Trong hơn 50 năm trở lại đây có rất nhiều vụ tại nạn tàu ngầm và tai nạn tàu ngầm Thresher Shark là vụ tai nạn đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm hạt nhân thế giới.
Tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark PH57 của Mỹ được khởi đóng vào ngày 28/5/1958, tàu được hạ thủy ngày 9/7/1960 , đến ngày 3/8/1961 Tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark chính thức được đưa vào phục vụ.
Thresher Shark có chiều dài 84,89m, chiều rộng 9,65m, độ giãn nước khi chạy trên mặt nước là 3.526 tấn, khi lặn dưới nước là 4.310 tấn.
Vào thời điểm đó, các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường của Mỹ chỉ hoạt động ở độ sâu khoảng 210m, tuy nhiên đối với tàu ngầm Thresher Shark có thể lặn ở độ sâu 396 m.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng tác chiến cũng như tránh sự phát hiện và tấn công của các thiết bị chống ngầm.
Tháng 7/1962, Thresher Shark được đưa đến xưởng đóng tàu Potsmao để tiến hành bảo dưỡng sau một thời gian phục vụ. Sau khi bảo dưỡng nó được tiến hành chạy thử với đoàn thủy thủ 129 người. Trong lần chạy thử này, bên cạnh Thresher Shark còn có tàu cứu hộ tàu ngầm The Lark do thiếu tá hải quân Hecker chỉ huy.
Trên tàu The Lark có các thiết bị cứu hộ chuyên dụng, trong đó có cả thiết bị lặn cứu sinh cỡ lớn dùng để cứu tàu ngầm ở độ sâu 259m. Ngày 10/4/1963, Thresher Shark được tiến hành chạy thử tại vùng biển cách Cape Cod 200 hải lý về phía Đông bang Massachusetts, Mỹ.
Thresher Shark có chiều dài 84,89m, chiều rộng 9,65m, độ giãn nước khi chạy trên mặt nước là 3.526 tấn, khi lặn dưới nước là 4.310 tấn.
Vào thời điểm đó, các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường của Mỹ chỉ hoạt động ở độ sâu khoảng 210m, tuy nhiên đối với tàu ngầm Thresher Shark có thể lặn ở độ sâu 396 m.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng tác chiến cũng như tránh sự phát hiện và tấn công của các thiết bị chống ngầm.
Tháng 7/1962, Thresher Shark được đưa đến xưởng đóng tàu Potsmao để tiến hành bảo dưỡng sau một thời gian phục vụ. Sau khi bảo dưỡng nó được tiến hành chạy thử với đoàn thủy thủ 129 người. Trong lần chạy thử này, bên cạnh Thresher Shark còn có tàu cứu hộ tàu ngầm The Lark do thiếu tá hải quân Hecker chỉ huy.
Trên tàu The Lark có các thiết bị cứu hộ chuyên dụng, trong đó có cả thiết bị lặn cứu sinh cỡ lớn dùng để cứu tàu ngầm ở độ sâu 259m. Ngày 10/4/1963, Thresher Shark được tiến hành chạy thử tại vùng biển cách Cape Cod 200 hải lý về phía Đông bang Massachusetts, Mỹ.
Một loạt tàu ngầm nguyên tử như USS Flasher SS-249, USS Gato…của Hải quân Mỹ được kiểm tra và nâng cấp ngay sau sự cố tàu ngầm Thresher Shark. (Ảnh: Tàu ngầm USS Flasher SS-249). |
Tốc độ gió khi đó là 3,5 m/giây, mặt biển tương đôi bình lặng. Lúc 6h30, sau khi kết nối thông tin liên lạc bằng hệ thống AN/UQC với tàu cứu hộ The Lark, tàu ngầm Thresher Shark bắt đầu thử nghiệm lặn sâu.
