật ngữ Dàn nhạc Đỏ là tên gọi chung của những nhóm phản kháng độc lập và các lưới tình báo trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, hoạt động ở một số nước châu Âu, như Đức, Bỉ, Pháp. Nó cũng đồng nghĩa với các lực lượng chống lại bọn Đức quốc xã.
Lan tỏa khắp châu Âu
Mạng lưới của tổ điệp báo bất hợp pháp trực thuộc Cục Tình báo quân sự Liên Xô (sau này là Tổng cục Tình báo Quốc phòng - GRU) trước Thế chiến II không chỉ đứng chân ở Đức mà còn lan tỏa ra khắp châu Âu. Ở Đức, Gestapo (tên gọi tắt của Geheime Staatspolizei - lực lượng cảnh sát bí mật của tổ chức SS do Đức Quốc xã lập ra) gọi lưới điệp báo này là Dàn nhạc Đỏ. Còn ở Liên Xô, cái tên này được mọi người nói về nhóm những người chống phát xít cộng tác với tình báo của Ủy ban Dân uỷ Nội vụ (NKVĐ) – Phòng Nước ngoài NKVĐ. Nhóm này do Acvit Khacnac (biệt danh là người đảo Corse) và Schulze-Boysen (nhóm trưởng) chỉ đạo.
Ở Berlin có một tổ điệp báo của Tình báo quân sự do Inda Schebe (mật danh Ant) lãnh đạo. Ở Pháp và Bỉ, các tổ điệp báo của GRU do Leopold Trepper (Otto) và Anatoli Gurevick (Kent) chỉ đạo. Và toàn bộ lưới điệp báo Dàn nhạc Đỏ ở châu Âu được đặt dưới sự chỉ đạo của siêu điệp viên Leopold Trepper. Nói cách khác, Trepper chính là “nhạc trưởng” tài ba, chỉ huy cả “dàn nhạc” làm nên những chiến công đi vào sử sách, góp phần vào thành tích nổi bật của GRU trong suốt thời kỳ gian khó mà hào hùng (1939-1945).
Thuật ngữ Dàn nhạc Đỏ là tên gọi chung của những nhóm phản kháng độc lập và các lưới tình báo trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, hoạt động ở một số nước châu Âu, như Đức, Bỉ, Pháp. Nó cũng đồng nghĩa với các lực lượng chống lại bọn Đức quốc xã.
Lan tỏa khắp châu Âu
Mạng lưới của tổ điệp báo bất hợp pháp trực thuộc Cục Tình báo quân sự Liên Xô (sau này là Tổng cục Tình báo Quốc phòng - GRU) trước Thế chiến II không chỉ đứng chân ở Đức mà còn lan tỏa ra khắp châu Âu. Ở Đức, Gestapo (tên gọi tắt của Geheime Staatspolizei - lực lượng cảnh sát bí mật của tổ chức SS do Đức Quốc xã lập ra) gọi lưới điệp báo này là Dàn nhạc Đỏ. Còn ở Liên Xô, cái tên này được mọi người nói về nhóm những người chống phát xít cộng tác với tình báo của Ủy ban Dân uỷ Nội vụ (NKVĐ) – Phòng Nước ngoài NKVĐ. Nhóm này do Acvit Khacnac (biệt danh là người đảo Corse) và Schulze-Boysen (nhóm trưởng) chỉ đạo.
Ở Berlin có một tổ điệp báo của Tình báo quân sự do Inda Schebe (mật danh Ant) lãnh đạo. Ở Pháp và Bỉ, các tổ điệp báo của GRU do Leopold Trepper (Otto) và Anatoli Gurevick (Kent) chỉ đạo. Và toàn bộ lưới điệp báo Dàn nhạc Đỏ ở châu Âu được đặt dưới sự chỉ đạo của siêu điệp viên Leopold Trepper. Nói cách khác, Trepper chính là “nhạc trưởng” tài ba, chỉ huy cả “dàn nhạc” làm nên những chiến công đi vào sử sách, góp phần vào thành tích nổi bật của GRU trong suốt thời kỳ gian khó mà hào hùng (1939-1945).
