Thực tế việc quân đội Mỹ tiến hành “đàm phán” với Taliban lại cho thấy rằng “Mỹ không hề tính đến chiến thắng” trong cuộc chiến ở đất nước Nam Á này.
Kỳ 2: Không tìm chiến thắng?
Trong 10 năm qua, Mỹ đã điều hàng trăm nghìn quân tới tham chiến tại Afghanistan với mục tiêu bảo vệ các lợi ích của Mỹ, làm cho thế giới an toàn hơn trước những kẻ khủng bố, nhưng thực tế có nhiều bằng chứng cho thấy điều ngược lại.
Giờ đây, khi Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố rút dần quân đội và dừng tham chiến tại đất nước này vào năm 2014, một câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp là Mỹ đã giành chiến thắng hay thất bại trong cuộc chiến này?
Một bước tiến, hai bước lùi
Nhân dịp 10 năm cuộc chiến Afghanistan, các phương tiện truyền thông phương Tây đã tiến hành phỏng vấn rất nhiều người Afghanistan, từ dân thường, quan chức chính phủ, các cựu thành viên và thành viên Taliban hiện thời, để tìm hiểu thực trạng về cuộc sống người dân ở đây. Và sự tương phản giữa những nhận xét lạc quan của quan chức Mỹ và thực tế cuộc sống của người dân Afghanistan rất rõ ràng.
Tất nhiên là có những dấu hiệu của sự tiến bộ - quan trọng nhất là trường học đã được mở cửa trở lại. Hơn 6 triệu học sinh đã được đến trường với 1/3 là học sinh nữ - điều không thể có dưới thời Taliban.
Các phương tiện truyền thông cũng đua nhau phát triển với khá nhiều nhật báo, tuần báo và có 10 kênh truyền hình đang hoạt động.
Giờ đây, khi Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố rút dần quân đội và dừng tham chiến tại đất nước này vào năm 2014, một câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp là Mỹ đã giành chiến thắng hay thất bại trong cuộc chiến này?
Một bước tiến, hai bước lùi
Nhân dịp 10 năm cuộc chiến Afghanistan, các phương tiện truyền thông phương Tây đã tiến hành phỏng vấn rất nhiều người Afghanistan, từ dân thường, quan chức chính phủ, các cựu thành viên và thành viên Taliban hiện thời, để tìm hiểu thực trạng về cuộc sống người dân ở đây. Và sự tương phản giữa những nhận xét lạc quan của quan chức Mỹ và thực tế cuộc sống của người dân Afghanistan rất rõ ràng.
Tất nhiên là có những dấu hiệu của sự tiến bộ - quan trọng nhất là trường học đã được mở cửa trở lại. Hơn 6 triệu học sinh đã được đến trường với 1/3 là học sinh nữ - điều không thể có dưới thời Taliban.
Các phương tiện truyền thông cũng đua nhau phát triển với khá nhiều nhật báo, tuần báo và có 10 kênh truyền hình đang hoạt động.
Lính Mỹ bị thưong do bom cài ven đường của Taliban. |
Nhưng với người dân Afghanistan, 1 thập kỷ qua có 1 bước tiến và 2 bước lùi.
Asif Khan đang ngồi trên một tấm chăn cáu bẩn trong một rạp xem phim bỏ hoang với vẻ rất tuyệt vọng. Ông không thể tìm việc làm cho đứa con lớn của mình vì không có tiền đút lót.
Ông cũng không thể chi trả tiền đồng phục, sách bút cho 9 đứa con gái tới trường. Với hy vọng cuộc sống sẽ thay đổi sau khi Taliban bị lật đổ, ông đã kéo cả gia đình từ Pakistan về nước. Nhưng giờ đây ông ngậm ngùi thừa nhận: “Tôi chẳng có hy vọng nào nữa!”.
Shahira Saidy, một cô gái 20 tuổi tại Kandahar, sống bằng nghề dạy học. Mẹ cô rất lo lắng mỗi khi cô ra khỏi nhà vì mới đây có 2 cô gái bị giết trên đường đến lớp.
Shahira nói cô không biết là sợ ai nhất: Taliban, những người già trong bộ tộc, hàng xóm hay những chủ cửa hàng. Rất nhiều người ghét việc phụ nữ đến trường.
Thầy, cô giáo và cha mẹ thường nhận được những lời đe doạ, bằng điện thoại hoặc thư tay. Shahira lo sợ rằng, với việc sự trở lại của Taliban, cơ hội các bé gái được đến trường sẽ ngày càng hẹp đi.
