Không nhiều chủng loại như Nga, nhưng pháo phản lực Mỹ tạo ra dấu ấn riêng với uy lực mạnh không kém cùng độ chính xác cao.
‘Độc nhất vô nhị’ trong lục quân Mỹ
Ra đời cùng thời với cơn lốc BM-30 Smerch, hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 là thiết kế gần như duy nhất trong pháo binh Lục quân Mỹ, được sử dụng vào các nhiệm vụ chế áp, cô lập và phá hủy mục tiêu đối phương, có nhiều điểm phù hợp với chiến tranh hiện đại.
Thay vì sử dụng ống phóng cố định, M270 có thiết kế kiểu module, đạn rocket được chứa trong container có thể tháo lắp. Nhờ vậy, công việc bảo quản trở nên đơn giản, thời hạn sử dụng của đạn kéo dài tới 10 năm, tiết kiệm thời gian khi nạp và tái nạp (5-10 phút), trong khi BM-30 mất khoảng 30 phút.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 đặt trên khung thân xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley. Mỗi xe phóng mang được 2 container, mỗi container chứa chứa 6 quả đạn rocket cỡ 240mm. Một xe M270 khai hỏa sẽ phóng 8.000 đầu đạn (nhỏ) trong 60 giây với tầm bắn khoảng 32km.
Đặc biệt, khi M26 chứa đầu đạn phụ 644 M77 có thể coi là “bom chùm” của pháo binh. Vì loại đầu đạn này được kích nổ ở trên không làm bung ra các đầu đạn nhỏ, trùm lên khu vực lớn với sức sát thương khủng khiếp. Nó thường sử dụng để chống thiết giáp hoặc bộ binh đối phương.
Ra đời cùng thời với cơn lốc BM-30 Smerch, hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 là thiết kế gần như duy nhất trong pháo binh Lục quân Mỹ, được sử dụng vào các nhiệm vụ chế áp, cô lập và phá hủy mục tiêu đối phương, có nhiều điểm phù hợp với chiến tranh hiện đại.
Thay vì sử dụng ống phóng cố định, M270 có thiết kế kiểu module, đạn rocket được chứa trong container có thể tháo lắp. Nhờ vậy, công việc bảo quản trở nên đơn giản, thời hạn sử dụng của đạn kéo dài tới 10 năm, tiết kiệm thời gian khi nạp và tái nạp (5-10 phút), trong khi BM-30 mất khoảng 30 phút.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 đặt trên khung thân xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley. Mỗi xe phóng mang được 2 container, mỗi container chứa chứa 6 quả đạn rocket cỡ 240mm. Một xe M270 khai hỏa sẽ phóng 8.000 đầu đạn (nhỏ) trong 60 giây với tầm bắn khoảng 32km.
Đặc biệt, khi M26 chứa đầu đạn phụ 644 M77 có thể coi là “bom chùm” của pháo binh. Vì loại đầu đạn này được kích nổ ở trên không làm bung ra các đầu đạn nhỏ, trùm lên khu vực lớn với sức sát thương khủng khiếp. Nó thường sử dụng để chống thiết giáp hoặc bộ binh đối phương.
Hệ thống pháo phản lực M270 khai hỏa. |
Nếu sử dụng đạn tăng tầm M26A1/A2, M270 có thể bắn tới cự ly 45km, tuy nhiên, khoảng cách này vẫn thua tầm bắn của BM-30 của Nga. Bù lại, M270 được dùng làm “bệ phóng” tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-40. Đây là điểm mà dòng pháo phản lực Nga không có. MGM-140 có tầm bắn 150km, thậm chí 300km nếu sử dụng đạn có điều khiển tân tiến hơn.
Như vậy, so với pháo phản lực Liên Xô – Nga, pháo phản lực Mỹ tuy thua về tầm bắn nhưng độ chính xác và linh hoạt khá cao.
M270 được sử dụng lần đầu trong chiến tranh vùng Vịnh 1991, tại đó nó được ghi nhận đã phóng 32 tên lửa chiến thuật MGM-140 cùng nhiểu quả đạn rocket gây thiệt hại cho Quân độiIraq. Chứng minh được năng lực của mình trên chiến trường, nhiều quốc gia mà chủ yếu là đồng minh Mỹ đã nhập khẩu M270.
Lấn át trường phái thiết kế pháo phản lực Nga
Sự tối ưu của M270 khiến các nước đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Đức không ngần ngại chọn giải pháp này thay vì nghiên cứu thiết kế riêng biệt tốn kém.