Khi cách độ sâu thử nghiệm 91m, tình trạng liên lạc qua hệ thống AN/UQC giữa 2 tàu vẫn rất tốt. Tuy nhiên khi đang tiếp cận gần độ sâu định thử nghiệm, Thresher Shark bắt đầu xảy ra sự cố nhỏ và các tín hiệu thông tin liên lạc lúc này cũng không còn rõ.
Đến 9h17 cùng ngày, một tín hiệu lạ được truyền lên tàu ngầm cứu hộ, nhưng do âm thanh bị biến dạng nên tàu The Lark không thể phân biệt được. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại những âm thanh cuối cùng, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker đã phát hiện ra một tiếng nổ, ông cho rằng đó là âm thanh của tàu tàu ngầm Thresher Shark .
Vị Thuyền trưởng dày kinh nghiệm trong cuộc chiến chống tàu ngầm ở Đại Tây Dương trong Chiến tranh thế giới thứ 2 khẳng định, âm thanh ông nhận thấy giống tiếng nổ dưới nước của vỏ tầu do chịu áp lực lớn.
Sau tiếng nổ, liên lạc bị gián đoạn, tàu The Lark bắt đầu tìm kiếm. Đến 10h58, sau khi sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm mà không có kết quả, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker mới báo cáo về Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm hạt nhân ở bang Connecticut, Mỹ.
Nhận được thông tin, Bộ tư lệnh ngay lập tức hạ lệnh cho lực lượng tàu tìm kiếm cứu hộ tàu ngầm vào cuộc. Ngày 27/6/1963, khi đang tìm kiếm ở độ sâu 2.560m, các tàu cứu hộ đã thu thập được một số lượng lớn những mảnh vụn. Trong những thứ thu thập được có một đôi giày màu vàng được xem là giày sử dụng trong khoang lò phản ứng của tàu ngầm, trên đôi giày có in mã số SSN5.
Điều này chứng tỏ tất cả những mảnh vụn này chính là những gì còn lại của tàu ngầm Thresher Shark. Như vậy,tàu ngầm nguyên tử Thresher Shark phục vụ chưa đầy 2 năm đã vĩnh viễn nằm dưới biển ở độ sâu 2.560m cùng với 129 thủy thủ. Đây được xem là vụ tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trong lịch sử.
Bị hủy hoại vì chính khả năng lặn sâu?
Sau quá trình điểu tra về nguyên nhân của vụ tai nạn tàu ngầm Thresher Shark. Tháng 6/1963, người đứng đầu Hải quân Mỹ đã công bố kết luận điều tra về sự kiện tàu ngầm Thresher Shark, kết luận cho biết, phòng máy đột nhiên bị một lượng nước lớn chảy vào và đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến vụ đắm tàu ngầm Thresher Shark.
Hải quân Mỹ tin rằng, nguyên nhân có thể là do bộ phận nào đó trong hệ thống dẫn nước của Thresher Shark bị vỡ, hơn nữa lại xảy ra ở khoang máy. Nước biển chảy vào khoang máy dẫn đến mạng thông tin bị tê liệt, đồng thời khiến tàu mất khả năng hoạt động và chìm hẳn.
Sau sự cố trên, Quân đội Mỹ bắt đấu tiến hành một loạt các biện pháp kiểm tra kỹ toàn bộ những tàu ngầm đang phục vụ. Tất cả các bộ phận chịu áp được thiết kế theo mẫu cũ đều được tăng hệ số an toàn, giảm độ sâu và áp lực thử nghiệm, đồng thời hạn chế độ sâu hoạt động của các tàu ngầm.
Điều đó đã hạn chế rõ rệt tính năng của loại tàu ngầm này. Để cố gắng duy trì kỷ lục lặn xuống độ sâu 396m, Quân đội Mỹ quyết định thực hiện chương trình đặc biệt nhằm nâng cấp các tàu ngầm như USS Flasher SS-249, USS Gato.
