Thursday, October 6, 2011

Tuyến thép Xuân Lộc (Part 3)


ImagesSD 18BB.jpg
Sư Đoàn 18 BB

     - TĐ8ND, hành quân lục soát hướng Bắc QL1; vừa xuất phát khoảng 600 thước thì toàn bộ TĐ chạm súng mạnh với địch; LĐ1ND quyết định tăng phái 1 ĐĐ/TĐ9ND để đơn vị tiếp tục thu hẹp vòng vây; Pháo binh vẫn liên tục tác xạ vào đội hình địch. Kết quả: 100 xác CQ thuộc TĐ1/141/CSBV để tại chổ.

     - TĐ1ND trừ bị cho LĐ bố trí phía Tây LTL2 và sau đó được lệnh di chuyển đến ấp Bảo Định thay thế nhiệm vụ TĐ9ND.

“Biệt Đội Kỷ Thuật” của P7/BTTM tăng phái trực tiếp cho LĐ1ND, đã nhận được và giải mã hầu hết các mật điện của CSBV.
Chập choạng tối ngày 13/4/1975, C/TS/CSBV xuất hiện để đón TĐ1/141/ ra khỏi vùng HQ sau khi bị LĐ1ND gây tổn thất nặng. Kết quả: C/TS/CSBV bị tiêu diệt; phần lớn do hỏa lực PB/Dù với các hỏa tập tiên liệu của LĐ1ND.

(Mật điện/CSBV)
-  TĐT/TĐ1/141 báo cáo không gặp được C/TS và đơn vị chỉ còn 39 đồng chí khỏe mạnh, gần 200 thương binh; di chuyển rất khó khăn.

- TRĐ chỉ thị TĐ2/141 chi viện ngay và không quên nhắc nhở TĐ1/141 phải giữ vững tinh thần.

Khoảng 10 giờ đêm ngày 14/4/1975, TĐ2/141/CSBV xuất hiện; chờ khi địch đã lọt vào trận địa pháo, TĐ1ND cho lệnh khai hỏa. Sau khi ngưng tác xạ, TĐ1ND xung phong lên lục soát mục tiêu và thanh toán nốt những tên CSBV cuối cùng và sau đó án ngữ chờ lệnh. Kết quả: TĐ2/141/CSBV bị tiêu diệt gần hết; phần lớn do hỏa lực PB/Dù.
Ngày 15/4/1975, TĐ8ND báo cáo: “Địch đã chui đuợc vào một ngôi nhà lớn có hàng rào kẻm gai, rất khó vào. TĐ đang tiếp tục bao vây nhưng không thể chui qua hàng rào kẻm gai để tiến chiếm mục tiêu.
Lữ Đoàn chỉ thị TĐ8ND(+) tiếp tục bao vây địch với 2 ĐĐ. Riêng Tiểu Đoàn(-) di chuyển ra gần QL1, bố trí chờ lệnh. Hoàn trả ĐĐ cho TĐ9ND.

Để chứng minh diển tiến trận ác chiến tại Xuân Lộc giữa lực lượng thuộc QLVNCH và CSBV trong giai đoạn đầu, tôi xin ghi lại ý kiến của các vị Tướng Lãnh thuộc Quân đội Huê Kỳ và CSBV cũng như của ký giả người Pháp thân CS đã phát biểu như sau:

- Tướng Smith trưởng phòng tùy viên Quốc Phòng (DAO) của Mỹ tại SÀIGÒN đã hân hoan phúc trình cho Tướng G. Brown, TMT/LQ/HK rằng (7) “Tại chiến trường Long Khánh, rõ ràng QLVNCH đã chứng tỏ sự quyết tâm và anh dũng chiến đấu chống lại địch quân đông hơn gấp nhiều lần. Mặc dầu chiến trường chỉ mới qua giai đoạn 1, chúng tôi có thể nói không ngần ngại rằng QLVNCH đã thắng vòng đầu.”
- Tướng Văn tiến Dũng, TL/CD/HCM đã phải thú nhận (2) “Mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) đã ác liệt và đẫm máu từ những ngày đầu tiên. Các SĐ6+7+341, của ta phải tổ chức tấn công vào thị xả để tiêu diệt từng mục tiêu nhiều lần nhưng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của TRĐ43 của địch. Các đơn vị Pháo của ta đã sử dụng nhiều hơn số đạn dự trù; số lớn xe tăng và xe bọc thép của ta đã bị hạ. Một số khác phải trở lại hậu cần để sửa chửa, lấy nhiên liệu, và đạn dược.”
- Hãy nghe O. Todd người ký giả Pháp đã hơn một lần có thiện cảm với CSBV mô tả (8): Tinh thần của binh sĩ bảo vệ Xuân Lộc rất cao. Hệ thống truyền tin rất tốt, con đường đi từ SÀIGÒN đã được khai thông và viện binh VNCH gồm các đơn vị Dù + BĐQ đã đến. trực thăng tản thương đang hoạt động, trực thăng võ trang đang yểm trợ chiến trường; các trực thăng quan sát cũng như các SQ/QLVNCH gọi PB và Không yểm rất nhanh chóng và chính xát khi phát giác vị trí PB hay xe tăng của CS. Tình trạng gần giống như lúc QĐ/Mỹ còn hiện diện tại đây.

