Kho tàng tri thức đồ sộ này sẽ làm chìm đắm những ai mọt sách.
Thư viện Salt Lake City (Mỹ)
Thư viện thành phố Salt Lake rộng 22.300 m2 với hơn 500.000 đầu sách các loại, chưa kể báo và vô vàn tạp chí.
Thư viện được xây dựng từ năm 1094 và trùng tu mới hoàn toàn năm 2004 với thiết kế 5 tầng sang trọng. Toàn bộ thư viện phụ thuộc vào nguồn sáng tự nhiên ngoài trời.
Với nhạc được bật ở tất cả các tầng, một khu trưng bày tranh nghệ thuật, thư viện dành cho thiếu nhi, hệ thống Internet không bị kiểm duyệt và quán café phục vụ nước kèm sandwich, đây quả thật là một thư viện thiên đường.
Thư viện Beinecke (Mỹ)
Là một món quà của gia đình Beinecke dành tặng đại học Yale năm 1963, thư viện Beinecke được biết đến là tòa nhà lớn nhất thế giới với thiết kế đặc biệt nhằm bảo quản hàng trăm nghìn đầu sách và những tác phẩm chép tay cực kỳ quý hiếm bao gồm cả 48 cuốn Kinh thánh Guternberg còn sót lại.
Kiến trúc sư Gordon Bunshaft đã sử dụng rất nhiều phiến đá hoa trong mờ làm tường bao và xây dựng nên một tòa thư viện Beinecke không hề có cửa sổ “độc nhất vô nhị”.
Thư viện Hoàng gia Đan Mạch (Copenhagen)
Thư viện Hoàng gia Đan Mạch thuộc trường đại học Copenhagen được Vua Frederik đệ III xây dựng năm 1648 và là thư viện lớn nhất Bắc Âu, lưu giữ hầu như tất cả những tác phẩm đã từng được xuất bản của nhân dân Đan Mạch.
Vào năm 1999, chính quyền thành phố đã cho bổ sung thêm tổ hợp Black Diamond bao gồm một nhà hát lớn, khu triển lãm nghệ thuật, hai bảo tàng và khu sân thượng trên nóc tòa nhà.
Thư viện Seattle Central (Mỹ)
Thư viện Seattle Central xây dựng năm 2004 nhằm mục đích tạo dựng một không gian chức năng lôi cuốn và hấp dẫn. Khu trưng bày “Book Spiral” với hàng dãy những tiểu thuyết nổi tiếng được xếp theo hình xoắn ốc sẽ giúp người đọc có thể lướt qua tất cả những đầu sách của 4 tầng mà không bị những cầu thang “đáng ghét” làm ngắt quãng.
Thư viện Vancouver (Canada)
Được xây dựng từ nguồn vốn của thành phố Vancouer, thư viện công cộng Vancouver là thư viện lớn thứ 3 trên toàn lãnh thổ Canada với tổng cộng 22 chi nhánh. Nhánh trung tâm của hệ thống thư viện Vancouver là một tòa nhà 9 tầng với khu đi bộ bao quanh. Tất cả đều được làm bằng kính trong suốt cùng với rất nhiều khu đọc sách và tự nghiên cứu rất hiện đại.
Thư viện Real Gabinete Português de Leitura (Brazil)
Hãy đến thăm Real Gabinete Português de Leitura để được tận mắt chứng kiến 350.000 đầu sách chỉ trong một căn phòng. Điều này hẳn sẽ làm các bạn hoa mắt và vô cùng choáng ngợp. Mỗi căn phòng đều có tới 4 tầng sách đồ sộ để có thể tận dụng hết diện tích, đồng thời kèm theo đó là rất nhiều tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ và bộ sưu tập tiền xu.
Thư viện Admont (Áo)
Với hơn 200.000 đầu sách và các tác phẩm chép tay quý hiếm, Admont xứng đáng là thư viện dành cho các tu sĩ lớn nhất thế giới. Hầu hết sách ở đây đều nghiên cứu về lĩnh vực thần học và bao gồm cả quyển Kinh thánh khổng lồ có từ thế kỷ 11.
Là một trong những thư viện lớn nhất trên thế giới, thư viện British chứa khoảng hơn 150 triệu đầu sách và tài liệu có nguồn gốc từ rất nhiều quốc gia trên thế giới. 100 triệu sách trong số đó đã được số hóa, cho phép người đọc tìm hiểu qua mạng Internet. Những tác phẩm đáng giá nhất của thư viện bao gồm Magna Carta, Chuyến phiêu lưu của thuyền trưởng Cook và bức chép tay duy nhất còn lại từ thời Trung cổ của thiên sử thi Beowulf - thuộc văn học của người Anglo Saxon
No comments:
Post a Comment