Tháng 3/1964, Mỹ đã xây dựng một trung tâm kế hoạch an ninh tàu ngầm tại căn cứ tàu ngầm với nhiệm vụ là đội chiếu và kiểm nghiệm toàn bộ các thiết bị và cường độ kết cầu từ sơ đồ thiết kế cho đến hoàn chỉnh của tất cả các tàu ngầm đang phục vụ, đang đóng hay còn trong thiết kế của Mỹ; tiến hành nghiên cứu và sửa đổi biên chế và bố trí thủy thủ trên tàu.
Đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn các bộ phận chính của tàu ngầm như vũ khí hạt nhân, thiết bị động lực hạt nhân… khi phát hiện vấn đề có thể trình ý kiến kên chỉ huy tác chiến Hải quân hay Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm Quân đội Mỹ.
Vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark là vụ tai nạn đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm thế giới. Trong nửa thế kỷ trở lại đây, có rất nhiều vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân khác đã xảy ra như:
- Năm 1968, tàu ngầm hạt nhân Scorpio của Mỹ đã gặp nạn ở Đại Tây Dương khi đang trên đường đến quẩn đảo Canari, làm 99 thủy thủ và nhân viên thiệt mạng.
- Tháng 4/1989, tàu ngầm hạt nhân Komsomolets cấp M của Nga phát nổ và chìm tại vùng biển Baren ở độ sâu 170m, toàn bộ 42 thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Tàu Komsomolets có chiều dài 107m, rộng gần 8m, có trọng tải 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi. Tàu thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Nga, được chế tạo từ năm 1962. Theo kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng Nga phê duyệt, tàu được kéo đến một nhà máy sửa chữa tàu biển để tiến hành tháo gỡ lò phản ứng hạt nhân. Tàu được kéo đi sửa chữa trong điều kiện bão biển dữ dội, khiến con tàu bị đắm. Ngay sau khi tàu gặp nạn, lực lượng cứu trợ Hạm đội biển Bắc với các tàu ngầm và máy bay đã nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu trợ tìm kiếm.
- Tháng 3/1994, tàu ngầm hạt nhân Emerald của Pháp đã bị nổ phòng máy phát điện khi đang tuần hành tại Địa Trung Hải, khiến 10 người thiệt mạng.
- Tháng 8/2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga đã bị chìm khi đang tham gia diễn tập cùng Hạn đội Phương Bắc tại vùng biển Ba-ren, làm 118 thủy thủ thiệt mạng.
- Tháng 3/2001, tàu ngầm hạt nhân Greenville của Mỹ đã va chạm vào một tàu thực tập của học viện thủy sản Nhật Bản khi đang nổi lên mặt nước, làm 9 người trên tàu thực thập sinh của Nhật Bản thiệt mạng.
- Tháng 11/2008, tàu ngầm hạt nhân K-152 của Nga khi đang chạy thử nghiệm tại vùng biển Thái Bình Dương, do thao tác sai đã dẫn đến hệ thống chữa cháy bị rò rỉ, khiến 20 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.
- Ngày 16/2/2011 vừa qua, tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard của Anh và tàu ngầm hạt nhân Le Triomphant của Pháp đã va chạm vào nhau khi dang tuần tra tại Đại Tây Dương. Cả hai tàu đều bị hư hỏng nhưng may mắn không gây thiệt hại về người.
Theo Thiếu tướng Hải quân Stephen Saunders cho biết, có 3 nguyên nhân có thể do lỗi thủ tục khi không theo “thoả ước vùng nước của NATO”, 2 tàu không phát hiện nhau do thiết bị chống dò tìm quá hiện đại, hoặc đơn giản là rủi ro vì dù 2 tàu thấy nhau trong cùng vùng nước vẫn có nguy cơ đâm nhau khi ở cùng độ sâu.