Hồ sơ của Maria Terwiel – một thành viên của Dàn nhạc Đỏ. |
Dàn nhạc Đỏ bao gồm rất nhiều nhóm kháng chiến chống phát xít, đôi khi không liên quan đến nhau. Họ hoạt động hoặc là độc lập, hoặc là hợp tác với tình báo đối ngoại Liên Xô. Một bộ phận trong số đó nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GRU. Dàn nhạc Đỏ hoạt động trên khắp châu Âu trong thời gian nằm dưới chính quyền Đức, cũng như ở những nước vẫn còn trung lập. Lưới này gồm nhiều trạm phát sóng ngắn bất hợp pháp, triển khai hoạt động của mình từ Na Uy đến dãy Pirene, từ Đại Tây Dương đến sông Ode, từ Biển Bắc đến Địa Trung Hải.
Cuối những năm 1930, hiểu rõ chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đầu não của tình báo quân sự Liên Xô thực hiện các biện pháp tổ chức thu thập tin tức ngay trong thời bình nhằm phát hiện âm mưu, ý đồ của Đức. Với mục đích đó, đầu năm 1939, tình báo viên bất hợp pháp của GRU là Leopold Trepper được biệt phái sang Brussels (Bỉ) với mật danh Otto. Trepper “đóng vai” một nhà tư bản công nghiệp Canada với nhiệm vụ ban đầu là thiết lập “vỏ bọc” kinh doanh, thương mại cho lưới điệp báo. Và ông đã lập một công ty xuất khẩu có chi nhánh ở hầu hết các hải cảng châu Âu.
Hướng về Moskva
Hồi đó, Gestapo rất lo ngại phải đối phó với những nhóm kháng chiến ở Bỉ, Pháp, Thuỵ Sĩ, Đức có liên hệ với tình báo Xô Viết. Để làm lu mờ phương hướng chống Hitler, Tổng cục An ninh Đế chế Đức Quốc xã đã gán cho các nhóm kháng chiến tội “hoạt động gián điệp quốc tế” và quyết định triển khai chiến dịch triệt phá mang tên “Đại đội dàn nhạc”.
Đầu tiên, đội đặc nhiệm SS (SS-Sonderkomando Rote Kapelle), với nhiệm vụ phát hiện và xoá sổ các đài phát bất hợp pháp hoạt động trên lãnh thổ nước Đức, tổ chức chặn thu sóng vô tuyến điện bất hợp pháp hoạt động trên lãnh thổ các nước châu Âu bị Đức chiếm đóng. Sau khi phát xít Đức phát hiện ra một đài phát bí mật tại Brussels(Bỉ), năm 1942, Gestapo đã bóc gỡ ra toàn bộ tổ chức hoạt động của lưới điệp báo ở châu Âu, bao gồm: Leopold Trepper - lãnh đạo nhóm đặc tình Xô Viết, Anatoli Gurevick với biệt danh là Kent, một tình báo viên nổi tiếng ở Brussels. Cùng với đó, ở Đức có những đặc tình quan trọng như thượng uý Schulze-Boysen phục vụ trong lực lượng không quân; Acvit Harnack, làm việc trong Bộ Kinh tế.
Cuối những năm 1930, hiểu rõ chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đầu não của tình báo quân sự Liên Xô thực hiện các biện pháp tổ chức thu thập tin tức ngay trong thời bình nhằm phát hiện âm mưu, ý đồ của Đức. Với mục đích đó, đầu năm 1939, tình báo viên bất hợp pháp của GRU là Leopold Trepper được biệt phái sang Brussels (Bỉ) với mật danh Otto. Trepper “đóng vai” một nhà tư bản công nghiệp Canada với nhiệm vụ ban đầu là thiết lập “vỏ bọc” kinh doanh, thương mại cho lưới điệp báo. Và ông đã lập một công ty xuất khẩu có chi nhánh ở hầu hết các hải cảng châu Âu.
