Thursday, October 6, 2011

* Tuyến thép Xuân Lộc (Part 4)


ImagesSD 18BB.jpg
Sư Đoàn 18 BB

Ngày N (20/4/1975) giờ G (0800 giờ tối)

(Ghi chú)
1) Cuộc hành quân lui binh khỏi Xuân Lộc (Long Khánh) của toàn bộ lực lượng tham chiến là Sư đoàn đã thi hành lệnh của QĐIII+V3CT/QLVNCH để trở về phòng thủ vòng đai an ninh gần SÀIGÒN và phi trường Biên Hòa vì CSBV sau khi không đánh được Xuân Lộc nên đã đi vòng và theo QL15 tiến vào SÀIGÒN qua Biên Hòa. Tinh thần toàn bộ lực lượng tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc luôn luôn rất cao, đạn dược đủ loại còn đầy đủ vì vậy hành quân hui binh không phải vì thiếu đạn hoặc tinh thần xuống thấp.

2) Về trực thăng bao vùng đêm 20/4/1975, Tướng Lê Minh Đảo TL/SĐ lệnh cho Đại Tá Ngô Kỳ Dũng (TRĐ52) bay trên “trực thăng chỉ huy” (C&C) để tại Biên Hòa như một “trung tâm điều hợp trên không” để liên lạc và chuyển lệnh của TL/SĐ cho các đơn vị trực thuộc dưới đất vì TL/SĐ cùng đi bộ với LLĐN43 nên việc liên lạc trực tiếp với các cánh quân xa sẽ không rõ và không hửu hiệu.

Cuộc hành quân lui binh được phân chia thành 2 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Hành quân lui binh từ thị xã Xuân Lộc (Long Khánh) về điểm tập trung Đức Thạnh (Phước Tuy) dọc theo LTL2 về hướng Nam.

- Giai đoạn 2: Toàn bộ SĐ18BB di chuyển bằng quân xa từ Đức Thạnh về Long Bình (hậu cứ SĐ) để tái trang bị, tái bổ sung, sẳn sàng nhận nhiệm vụ mới.

A) Trong giai đoạn 1, Tướng Lê Minh Đảo di chuyển bộ cùng với LLĐN 43 để có phản ứng kịp thời khi có biến cố vì lộ trình không an toàn.

Thành phần lực lượng rút quân đợt đầu nhờ đạt “yếu tố bất ngờ” nên đã di chuyển an toàn đến điểm tập trung Đúc Thạnh (Phước Tuy) vào sáng sớm ngày hôm sau (21/4/1975) mặc dầu trên đường rút quân, CSBV đã cố gắng tổ chức phục kích với lực lượng địa phương trên LTL2 với mục đích tiêu hao lực lượng VNCH, làm chậm bước tiến để chờ viện binh lớn (lực lượng QĐ4/CSBV), hy vọng sẽ gây tổn thất cho SĐ18BB để lấy lại uy tín đối với các cán binh trực thuộc. Nhưng với tinh thần chiến đấu anh dũng của quân nhân các cấp trực thuộc SĐ18BB và các đơn vị tăng phái nên đã dễ dàng thanh toán gọn các “chốt” cũng như các “điểm phục kích” của CSBV trên đường rút quân.

(Ghi chú) Một sự việc đáng tiếc xảy ra cho “Tỉnh+Tiểu khu/Long Khánh” là thành phần chính của Tiểu khu gồm Đại tá Phạm văn Phúc/Tỉnh trưởng+Tiểu khu trưởng, Trung tá Lê quang Định/TMT/TK, SQ/B2+B3+SQ/Truyền tin và toán hộ tống đã không di chuyển cùng với BCH/TK/Long Khánh khi rút quân nên đã bị CSBV phục kích. Kết quả: Đại tá Phúc bị bắt sống, Trung tá Định/TMT bị tử thương cùng một số ĐPQ trực thuộc.

Thành phần rút quân đọt 2 gồm LĐ1ND và TĐ2/43 còn đang chạm súng với CSBV; thành phần nầy áp dụng chiến thuật “vừa đánh vừa rút” dưới sự yểm trợ của hỏa lực Phi+Pháo/QLVNCH. Đại tá Lê Xuân Hiếu/LLĐN43 thường xuyên bay trực thăng quan sát bao vùng để hướng dẫn các đơn vị kể trên hành quân về điểm tập trung ấn định.