Trở lại mặt trận phòng thủ tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh)  
Trước sự yểm trợ chính xác và đắc lực của KQ/QLVNCH; tinh thần chiến đấu cao độ của quân nhân các cấp tham chiến tại MT/XL, đã gây tổn thất nặng cho QĐ4/CSBV, nên BTL/CD/HCM đã vội vàng quyết định đưa ngay Tướng “Trần văn  Trà” vào thay Tướng “Hoàng Cầm” đồng thời tăng viện các đơn vị kể sau:
- SĐ 325/CSBV
- Liên Đoàn 75 Pháo yểm trợ tầm xa đủ loại
- Đơn vị Pháo/Phòng Không di động đặt trên xe, v.v…
Có thêm quân tăng viện, CSBV tiếp tục tấn công chiếm bằng được thị xả Xuân Lộc; sử dụng 2 QL 1 và 20 để tiến nhanh vào SÀIGÒN, giải phóng miền Nam/Việt Nam.
Vùng trách nhiệm hoạt động của LLĐN 52 rất bất lợi vì địa thế phòng thủ không có địa điểm cao thích hợp như Xuân Lộc nên vị trí chiến đấu không an toàn vì vậy lực lượng phòng thủ phải gánh chịu hỏa lực hùng hậu và áp lực rất mạnh của Pháo và BB+CX địch. Lợi dụng ưu thế trên, địch dồn hết lực lượng vào tấn công đè bẹp LLĐN 52 để xẻ đường, tiến thẳng vào Biên Hòa và SÀIGÒN theo QL 20 (từ Kiệm Tân) và QL 1 (từ ngã ba Dầu Giây).

Ngày 15/4/1975, với chiến thuật “biển người”, CSBV đã tràn ngập lần lượt các tiền đồn và tuyến phòng thủ của LLĐN 52 trên QL 20. trong trận chiến nầy, một binh sĩ SĐ18BB bắt buộc phải chống trả với 10 lính CSBV được yểm trợ đầy đủ hỏa lực PB và xe tăng.

Một TRĐ thuộc SĐ341/CSBV tấn công giữa ban ngày 2ĐĐ/TĐ3/52/VNCH tại Đồi Móng Ngựa; đơn vị phòng thủ phải chống trả liên tục hết đợt tấn công nầy đến đợt tấn công khác. Đến buổi chiều cùng ngày, 2ĐĐ/TĐ3/52/VNCH (đơn vị phòng thủ) Đồi Móng Ngựa báo cáo (9) “Chung quanh chúng tôi rất trống trải, cây cối đã bị hỏa lực đủ loại dọn sạch và thay vào đó bằng xác CSBV nằm dọc theo triền đồi. Với quyết tâm chiếm cho được Đồi Móng Ngựa nên QĐ4/CSBV đã tăng cường cho SĐ341/CSBV TRĐ.95/SĐ325 vừa được tăng viện, tràn ngập vị trí phòng thủ của 2ĐĐ/TĐ3/52.

Thành phần còn lại TĐ3/52 gồm BCH/TĐ + 2ĐĐ/BB với nhiệm vụ phòng thủ núi Sóc Lu và những điểm phía Bắc/Dầu Giây. “Pháo của CSBV rót liên tục và BB tràn ngập các tiền đồn của TĐ3/52(-) trên núi Sóc Lu và các điểm phía Bắc/Dầu Giây” sau đó TĐ mất liên lạc.