Thậm chí, thiết kế kiểu module của M270 còn tạo dấu ấn trên các thiết kế pháo phản lực kiểu Nga tồn tại trong quân đội các nước Đông Âu. Theo đó, một vài nước Đông Âu đưa “chất Mỹ” vào các biến thể pháo phản lực Nga đang phục vụ trong lực lượng.
Điển hình, hệ thống pháo phản lực RM-70 Module – sản phẩm hợp tác giữa Cộng Hòa Séc và Đức. RM-70 Module là biến thể nâng cấp từ RM-70 do Séc phát triển dựa trên BM-21 Grad. Điểm thiết kế mà có thể coi nó là sự pha trộn rõ ràng “Nga – Mỹ” với bệ phóng kiểu module. Đạn rocket chứa trong các container nằm riêng biệt với xe mang phóng. Theo từng nhiệm vụ khác nhau, RM-70 mang container chứa 28 viên đạn 122mm (dùng chung với Grad) với tầm bắn tối đa 21km hoặc 6 viên đạn cỡ 240mm có cự ly bắn 40km.
Như vậy, so với pháo phản lực Liên Xô – Nga, pháo phản lực Mỹ tuy thua về tầm bắn nhưng độ chính xác và linh hoạt khá cao.
M270 được sử dụng lần đầu trong chiến tranh vùng Vịnh 1991, tại đó nó được ghi nhận đã phóng 32 tên lửa chiến thuật MGM-140 cùng nhiểu quả đạn rocket gây thiệt hại cho Quân độiIraq. Chứng minh được năng lực của mình trên chiến trường, nhiều quốc gia mà chủ yếu là đồng minh Mỹ đã nhập khẩu M270.
Lấn át trường phái thiết kế pháo phản lực Nga
Sự tối ưu của M270 khiến các nước đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Đức không ngần ngại chọn giải pháp này thay vì nghiên cứu thiết kế riêng biệt tốn kém.
Thậm chí, thiết kế kiểu module của M270 còn tạo dấu ấn trên các thiết kế pháo phản lực kiểu Nga tồn tại trong quân đội các nước Đông Âu. Theo đó, một vài nước Đông Âu đưa “chất Mỹ” vào các biến thể pháo phản lực Nga đang phục vụ trong lực lượng.
Điển hình, hệ thống pháo phản lực RM-70 Module – sản phẩm hợp tác giữa Cộng Hòa Séc và Đức. RM-70 Module là biến thể nâng cấp từ RM-70 do Séc phát triển dựa trên BM-21 Grad. Điểm thiết kế mà có thể coi nó là sự pha trộn rõ ràng “Nga – Mỹ” với bệ phóng kiểu module. Đạn rocket chứa trong các container nằm riêng biệt với xe mang phóng. Theo từng nhiệm vụ khác nhau, RM-70 mang container chứa 28 viên đạn 122mm (dùng chung với Grad) với tầm bắn tối đa 21km hoặc 6 viên đạn cỡ 240mm có cự ly bắn 40km.
Thiết kế pha trộn "Nga - Mỹ" RM-70 Module với container loại 122mm. |
Ngoài ra, Romania – quốc gia có truyền thống sử dụng vũ khí Nga cũng hợp tác với Israel phát triển pháo phản lực LAROM, nâng cấp từ APRA-40 (cũng là biến thể của BM-21 Grad). Tương tự RM-70, LAROM đi theo thiết kế moduele, đạn rocket đặt trong container nằm riêng biệt với xe phóng.
Sự phát triển của hệ thống và đạn pháo phản lực của phương Tây đã cuốn hút Nga đi theo hướng thiết kế này. Mới đây, Nga đã giới thiệu pháo phản lực 9A52-4 Tornado, dùng chung đạn 300mm của BM-30 Smrech nhưng đặt trong container. Nhờ đó, thời gian tái nạp đạn giảm xuống còn 8 phút.
Ảnh hưởng tới từ Trung Đông
Nếu như thiết kế kiểu module ảnh hưởng rất mạnh tới thiết kế pháo phản lực của các nước NATO cũ và mới (các nước Đông Âu mới gia nhập NATO) thì một đồng minh khác của Mỹ là Israel cũng tìm cách chi phối thị trường này bằng tiềm lực công nghệ quốc phòng mạnh mẽ của mình.
