Sau 10 năm chiếm đóng Afghanistan, tiêu tốn hàng trăm tỷ USD, thiệt mạng gần 1.800 binh lính, “bế tắc” là cụm từ miêu tả thực trạng Afghanistan hiện nay.
Kỳ 1: "Afghanistan hóa" chiến tranh
Ngày 7/9/2011 là tròn 10 năm ngày Mỹ phát động cuộc chiến tại Afghanistan. Osama bin Laden, nhân vật được coi là chủ mưu các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 đã bị tiêu diệt, Mỹ vẫn chưa thể tuyên bố “nhiệm vụ đã hoàn thành” tại Afghanistan.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố rút khỏi Afghanistan 33.000 quân - vốn là lực lượng đã được triển khai trong đợt tăng quân hồi năm 2009. Mỹ và NATO đang trong tiến trình chuyển giao trách nhiệm gìn giữ an ninh lại cho các lực lượng Afghanistan trước năm 2014. Theo các con số thống kê, trong 10 năm qua, Mỹ đã chi tới hơn 400 tỷ USD cho cuộc chiến, gần 1.800 binh sĩ Mỹ tử trận.
Thế nhưng Mỹ và liên quân quốc tế vẫn không thể triệt tận gốc lực lượng nổi dậy Taliban. Chính quyền của tổng thống Karzai, lực lượng Mỹ và liên quân dường như chỉ nắm được quyền kiểm soát một số thành phố lớn, phần còn lại của đất nước vẫn nằm trong tay các chỉ huy quân sự ở địa phương hoặc quân nổi dậy Taliban. Và, dường như Mỹ đang tính đến một kế sách “xưa như trái đất” là "Afghanistan hóa" chiến tranh.
Ngày 7/9/2011 là tròn 10 năm ngày Mỹ phát động cuộc chiến tại Afghanistan. Osama bin Laden, nhân vật được coi là chủ mưu các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 đã bị tiêu diệt, Mỹ vẫn chưa thể tuyên bố “nhiệm vụ đã hoàn thành” tại Afghanistan.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố rút khỏi Afghanistan 33.000 quân - vốn là lực lượng đã được triển khai trong đợt tăng quân hồi năm 2009. Mỹ và NATO đang trong tiến trình chuyển giao trách nhiệm gìn giữ an ninh lại cho các lực lượng Afghanistan trước năm 2014. Theo các con số thống kê, trong 10 năm qua, Mỹ đã chi tới hơn 400 tỷ USD cho cuộc chiến, gần 1.800 binh sĩ Mỹ tử trận.
Thế nhưng Mỹ và liên quân quốc tế vẫn không thể triệt tận gốc lực lượng nổi dậy Taliban. Chính quyền của tổng thống Karzai, lực lượng Mỹ và liên quân dường như chỉ nắm được quyền kiểm soát một số thành phố lớn, phần còn lại của đất nước vẫn nằm trong tay các chỉ huy quân sự ở địa phương hoặc quân nổi dậy Taliban. Và, dường như Mỹ đang tính đến một kế sách “xưa như trái đất” là "Afghanistan hóa" chiến tranh.
Một trực thăng Chinook bị bắn hạ hồi tháng 8 vừa qua khiến 22 đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng. |
Dân Afghanistan bất mãn…
Ban đầu, người dân Afganistan đã tỏ ra phấn khởi trước sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Taliban, bởi họ quá chán ngán với chế độ hà khắc này, nền kinh tế kiệt quệ, nghèo khổ và đất nước bị cô lập. Sau 10 năm, Afghanistan đã có một số thay đổi đáng kể trong phát triển kinh tế, giáo dục, chăm sóc y tế tại những thành phố lớn.
Thế nhưng cuộc sống của người dân không mấy được cải thiện, bạo lực vẫn tràn lan, hàng chục ngàn dân thường thiệt mạng trong các cuộc giao tranh.
Thêm vào đó, tệ nạn tham nhũng trầm trọng, hàng trăm tỷ USD viện trợ của phương Tây (riêng Mỹ đã chi 444 tỷ USD) chi tiêu không hợp lý đã làm xói mòn lòng tin của người dân Afghanistan vào nhà nước hiện nay.
Cho dù ở Thủ đô Kabul đã xuất hiện những tòa nhà cao tầng hiện đại, song đại đa số người dân Afghanistan lại coi 140.000 binh sĩ của NATO, dưới sự chỉ huy của Mỹ, là quân xâm lược, là lực lượng chiếm đóng đã không thực hiện được những lời hứa mang lại hòa bình và phồn vinh cho đất nước này.