Với tình hình nguy ngập trên, phòng tuyến phía Tây/Xuân Lộc dọc theo QL20 do LLDN 52 trấn giữ đã phải chịu hỏa lực và áp lực mạnh của Pháo binh và Bộ binh cùng Chiến xa địch. Với số lượng đông gồm SĐ6/CSBV với 2 TRĐ/Địa phương cũ có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường (TRĐ33+TRĐ274), tràn ngập tuyến phòng thủ của LLDN 52 đêm 15/4/1975, bắt buộc lực lượng trên phải phân tán mỏng và rút về hậu cứ Sư đoàn (Biên Hòa) với tổn thất nặng. (10)

Để trả đủa cho LLDN 52 vừa bị tổn thất, sau khi phối kiểm tin tức có giá trị cao về địch cộng thêm các mật điện mà BĐKT đã bắt được của CSBV, Tướng “Lê Minh Đảo” Tư Lệnh mặt trận  Xuân Lộc (Long Khánh) đề nghị và qua trung gian trình xin của Trung Tướng “Nguyễn Văn Toàn” Tư Lệnh/QĐIII+QK3/VNCH và đã được Đại Tướng/Tổng Tham Mưu Trưởng/QLVNCH chấp thuận sử dụng Bomb BLU.82 (Daisy Cutter), một loại Bomb nổ đặc biệt có sức công phá cực mạnh trong một phạm vi rộng lớn. Theo chuyên viên vũ khí TOBIN CARTER (11) đã viết về trái Bomb nầy như sau: “Mục đích của Bomb BLU.82 (Daisy Cutter) là dọn bãi đáp trực thăng hoặc mở rộng vùng đất trống để lập căn cứ hỏa lực; Bomb cũng được dùng để tiêu diệt địch quân khi cần. Bomb có hai loại: “Bomb nổ và Bomb xăng đặc (napalm).” Bomb nặng 7 tấn, chứa gas hổn hợp PROPANE và TNT; Bomb được để trên giàn gổ (palette) có gắn dù khi thả.

        25) Giải tỏa thắc mắc về trái Bomb xử dụng

Để giải tỏa thắc mắc về quả Bomb thả trong trận Xuân Lộc (Long Khánh) của Dược sĩ Trần Lý đăng trong báo VN mới số 454, Friday Sept. 24, 1999. Chuẩn Tướng “Trần Đình Thọ”, Trưởng Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH là bạn học cùng khóa 6/Đinh Bộ Lĩnh/Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (Đàlạt) với người viết bài nầy. Tướng “Thọ” trách nhiệm trực tiếp trình xin quyết định của Đại Tướng/Tổng Tham Mưu Trưởng /QLVNCH về việc sử dụng Bomb BLU.82 (Daisy Cutter) để yểm trợ quân bạn qua trung gian trình xin của Tư Lệnh Quân Đoàn theo đề nghị của Tư Lệnh chiến trường.

“Chuẩn Tướng Thọ” đã xác nhận với tôi bằng email ngày 30/6/1999 với nội dung như sau (sao y nguyên văn):
“Tôi xin xác nhận với anh, đó là loại BLU.82 (Daisy Cutter) chứ không phải CBU.55. Tụi tôi chuẩn bị các mục tiêu theo đề nghị của các Tư lệnh đại đơn vị ngoài mặt trận. Tụi tôi thường gọi là B52/VN. Mổi lần trình Đại Tướng thì chính tôi lên trình bày và xin chấp thuận. Mục tiêu được Đại Tướng chấp thuận rồi, tôi trao cho Không quân; chỉ có Tư lệnh/Không Quân biết và thi hành; mọi mục tiêu đều là “Tối Mật” hết. Thả Bomb nầy rất công phu; chuyên viên Quân cụ và Không quân phụ trách đưa lên phi cơ; Bomb nầy để trên một giàn gổ (palette) có đeo dù; Bomb cũng có loại xăng đặc nữa. Phi công phải là những sĩ quan giỏi bay đêm. Máy bay C130 chở loại Bomb nầy đi thả. Có một lần phi cơ không thả được Bomb vì gần quân bạn, nên tôi cho trút xuống chiến khu C vì nếu đưa Bomb về Tân Sơn Nhứt, lỡ Bomb nổ khi đáp thì sức nổ sẽ tàn phá luôn SÀIGÒN, điện nước sẽ hư hết. Chúng tôi trách nhiệm về sử dụng loại Bomb nầy; chính Tư lệnh Quân Đoàn phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu có sơ xuất xảy đến cho lực lượng bạn. Sử dụng loại Bomb nầy rất hạn chế và chỉ được thỏa mản yêu cầu khi được Đại Tướng chấp thuận, tôi và Trưởng Phòng 2/BTTM trách nhiệm về mục tiêu đánh Bomb.” 

