Monday, October 24, 2011

* Khám Phá Vũ Trụ


Bao nhiêu thiên thể đang đe doạ Trái đất?

Các chuyên gia tại NASA tuyên bố họ đã thống kê được gần như toàn bộ những thiên thể có thể gây nguy hiểm cho hành tinh của chúng ta.
Cách nay hơn một năm, kính thiên văn hồng ngoại WISE đã quét khắp khoảng không gian vũ trụ và nhờ “con mắt quang học” nó đã “nhìn” thấy những đối tượng tối sẫm nhất, khó phát hiện nhất.
Theo các nhà thiên văn học, xung quanh hành tinh của chúng ta có không dưới 1.000 thiên thể có đường kính trên 1 kilomet, nhưng chỉ một nửa số này tiến về phía Trái đất.
Trong số những thiên thể có kích thước từ 100 mét đến 1 kilomét, theo những số liệu mới nhất, xung quanh hành tinh của chúng ta có 19.500 thiên thể, không phải 35.000 như người ta tính toán trước đây.
Tuy nhiên các nhà khoa học nhắc nhở vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa để phân loại và xác định xem thiên thể nào có thể va chạm với Trái đất, mức độ nguy hiểm của chúng ra sao và thực tế hơn nữa là cùng nhau bàn bạc, đề xuất ra các kịch bản để phòng tránh. Chẳng hạn phá vỡ chúng từ xa, làm chệch hướng đi của chúng, thậm chí với các thiên thể nhỏ,vô hại có thể tìm cách sử dụng…
Công cụ giúp các nhà thiên văn tìm kiếm các thiên thể vũ trụ có hiệu quả nhất hiện nay là chiếc kính thiên văn NEOWISE. Đó là tên viết tắt của chữ NEO (Near Earth Object - vật thể gần Trái đất), còn WISE tên của kính thiên văn.
Giá của chiếc kính thiên văn WISE đã được phóng lên quỹ đạo xung quanh Trái đất vào năm 2009 lên tới 320 triệu đôla.

Nhân loại suýt diệt vong cách đây hơn 100 năm

Loài người may mắn lắm mới thoát được kết cục giống như loài khủng long, theo một nghiên cứu của chuyên gia Mexico.
Cách đây một thế kỷ, một sao chổi mang theo sức mạnh hủy diệt thiếu chút nữa đã quét sạch loài người trên trái đất giống như lần thiên thạch đặt dấu chấm hết cho loài khủng long trong quá khứ. Trong 2 ngày của tháng 8/1883, nhà thiên văn học người Mexico là Jose Bonilla là chứng nhân duy nhất khi 450 thiên thể bay ngang qua bề mặt mặt trời, với mỗi thiên thể bao phủ bởi một một lớp sương mù lấp lánh.
Khi ông Bonilla viết về phát hiện của mình trên tờ L'Astronomie của Pháp, biên tập viên của tờ này cho rằng hiện tượng trên chẳng qua chỉ là một đám bụi bẩn hoặc con bọ nào đấy che khuất kính viễn vọng của chuyên gia Mexico. Tuy nhiên, đến nay các nhà nghiên cứu của Đại học Mexico đã giải oan cho đồng nghiệp năm xưa với giả định rằng đây chính là những phần của một sao chổi khổng lồ từng quất hụt trái đất trong quá khứ.
Vậy 450 sao chổi con này to như thế nào? Ở đầu nhỏ, chúng chỉ rộng khoảng 50m, nhưng phần to nhất lại đến 4km. Mỗi sao chổi mang theo sức công phá hơn cả bom nguyên tử. Ấn tượng hơn nữa là sao chổi nguyên thủy, trước khi vỡ thành nhiều sao chổi nhỏ hơn, phải có khối lượng gần bằng sao chổi nổi tiếng Halley, hoặc thiên thể từng tiêu diệt toàn bộ loài khủng long trước đây.
Tại sao các nhà khoa học giờ đây cho rằng cái mà ông Bonilla thấy phải là sao chổi khổng lồ? Chuyên gia Hector Manterola của Đại học Mexico giải thích rằng sao chổi là thiên thể duy nhất trong hệ mặt trời có hình dạng mù sương lấp lánh như ông Bonilla đã thấy. “Giả thuyết của chúng tôi là Bonilla đã nhìn thấy một sao chổi đã vỡ vụn hồi năm 1883, vốn có thể quét ngang bề mặt trái đất trên đường di chuyển”, chuyên gia Manterola nói.
Lý giải về việc tại sao lúc đó chỉ có nhà thiên văn học Bonilla chứng kiến được quang cảnh kỳ diệu trên, các chuyên gia Mexico cho rằng chỉ có một cách giải thích: đó là hiện tượng thị sai. Do những sao chổi con này đến quá gần trái đất, cách từ 600km đến 8.000km, nên hiện tượng này xuất hiện. Khi đó chỉ có các khu vực cùng vĩ độ với Mexico như sa mạc Sahara, bắc Ấn Độ, Đông Nam Á mới có thể thấy được chúng đang đến gần, giống như trong trường hợp nguyệt thực.
Theo các chuyên gia, những mảnh vỡ sao chổi trên nếu va phải trái đất sẽ khiến con người chịu chung số phận với loài khủng long. Vào năm 1908, một vật thể tương tự đâm vào lãnh thổ Nga, thường gọi là sự kiện Tunguska, gây ra vụ nổ mạnh hơn 1.000 lần bom nguyên tử. Nếu quan sát của chuyên gia Bonilla là chính xác, khi đó trái đất có thể phải đương đầu với 3.275 sự kiện Tunguska trong vòng 2 ngày. Và kết quả có thể là sự tuyệt chủng hoàn toàn của các loài. 