Hướng về Moskva
Hồi đó, Gestapo rất lo ngại phải đối phó với những nhóm kháng chiến ở Bỉ, Pháp, Thuỵ Sĩ, Đức có liên hệ với tình báo Xô Viết. Để làm lu mờ phương hướng chống Hitler, Tổng cục An ninh Đế chế Đức Quốc xã đã gán cho các nhóm kháng chiến tội “hoạt động gián điệp quốc tế” và quyết định triển khai chiến dịch triệt phá mang tên “Đại đội dàn nhạc”.
Đầu tiên, đội đặc nhiệm SS (SS-Sonderkomando Rote Kapelle), với nhiệm vụ phát hiện và xoá sổ các đài phát bất hợp pháp hoạt động trên lãnh thổ nước Đức, tổ chức chặn thu sóng vô tuyến điện bất hợp pháp hoạt động trên lãnh thổ các nước châu Âu bị Đức chiếm đóng. Sau khi phát xít Đức phát hiện ra một đài phát bí mật tại Brussels(Bỉ), năm 1942, Gestapo đã bóc gỡ ra toàn bộ tổ chức hoạt động của lưới điệp báo ở châu Âu, bao gồm: Leopold Trepper - lãnh đạo nhóm đặc tình Xô Viết, Anatoli Gurevick với biệt danh là Kent, một tình báo viên nổi tiếng ở Brussels. Cùng với đó, ở Đức có những đặc tình quan trọng như thượng uý Schulze-Boysen phục vụ trong lực lượng không quân; Acvit Harnack, làm việc trong Bộ Kinh tế.
Bìa cuốn sách viết về Dàn nhạc Đỏ xuất bản năm 1998. |
Hơn 200 người bị bắt, trong đó 120 người đã bị bắn chết hoặc bị giết trong các nhà tù và trại tập trung của phát xít Đức. Đa số họ đã bị lực lượng Gestapo tiêu diệt. Theo tiết lộ của tên sỹ quan SS Panxinger, nguyên phó phòng Gestapo ở Miule, bị Hồng quân Liên Xô bắt làm tù binh, ngày 29.6.1951, trong cuộc hỏi cung ở cơ quan chống gián điệp, anh ta đã khai rằng việc theo dõi hoạt động của tổ chức chống phát xít được bắt đầu khi các chuyên gia vô tuyến điện chặn thu được các bản tin mật mã (tiếng lóng của phản gián gọi các điện tín viên là “nhạc công”, “người đánh pianô”).
Trong không trung, tiếng đánh morse không phải của một máy phát vô tuyến mà rất nhiều máy. Ở Đức và ở các nước châu Âu bị chiếm đóng có cả một “dàn nhạc” hoạt động. Cơ quan chống gián điệp vô tuyến của Đức xác định, “các nhạc công” đều hướng các buổi phát của mình về phía Moskva. Vì thế, “dàn nhạc” được mang màu “Đỏ”. Vượt lên những hiểm nguy, những thách thức và khó khăn, tên gọi đó đã đi vào lịch sử như một biểu tượng cho lòng dũng cảm của con người, thể hiện sự chống đối kiên cường đối với chủ nghĩa phát xít Đức.
Trong không trung, tiếng đánh morse không phải của một máy phát vô tuyến mà rất nhiều máy. Ở Đức và ở các nước châu Âu bị chiếm đóng có cả một “dàn nhạc” hoạt động. Cơ quan chống gián điệp vô tuyến của Đức xác định, “các nhạc công” đều hướng các buổi phát của mình về phía Moskva. Vì thế, “dàn nhạc” được mang màu “Đỏ”. Vượt lên những hiểm nguy, những thách thức và khó khăn, tên gọi đó đã đi vào lịch sử như một biểu tượng cho lòng dũng cảm của con người, thể hiện sự chống đối kiên cường đối với chủ nghĩa phát xít Đức.
No comments:
Post a Comment