Trước sự kháng cự mãnh liệt của QLVNCH tại Xuân Lộc cũng như việc BĐKT đã bắt được hầu hết các mật điện của CSBV, nhờ đó QLVNCH đã xác định được vị trí đóng quân của CSBV và đã tận dụng hỏa lực Phi + Pháo tiêu diệt, khiến tổn thất của CSBV ngày càng cao. Trước sự hoang mang, khủng hoảng tinh thần của các cán binh CSBV, chiều ngày 14/4/1975, trong một buổi họp của QĐ4/CSBV, Chính ủy Hoàng thế Thiện phải trấn an cán binh như sau (12): “Tôi nhắc lại, SÀIGÒN là mục tiêu cuối cùng chứ không phải Xuân Lộc. Giải phóng Xuân Lộc bằng “THẾ” sẽ hay hơn bằng “LỰC”. Các đồng chí cần phải giải thích cho cán bộ và chiến sĩ hiểu vì sao chúng ta không chủ trương tung hết lực lượng vào mặt trận Xuân Lộc trong lúc nầy.

Trong khi đó tại phía nam, hoạt động của LĐ1ND vẫn tiếp diễn đều và mang lại kết quả đáng tuyên dương (6).

Lợi dụng có quân số đông vừa được tăng viện QĐ4/CSBV sử dụng 3TĐ của SĐ7/CSBV cố gắng chọc thủng tuyến phòng thù của LĐ1ND đồng thời giải vây cho 200 thương binh và 39 đồng chí còn sống sót. LĐ1ND đã sẳn sàng và liên tục theo dỏi mọi di động của lực lượng trên kể cả ban đêm. Chờ cho địch di chuyển vào hết trận địa Pháo, TĐ3PB/ND thi nhau nhả đạn, chuyển từ hỏa tập đến hỏa tập khác. Đội hình của địch bị tán loạn. Sáng sớm hôm sau, lực lượng Nhảy Dù tung quân ra lục soát trận địa ghi nhận 300 xác VC để lại tại chổ ngoài ra dân ấp Bảo Bình đi đốn củi cho biết, khoảng 200 thương binh nằm băng bó tại Ấp.

Trưa ngày 18/4/1975, LĐ1ND lệnh cho TĐ9ND cắt cử 1ĐĐ lục soát rộng khu rừng Đông Nam và Nam mà các toán viễn thám của ĐĐTS/Dù báo cáo có sự hiện diện của CSBV; ĐĐ này chạm địch khá mạnh với cấp TĐ/CSBV có hầm hố ngụy trang kỷ. ĐĐ/TĐ9ND xin quân tiếp viện và ĐĐ tiếp ứng cũng chạm súng với địch.

LĐ1ND liền xin BTL/HQ/SĐ18BB tăng cường Chi Đoàn/TQV/M113 được một ĐĐ/Dù tùng thiết để cùng với 2 ĐĐ/TĐ9ND thanh toán nhanh mục tiêu. Kết quả: địch để lại khoảng 200 xác “sinh Bắc tử Nam.” Bạn có 3 hy sinh trong đó có 1 SQ + 18 bị thương + 1 TVX/M113 bị đứt xích. Sáng ngày20/4/1975 Chi Đoàn/TVX/M113 trực chỉ Long Giao trên LTL2 để trở về với Thiết Đoàn 5 KB vì có lệnh “rút khỏi Xuân Lộc” vào giờ chót.

        26) Những dữ kiện liên quan đến lệnh rút khỏi Xuân Lộc (Long Khánh) như sau:

Ngày 10/4/1975, một phái đoàn hổn hợp gồm các Nghị sĩ, Dân biểu Việt và Mỹ vào thăm BTL/HQ/SĐ18BB tại Xuân Lộc (Long Khánh) để nghe thuyết trình về tình hình, quan sát các tù binh CSBV.

Ngày 18/4/1975, Trung tướng “Nguyễn văn Toàn” Tư lệnh/QĐ3 có Chuẩn tướng “Trần đình Thọ” TP3/BTTM/QLVNCH tháp tùng, đến thị sát mặt trận để điều nghiên tình hình liên quan đến việc tiếp tục phòng thủ hoặc rút khỏi Xuân Lộc (Long Khánh).
Ngày 20/4/1975, hồi 0900G sáng, Trung Tướng TL/QĐ3 có Đại tá Hoàng Đình Thọ/TP3 tháp tùng vào thăm BCH/HQ/Mặt trận và lệnh cho Thiếu tướng Lê Minh Đảo/TL/Mặt trận rút toàn bộ lực lượng tham chiến khỏi Xuân Lộc (Long Khánh) trong ngày 20/4/1975. Hoàn trả LĐ1ND+TĐ82BĐQ về BTTM/QLVNCH; lực lượng TK/Long Khánh di chuyển về Phước Tuy (Bà Rịa). Riêng SĐ18BB di chuyển về hậu cứ tại Long Bình (Biên Hòa); sẳn sàng nhận nhiệm vụ mới.