Tiếng nói của dư luận Mỹ
Tất nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Mỹ đều không thừa nhận thất bại trong cuộc chiến ở Afghanistan. Kế hoạch rút quân mà Tổng thống Obama gần đây phát biểu trước Quốc hội Mỹ lại hoàn toàn khác với những cam kết của ông trước đây 2 năm.
Khi tăng 33.000 quân cho chiến trường Afghanistan vào năm 2009, Tổng thống Obama từng bảo đảm rằng, sẽ rút số quân này sau 18 tháng, song đến tháng 7 vừa qua, số binh sĩ Mỹ rời khỏi Afghanistan chỉ có khoảng 10.000 người, ít hơn nhiều so với kế hoạch.
Trong bài phát biểu của mình, ông Obama vẫn lớn tiếng ca ngợi “binh sĩ Mỹ tại Afghanistan đã giáng những đòn mạnh mẽ vào Taliban, kiểm soát được các căn cứ của chúng, làm cho Afghanistan ngày càng ổn định hơn”. Song ông cũng không thể không thừa nhận rằng, “quân đội Mỹ ở Afghanistan đang phải đối mặt với những thách thức to lớn”.
Cuộc gặp giữa TT Mỹ Obama (phải) và TT Afghanistan (trái) tại New York hôm 20/9. |
Tờ Văn Hối (Hongkong) số ra ngày 31/7 vừa qua đưa tin, có tới gần 70% người Mỹ được hỏi cho rằng “cuộc chiến ở Afghanistan không đáng để tiếp tục”.
Một cuộc nghiên cứu do chương trình tin tức của đài CBS thực hiện mới đây, cũng cho thấy có hơn một nửa số người Mỹ được hỏi ý kiến không coi cuộc chiến tranh tại Afghanistan là thành công.
Còn trong tác phẩm In the Graveyard of Empires phát hành gần đây, Seth Jones - nhà phân tích chính trị thuộc RAND Corporation, giáo sư ĐH Georgetown và Naval Postgraduate School chỉ ra, cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan chỉ mang lại tổn thất bởi nhiều yếu tố, từ việc các căn cứ quân sự Al-Qaeda nằm tại Pakistan (chứ không phải ở Afghanistan) đến căn bệnh tham nhũng với di chứng nghiêm trọng trong bộ máy chính quyền sở tại Afghanistan, từ vấn đề tôn giáo đến truyền thống sắc tộc phức tạp của nước này…
Tất cả cho thấy một sự lượng định chuẩn xác để có thể đưa ra một chiến lược chuẩn xác cho Afghanistan là điều không dễ.
Bí mật đàm phán với Taliban
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai mới đây tiết lộ, quân đội Mỹ đã tiến hành đàm phán chính thức với Taliban. Sau vụ việc này, Đại sứ Mỹ tại Afghanistan Karl Eikenberry đã chỉ trích ông Karzai không biết “giữ mồm”.
Tuy nhiên, tờ Văn Hối cho biết, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng từng xác nhận quân đội Mỹ đã tiến hành đàm phán với Taliban.
Theo tiết lộ của báo chí phương Tây, Mỹ đã thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp với những tay chân thân tín của thủ lĩnh Taliban Mullah Omar và đã tiến hành ít nhất 3 cuộc đàm phán với Taliban, lần đầu tiên ở Qatar và hai ở Đức.
Đại diện phía Mỹ tham gia đàm phán với Taliban là các quan chức Chính phủ và cơ quan tình báo, trong khi đại diện cho Taliban là một thân tín của Omar.
Phong trào phản đối sự có mặt của quân đội Mỹ ở Afghanistan, Iraq tăng cao. |
Các quan chức quân sự tham gia đàm phán cho biết vấn đề lớn nhất hiện nay không phải là “có cần đàm phán hay không”, mà là “đàm phán như thế nào”, “làm thế nào để tiến hành đàm phán mang tính thực chất với kẻ thù”.
Mỹ xưa nay thường che giấu các cuộc đàm phán, song nay không thể không nói ra, điều này cho thấy “đàm phán” đã trở thành lựa chọn tất yếu mà quân đội Mỹ đang tìm kiếm để thoát khỏi vũng lầy cuộc chiến Afghanistan.
Quân đội Mỹ đồn trú tại Afghanistan hiện đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan đầy khó khăn, cuộc chiến kéo dài đã 10 năm mà vẫn chưa giành chiến thắng, trong khi việc đàm phán với Taliban đồng nghĩa với việc tuyên bố với toàn thế giới rằng quân đội Mỹ đã thất bại.
No comments:
Post a Comment