LĐ1ND, thứ tự rút quân như sau:
- TĐ8ND + BCH/LĐ1ND + các đơn vị yểm trợ kỷ thuật
- TĐ1ND + TĐ9ND sẽ di chuyển cùng với 2 ĐĐ hiện đang chạm địch; trước khi rút quân TĐ sử dụng tối đa hỏa lực pháo binh, bắn dồn dập vào vị trí địch, giả vờ xung phong tiến chiếm mục tiêu, để rồi sau đó “đoạn chiến”, BCH/LĐ + TĐ8ND + TĐ1ND + các đơn vị yểm trợ do Trung tá Lê Hồng/Lữ đoàn phó chỉ huy, hành quân về điểm tập trung ấn định. Liên đoàn trưởng + BCH/nhẹ/LĐ di chuyển cùng với TĐ9ND đoạn hậu.

Tại ngã ba Tân Phong, (CK/Xuân Lộc) những người dân hiền lành tháp tùng lực lượng VNCH để di tản. Thành phần nầy gồm nhiều trẻ em và đàn bà, không tập trung thành đoàn ngủ; 10 quả đạn súng cối 81 ly của CSBV bất thần chụp nổ chát chúa từ trên không xuống ngã ba Tân Phong; hành động nầy đã xác nhận thêm thành tích giết dân vô tội của CSBV.

Cùng thời gian nầy, QĐ4/CSBV đã di chuyển nhanh các đơn vị còn lại để hy vọng tạo thành tích đối với LĐ1ND/VNCH trên đường rút quân. CSBV đã đóng chốt trên ngọn đồi đối diện với căn cứ Long Giao và thỉnh thoảng trực xạ vào cổng căn cứ gây khó khăn cho đơn vị Dù nhưng đã bị lực lượng nầy nhanh tay thanh toán gọn.

Ngày 20/4/1975 hồi 1000 giờ đêm, TĐ8ND+BCH/LĐ+các đơn vị yểm trợ kỷ thuật+ TĐ1ND được lệnh xuất phát hành quân về hướng Long Giao theo LTL2.

Ngày 21/4/1975 hồi 0200 giờ sáng, toàn bộ TĐ9ND+BCH/nhẹ/LĐ bắt đầu rời vị trí sau khi cho nổ “mìn định hướng” (Claymore) để đánh lừa địch. Thành phần nầy đến căn cứ Long Giao hồi 5 giờ sáng.

Địa thế 2 bên LTL2 thuộc phía Nam xả Cẩm Mỹ, phần lớn là những vạt rừng rậm, rừng tre xen lẩn với rừng chồi cao hơn đầu người. Lúc nầy trời đã sáng hẳn, đoàn xe của Đại tá Phúc/Tỉnh trưởng bị phục kích tại đồi Con Rắn (xả Cẩm Mỹ). Một sĩ quan và một số binh sĩ/ĐPQ chạy ngược lại trở lại cho biết “địch rất đông”. Trung tá Định/TMT và một số binh sĩ/ĐPQ bị tử thương, còn Đại tá Phúc/Tỉnh trưởng bị địch bắt; yêu cầu LĐ1ND bắn pháo binh yểm trợ và tiếp cứu.
Sau khi được nghe trình bày tình hình trên, Lử đoàn trưởng Nhảy Dù lệnh cho Pháo đội C yểm trợ ngay cho toán quân của Tiểu Khu Long Khánh thì được Pháo đội trưởng báo cáo: “Địch tấn công và tràn ngập vị trí”. Sau đó có 8 binh sĩ Dù chạy thoát về trình diện và báo cáo: “Địch rất đông; chúng đã bắt Trung úy/Pháo đội trưởng còn Thiếu úy bị mất tích. Một số binh sĩ Dù tử thương.

LĐ1ND báo cáo tình hình lên BTL/HQ/SĐ18BB (lúc đó đã về đến điểm tập trung Đức Thạnh (Phước Tuy) và đề nghị xin phi tuần yểm trợ. Phi cơ quan sát L19 đã lên vùng sau 20 phút; LĐ thông báo tình hình cùng đề nghị mục tiêu oanh kích. Một phi tuần khu trục A37 trút Bomb dọc 2 bên LTL2 và được L19 quan sát thông báo địch rất đông, đang chạy về hướng Đông sau khi bị oanh kích. Hai phi tuần khu trục A37 lần lượt lên vùng, truy kích địch và được L19 cho biết CSBV chết rất nhiều. Phi tuần khu trực thứ 3 được LĐ yêu cầu oanh kích trở lại 2 bên LTL2 để nâng cao tinh thần đơn vị và dân chúng di tản theo.