Điển hình là trong quan hệ của Israel với Romania. Ngoài việc sử dụng đạn tiêu chuẩn 122mm của Grad (20 viên), hệ thống LAROM kể trên còn có thể bắn đạn rocket cỡ 160mm (13 viên) do Israel sản xuất, nhờ đó tầm bắn của LAROM được lên tới 45km.
Sự phát triển của hệ thống và đạn pháo phản lực của phương Tây đã cuốn hút Nga đi theo hướng thiết kế này. Mới đây, Nga đã giới thiệu pháo phản lực 9A52-4 Tornado, dùng chung đạn 300mm của BM-30 Smrech nhưng đặt trong container. Nhờ đó, thời gian tái nạp đạn giảm xuống còn 8 phút.
Ảnh hưởng tới từ Trung Đông
Nếu như thiết kế kiểu module ảnh hưởng rất mạnh tới thiết kế pháo phản lực của các nước NATO cũ và mới (các nước Đông Âu mới gia nhập NATO) thì một đồng minh khác của Mỹ là Israel cũng tìm cách chi phối thị trường này bằng tiềm lực công nghệ quốc phòng mạnh mẽ của mình.
Điển hình là trong quan hệ của Israel với Romania. Ngoài việc sử dụng đạn tiêu chuẩn 122mm của Grad (20 viên), hệ thống LAROM kể trên còn có thể bắn đạn rocket cỡ 160mm (13 viên) do Israel sản xuất, nhờ đó tầm bắn của LAROM được lên tới 45km.
Dàn xe pháo phản lực với 3 kiểu đạn: đạn 122mm, đạn 160mm và đạn 300mm EXTRA (từ trái qua). |
Israel còn hợp tác với Azerbaijan triển pháo phản lực Lynx, cũng có thiết kế module kiểu Mỹ, lắp được 2 container chứa nhiều loại đạn khác nhau như 122mm Grad, 160mm LAR hoặc 300mm EXTRA, với tầm bắn lần lượt là 21km, 45km và 150km.
Như vậy, chỉ với xe phóng mang 2 container chứa loại đạn cùng cỡ hoặc kết hợp 2 kiểu đạn, hệ thống Lynx có thể đảm đương nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực ở mọi tầm.
Đáng lưu ý, đạn rocket EXTRA là loại đạn tự dẫn chính xác cao, gần như có thể xem là “tên lửa đạn đạo chiến thuật” như MGM-140 của Mỹ. Đạn EXTRA đặt trong container kín nên việc bảo trì đơn giản.
Với đầu đạn thuốc nổ 125kg, sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS dẫn đường, đạn EXTRA có độ chính xác rất cao, tầm bắn lên tới 150km nhưng độ sai lệch nhỏ hơn 10m. Trong khi đó, MGM-140 của Mỹ có tầm bắn 150km nhưng sai lệch lên tới 50m. Gần đây, có một số nguồn tin quốc tế khẳng định, Việt Nam có thể đã nhập khẩu EXTRA trang bị cho lực lượng pháo binh.
Ảnh phụ chú:
Như vậy, chỉ với xe phóng mang 2 container chứa loại đạn cùng cỡ hoặc kết hợp 2 kiểu đạn, hệ thống Lynx có thể đảm đương nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực ở mọi tầm.
Đáng lưu ý, đạn rocket EXTRA là loại đạn tự dẫn chính xác cao, gần như có thể xem là “tên lửa đạn đạo chiến thuật” như MGM-140 của Mỹ. Đạn EXTRA đặt trong container kín nên việc bảo trì đơn giản.
Với đầu đạn thuốc nổ 125kg, sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS dẫn đường, đạn EXTRA có độ chính xác rất cao, tầm bắn lên tới 150km nhưng độ sai lệch nhỏ hơn 10m. Trong khi đó, MGM-140 của Mỹ có tầm bắn 150km nhưng sai lệch lên tới 50m. Gần đây, có một số nguồn tin quốc tế khẳng định, Việt Nam có thể đã nhập khẩu EXTRA trang bị cho lực lượng pháo binh.
Ảnh phụ chú:
Container đạn nằm ngoài bệ phóng hệ thống M270. |
M270 phóng tên lửa chiến thuật MGM-140. |
Pháo phản lực RM-70 Module với container đạn 240mm. |
Pháo phản lực LAROM của Romania phóng đạn rocket 122mm. |
Xe chở đạn lắp container đạn 122mm lên bệ phóng, container nằm ở xe chở đạn là loại 160mm. |
Lê Nam
No comments:
Post a Comment