Đại dương được hình thành nhờ Sao chổi?

Bao bọc quanh bề mặt trái đất đa phần là đại dương, các nhà khoa học cho rằng các đại dương chỉ hình thành vào khoảng 8 triệu năm sau khi hành tinh ra đời. Việc phát hiện ra thành phần “giống như nước biển” ở trên sao chổi bởi thiết bị HiFi trên Đài quan sát không gian Herschel gợi ý rằng có thể đại dương đã được hình thành nhờ băng sao chổi. Nếu như vậy thì tác động của nó đã ảnh hưởng quan trọng đến một giai đoạn tiến hóa trên trái đất.
Dấu hiệu của nước biển hỗ trợ cho giả thuyết Sao chổi góp công 1 phần vào sự hình thành đại dương.
Dấu hiệu của nước biển hỗ trợ cho giả thuyết Sao chổi góp 
công 1 phần vào sự hình thành đại dương.
“Nếu không có nước thì sự sống sẽ không tồn tại trên Trái Đất và câu hỏi luôn được đặt ra đó là khi nào và như thế nào mà đại dương được hình thành”- Giáo sư thiên văn học Ted Bergin thuộc đại học Massachusetts cho biết. “Nó là một câu hỏi lớn và mỗi phần trong đó đều là một miếng ghép quan trọng".

HiFi , thiết bị thăm dò được đặt tại đài quan sát Hershel đã phát hiện ra dấu hiệu về “thành phần nước biển" ở trên sao chổi Hartley 2 - ngôi sao chổi đã được tàu vũ trụ Nasa Deep Impact “thăm dò” ở khoảng cách 700km. Dù vậy, các nhà thiên văn học cũng nói rằng điều đó không có nghĩa là sẽ có một đại dương xanh với những con cá bơi lội như trái đất.
Có thể nước biển đã đến trái đất nhờ Sao chổi.
Có thể nước biển đã đến trái đất nhờ sao chổi.
Sao chổi Hartley 2 chủ yếu là những khối nước đá và cacbon dioxide đông lạnh. Sử dụng phương pháp tính toán, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thành phần hóa học của Hartley tương tự như đại dương của chúng ta – là sự pha trộn của các nguyên tử hydro và deuterium, một đồng vị hóa học trong nước nặng. Đây là lần đầu tiên nước biển được tìm thấy ở sao chổi.
Sao chổi Hartley 2 được thăm dò bởi tàu NASA Deep Impact.
Sao chổi Hartley 2 được thăm dò bởi tàu NASA Deep Impact.
HiFi cũng đã thăm dò 6 sao chổi khác tuy nhiên không phát hiện được sao chổi nào có thành phần tương tự. Các nhà thiên văn học nêu ra giả thuyết cho rằng Hartley 2 được hình thành gần trái đất hơn so với 6 sao chổi kia trong vành đai năng lượng mặt trời Kuiper. Tiến hành kiểm tra các sao chổi khác khiến các nhà thiên văn học kết luận rằng sao chổi không thể là“nguồn nước” của Trái Đất. Vì thế, Nguồn gốc đại dương của trái đất vẫn là một chủ đề cho cuộc tranh luận giữa các nhà thiên văn học trong nhiều thập kỷ.

No comments:

Post a Comment