Tag: Hải quân các nước trên thế giới
Khi cách độ sâu thử nghiệm 91m, tình trạng liên lạc qua hệ thống AN/UQC giữa 2 tàu vẫn rất tốt. Tuy nhiên khi đang tiếp cận gần độ sâu định thử nghiệm, Thresher Shark bắt đầu xảy ra sự cố nhỏ và các tín hiệu thông tin liên lạc lúc này cũng không còn rõ.
Đến 9h17 cùng ngày, một tín hiệu lạ được truyền lên tàu ngầm cứu hộ, nhưng do âm thanh bị biến dạng nên tàu The Lark không thể phân biệt được. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại những âm thanh cuối cùng, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker đã phát hiện ra một tiếng nổ, ông cho rằng đó là âm thanh của tàu tàu ngầm Thresher Shark .
Vị Thuyền trưởng dày kinh nghiệm trong cuộc chiến chống tàu ngầm ở Đại Tây Dương trong Chiến tranh thế giới thứ 2 khẳng định, âm thanh ông nhận thấy giống tiếng nổ dưới nước của vỏ tầu do chịu áp lực lớn.
Sau tiếng nổ, liên lạc bị gián đoạn, tàu The Lark bắt đầu tìm kiếm. Đến 10h58, sau khi sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm mà không có kết quả, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker mới báo cáo về Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm hạt nhân ở bang Connecticut, Mỹ.
Nhận được thông tin, Bộ tư lệnh ngay lập tức hạ lệnh cho lực lượng tàu tìm kiếm cứu hộ tàu ngầm vào cuộc. Ngày 27/6/1963, khi đang tìm kiếm ở độ sâu 2.560m, các tàu cứu hộ đã thu thập được một số lượng lớn những mảnh vụn. Trong những thứ thu thập được có một đôi giày màu vàng được xem là giày sử dụng trong khoang lò phản ứng của tàu ngầm, trên đôi giày có in mã số SSN5.
Điều này chứng tỏ tất cả những mảnh vụn này chính là những gì còn lại của tàu ngầm Thresher Shark. Như vậy,tàu ngầm nguyên tử Thresher Shark phục vụ chưa đầy 2 năm đã vĩnh viễn nằm dưới biển ở độ sâu 2.560m cùng với 129 thủy thủ. Đây được xem là vụ tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trong lịch sử.
Bị hủy hoại vì chính khả năng lặn sâu?
Sau quá trình điểu tra về nguyên nhân của vụ tai nạn tàu ngầm Thresher Shark. Tháng 6/1963, người đứng đầu Hải quân Mỹ đã công bố kết luận điều tra về sự kiện tàu ngầm Thresher Shark, kết luận cho biết, phòng máy đột nhiên bị một lượng nước lớn chảy vào và đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến vụ đắm tàu ngầm Thresher Shark.
Hải quân Mỹ tin rằng, nguyên nhân có thể là do bộ phận nào đó trong hệ thống dẫn nước của Thresher Shark bị vỡ, hơn nữa lại xảy ra ở khoang máy. Nước biển chảy vào khoang máy dẫn đến mạng thông tin bị tê liệt, đồng thời khiến tàu mất khả năng hoạt động và chìm hẳn.
Sau sự cố trên, Quân đội Mỹ bắt đấu tiến hành một loạt các biện pháp kiểm tra kỹ toàn bộ những tàu ngầm đang phục vụ. Tất cả các bộ phận chịu áp được thiết kế theo mẫu cũ đều được tăng hệ số an toàn, giảm độ sâu và áp lực thử nghiệm, đồng thời hạn chế độ sâu hoạt động của các tàu ngầm.
Điều đó đã hạn chế rõ rệt tính năng của loại tàu ngầm này. Để cố gắng duy trì kỷ lục lặn xuống độ sâu 396m, Quân đội Mỹ quyết định thực hiện chương trình đặc biệt nhằm nâng cấp các tàu ngầm như USS Flasher SS-249, USS Gato.