Sau khi nhận lệnh của QĐ, trực thăng chỉ huy (C&C) của TL/SĐ18BB được sử dụng để bay quan sát tình trạng thật sự LTL2 từ Long Giao đến Đức Thạnh (Phước Tuy) vì từ lâu tỉnh lộ nầy không sử dụng. LTL2 dự trù sẽ là lộ trình chính khi rút toàn bộ lực lượng tham chiến khỏi Xuân Lộc (Long Khánh).

Qua 12 ngày đêm ác chiến với CSBV, tuyến thép phòng thủ Xuân Lộc (Long Khánh) vẫn đứng vững. Lực lượng QĐ4/CSBV tham chiến tại mặt trận đã bị thiệt hại nặng nề về sinh mạng, pháo binh, xe tăng, v.v… nên BTL/CD/HCM đã vội vàng thay đổi kế hoạch tiến chiếm SÀIGÒN như sau (xem sơ đồ 1).

- QĐ3/CSBV từ Củ Chi, sử dụng QL22 tiến  vào SÀIGÒN theo hướng Tây.
- QĐ2/CSBV sau khi phá vở phòng tuyến Phan Rang, sử dụng QL1 đánh bọc bên hông Xuân Lộc, sử dụng QL15 để vào SÀIGÒN. QĐ2/CSBV thừa thắng xông lên, làm nổ lực chính, tấn công tiến chiếm SÀIGÒN càng nhanh càng tốt theo hướng Đông Bắc.
- QĐ4/CSBV bỏ ngỏ Xuân Lộc, trở thành trừ bị.
- QĐ1/CSBV từ Thủ Dầu Một sử dụng QL13 tiến nhanh vào SÀIGÒN theo hướng Tây Bắc.
- 3 SĐ phía Nam, sử dụng QL4 tiến nhanh vào SÀIGÒN.

27) HÀNH QUÂN LUI BINH

Ngày 20/4/1975, trong buổi họp hành quân khẩn cấp tại BTL/HQ/SĐ18BB, lệnh triệt thoái được Tướng Lê Minh Đảo TL/MT phòng thủ Xuân Lộc (LK) ban hành vắn tắt nhưng đầy đủ như sau:

- LTL2 nối liền Long Khánh và Phước Tuy sẽ dùng làm lộ trình chính, rút quân về Đức Thạnh (Phước Tuy). LTL nầy từ lâu không sử dụng.
- Kế hoạch lui binh sẽ dựa trên 3 nguyên tắc kể sau:
- Lợi dụng bóng đêm để giữ yếu tố bất ngờ
- Vừa đánh vừa rút
- Giữ trật tự, an ninh đến mức tối đa 
- Căn cứ Long Giao (Black Horse củ của Mỹ) cách Chi khu Xuân Lộc 8 cây số về hướng Nam, hậu cứ của TRĐ48/SĐ18BB tạm coi như an ninh.          Từ đó cách 4 cây số về hướng Nam là xã xôi đậu Cẩm Mỹ, được ghi nhận có 1 TĐ/Địa Phương/VC, hoạt động lưu động trong vùng.

Thứ tự rút quân như sau:

- LLĐN48 do Trung tá Trần Minh Công TRĐ Trưởng/TRĐ48 chỉ huy với nhiệm vụ mở đường.
- BTM/HQ/SĐ18BB+THĐ5KB+các đơn vị yểm trợ kỷ thuật (kể cả 2 khẩu đại bác tự hành 175 ly đặt trên xe bánh xích của QĐ tăng phái) lập thành đoàn Cơ giới do Đại tá Hứa Yến Lến/Tham Mưu Trưởng/Hành Quân/SĐ chỉ huy (13).
- BCH/Tiểu Khu/Long Khánh và các đơn vị trực thuộc do Đại tá Phạm Văn Phúc/Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng chỉ huy.
- LLĐN43 do Đại tá Lê Xuân Hiếu/TRĐ Trưởng/TRĐ43 chỉ huy.
- LĐ1ND+TĐ2/43 do Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh/LĐT/LĐ1ND chỉ huy (lực lượng đoạn hậu rút sau cùng).

Đội hình di chuyển theo hình chân vẹt để luôn luôn có hỏa lực yểm trợ thường xuyên quân bạn; trực thăng bao vùng suốt đêm do Đại tá Ngô kỳ Dũng/TRĐ52 đảm trách. 

No comments:

Post a Comment