Theo nhận định của Tổ chức Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế, công bố hồi 7/2011, sau một thập niên viện trợ ồ ạt cho Afghanistan, cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc xây dựng Afghanistan thành một nước ổn định về chính trị và có thể đứng vững được về kinh tế.
Người Mỹ mệt mỏi
Sau sự kiện 11/9, người dân Mỹ ủng hộ mạnh mẽ hành động quân sự tại Afghanistan. Nhưng cuộc chiến hao tiền tốn của kéo dài tới 10 năm, cộng thêm cuộc chiến tranh Iraq, cướp đi sinh mạng của gần 4.500 người Mỹ, đã khiến cho người dân Mỹ trở nên mệt mỏi. Những cuộc thăm dò mới đây cho thấy hầu hết người dân Mỹ tỏ ra bi quan nhất về các mục tiêu của Mỹ tại Afghanistan và ủng hộ một cuộc rút quân nhanh chóng hơn.
Ông Brian Becker, Điều phối viên liên bang của liên minh Answer, cho biết nhóm này sẽ tổ chức các cuộc biểu tình ở thủ đô Washington và các thành phố khác của Mỹ để đánh dấu kỷ niệm 10 năm chiến tranh. Thông điệp mà họ muốn đưa ra là: chiến tranh Afghanistan không thể kéo dài được nữa.
“Cuộc chiến đó không chỉ là những hy sinh bằng máu của các quân nhân Afghanistan và Mỹ, nó còn làm kiệt quệ nền kinh tế Mỹ vào một thời điểm chúng ta phải áp dụng các biện pháp cắt giảm ngân sách nghiêm trọng và các chương trình xã hội thiết yếu đang phải đóng cửa”, ông Becker nói.
Sau chuyến thị sát Afghanistan tháng 8/2009, nghị sỹ Jim McGovern bày tỏ “rất bi quan” trước thực trạng Afghanistan và thậm chí không biết nên diễn tả nó như thế nào.
Dường như đó cũng là một trong những lý do khiến cho Quốc hội Mỹ ngày càng hoài nghi khả năng thành công cho vấn đề Afghanistan.
Theo Los Angeles Times, Quốc hội Mỹ có kế hoạch cắt giảm ngân sách tài trợ cho chương trình đào tạo quân đội - cảnh sát Afghanistan từ gần 13 tỉ USD/năm xuống còn dưới 6 tỉ USD/năm vào năm 2014.
Taliban trở lại
Theo phân tích của nhiều chuyên gia quốc tế, Mỹ và liên quân đã quá chủ quan sau khi giành được thắng lợi một cách dễ dàng trên chiến trường Afghanistan trong giai đoạn hậu năm 2001.
Thế nhưng, kể từ năm 2005, tàn quân Taliban bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ, biến Afganistan thành một cuộc xung đột đẫm máu mới. Từ năm 2007, số lượng binh sỹ Mỹ thiệt hại ngày càng tăng.
Chỉ tính riêng trong năm 2010, đã có 711 lính Mỹ thiệt mạng. Theo Liên hợp quốc, trong 8 tháng đầu năm 2011, các vụ bạo động đã tăng 40% so với cùng thời kỳ năm 2010.
Một vấn đề nữa là chương trình trợ giúp Chính phủ Afghanistan xây dựng lực lượng an ninh - quân đội riêng trong 10 năm qua của Mỹ và NATO dường như vẫn là con số không. Afghanistan hiện có 134.000 cảnh sát và 82.000 lính địa phương nhưng họ được trang bị nghèo nàn và không được huấn luyện tốt.
Đại uý Moqim, người trực tiếp tham gia chương trình này, phát biểu: "Chúng tôi vẫn ở con số không. Họ không biết chấp hành mệnh lệnh, vô kỷ luật và chẳng bao giờ có thể trở thành cảnh sát thực thụ!".
Việc đàm phán với một số phần tử Taliban "ôn hòa" như kêu gọi mới đây của Washington dường như bất khả thi trong tình hình hiện tại, bởi quân nổi dậy đang ở thế mạnh. Bằng chứng rõ ràng nhất là vụ ám sát người chịu trách nhiệm đàm phán với quân Taliban - Burhanuddin Rabbani.
Thêm vào đó, giữa chính quyền Hamid Karzai và các đồng minh phương Tây cũng xuất hiện những rạn nứt khi ông Karzai phàn nàn nhiều dân thường thiệt mạng trong các chiến dịch quân sự của NATO, còn phương Tây chỉ trích sự tham nhũng và sự bất lực của chính quyền sở tại.
Chính vì thế, nhiều người cho rằng việc chuyển giao để Afghanistan tự đảm trách an ninh quốc gia sau 2014 chẳng khác nào “một sự đánh cược đầy rủi ro”.
No comments:
Post a Comment