Tháng 3/1964, Mỹ đã xây dựng một trung tâm kế hoạch an ninh tàu ngầm tại căn cứ tàu ngầm với nhiệm vụ là đội chiếu và kiểm nghiệm toàn bộ các thiết bị và cường độ kết cầu từ sơ đồ thiết kế cho đến hoàn chỉnh của tất cả các tàu ngầm đang phục vụ, đang đóng hay còn trong thiết kế của Mỹ; tiến hành nghiên cứu và sửa đổi biên chế và bố trí thủy thủ trên tàu.
Đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn các bộ phận chính của tàu ngầm như vũ khí hạt nhân, thiết bị động lực hạt nhân… khi phát hiện vấn đề có thể trình ý kiến kên chỉ huy tác chiến Hải quân hay Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm Quân đội Mỹ.
Vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark là vụ tai nạn đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm thế giới. Trong nửa thế kỷ trở lại đây, có rất nhiều vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân khác đã xảy ra như:
- Năm 1968, tàu ngầm hạt nhân Scorpio của Mỹ đã gặp nạn ở Đại Tây Dương khi đang trên đường đến quẩn đảo Canari, làm 99 thủy thủ và nhân viên thiệt mạng.
- Tháng 4/1989, tàu ngầm hạt nhân Komsomolets cấp M của Nga phát nổ và chìm tại vùng biển Baren ở độ sâu 170m, toàn bộ 42 thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Tàu Komsomolets có chiều dài 107m, rộng gần 8m, có trọng tải 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi. Tàu thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Nga, được chế tạo từ năm 1962. Theo kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng Nga phê duyệt, tàu được kéo đến một nhà máy sửa chữa tàu biển để tiến hành tháo gỡ lò phản ứng hạt nhân. Tàu được kéo đi sửa chữa trong điều kiện bão biển dữ dội, khiến con tàu bị đắm. Ngay sau khi tàu gặp nạn, lực lượng cứu trợ Hạm đội biển Bắc với các tàu ngầm và máy bay đã nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu trợ tìm kiếm.
- Tháng 3/1994, tàu ngầm hạt nhân Emerald của Pháp đã bị nổ phòng máy phát điện khi đang tuần hành tại Địa Trung Hải, khiến 10 người thiệt mạng.
- Tháng 8/2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga đã bị chìm khi đang tham gia diễn tập cùng Hạn đội Phương Bắc tại vùng biển Ba-ren, làm 118 thủy thủ thiệt mạng.
- Tháng 3/2001, tàu ngầm hạt nhân Greenville của Mỹ đã va chạm vào một tàu thực tập của học viện thủy sản Nhật Bản khi đang nổi lên mặt nước, làm 9 người trên tàu thực thập sinh của Nhật Bản thiệt mạng.
- Tháng 11/2008, tàu ngầm hạt nhân K-152 của Nga khi đang chạy thử nghiệm tại vùng biển Thái Bình Dương, do thao tác sai đã dẫn đến hệ thống chữa cháy bị rò rỉ, khiến 20 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.
- Ngày 16/2/2011 vừa qua, tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard của Anh và tàu ngầm hạt nhân Le Triomphant của Pháp đã va chạm vào nhau khi dang tuần tra tại Đại Tây Dương. Cả hai tàu đều bị hư hỏng nhưng may mắn không gây thiệt hại về người.
Theo Thiếu tướng Hải quân Stephen Saunders cho biết, có 3 nguyên nhân có thể do lỗi thủ tục khi không theo “thoả ước vùng nước của NATO”, 2 tàu không phát hiện nhau do thiết bị chống dò tìm quá hiện đại, hoặc đơn giản là rủi ro vì dù 2 tàu thấy nhau trong cùng vùng nước vẫn có nguy cơ đâm nhau khi ở cùng độ sâu.
Tag: Hải quân các nước trên thế giới
No comments:
Post a Comment