TĐ8ND sau khi lục soát vị trí Pháo đội C/TĐ3PB/Dù bị CSBV tràn ngập nhận thấy 2 khẩu Pháo 105 ly bị đốt cháy, 12 binh sĩ Dù hy sinh bỏ xát tại chổ và 5 thương binh được săn sóc kịp thời. Riêng tại địa điểm bị phục kích của TK/LK cũng không còn gì ngoài số binh sĩ ĐPQ bỏ xác tại chổ trong đó có Trung tá Định/TMT/TK.

Ngày 21/4/1975 hồi 0600 giờ chiều, LĐ1ND đã về đến điểm tập trung Đức Thạnh (Phước Tuy). 

Ngày 22/4/1975 toàn bộ LĐ1ND chấm dứt nhiệm vụ tăng phái cho SĐ18BB; trở về nhận lệnh của BTTM/QLVNCH.

Riêng TĐ2/43/SĐ18BB, sau khi Quận và Chi Khu/Định Quán bị tràn ngập, TĐ2/43 rút về hậu cứ Núi Thị cách Xuân Lộc (Long Khánh) khoảng 6 cây số để nghỉ dưởng quân, trở về hệ thống chỉ huy TRĐ43. Nhiệm vụ kế tiếp của TĐ là bảo vệ các khẩu Pháo hiện đang bố trí tại Núi Thị để tác xạ lừa địch khi rút quân, đồng thời TĐ được đặt dưới sự kiểm soát hành quân của LĐ1ND (đơn vị hành quân lui binh sau cùng). Nhưng cuộc rút quân của LĐ1ND đã thu hút được sự theo dỏi đăc biệt của QĐ4/CSBV và vì  bận chiến đấu với lực lượng còn lại của QĐ4/CSBV trên đường rút quân, LĐ1ND quên đi sự giám sát hành quân lui binh của TĐ2/43 vì vậy, Tướng Lê Minh Đảo, TL/SĐ phải bay trực thăng chỉ huy (C&C) và Đại tá Lê Xuân Hiếu Trung đoàn trưởng/TRĐ43 bay trực thăng quan sát, thường xuyên hướng dẩn TĐ2/43 băng rừng hành quân về điểm tập trung Đức Thạnh (Phước Tuy) 3 ngày sau và chịu thiệt hại thêm một số.

Ngày 23/4/1975, TĐ2/43/SĐ18BB đơn vị sau cùng đã về đến địa điểm tập trung Đức Thạnh (Phước Tuy).

B) Trong giai đoạn II – Sau 2 ngày chỉnh đốn lại các đơn vị trực thuộc Sư đoàn tại điểm tập trung Đức Thạnh đến sáng ngày 23/4/1975, toàn bộ SĐ18BB được quân xa chuyên chở về hậu cứ Long Bình (Biên Hòa) để tái trang bị, tái bổ sung, sẳn sàng thi hành nhiệm vụ mới.

28) TỔNG KẾT LỰC LƯỢNG VÀ TỔN THẤT

281) Lực lượng

a) Bạn QLVNCH
SĐ18BB: TRĐ 43 + 48 + 52
3 TĐ/PB105 ly + 1 TĐ/PB155 ly
Đơn vị tăng phái:  LĐ1ND: TĐ1 + 8 + 9/ND + TĐ3PB/ND
2 khẩu Đại Pháo 175 ly đặt trên xe bánh xích
TĐ82BĐQ
LL/ĐPQ+NQ/TK/Long Khánh
SĐ3/Không Quân

b) Địch CSBV
QĐ4/CSBV: SĐ6 + 7 + 341
SĐ Pháo 130 ly + Hỏa tiển 122 ly
Sư đoàn xe tăng T.54, xe bọc thép PT.76
Đon vị tăng cường: SĐ325 + Liên Đoàn 75 Pháo đủ loại
Đơn vị Pháo/Phòng Không gắn trên xe

282) Tổn thất
a) Bạn QLVNCH 30% cho tất cả lực lượng tham chiến
60% cho LLĐN52

b) Địch CSBV 5000 đến 6000 thương vong
37 xe tăng và xe bọc thép bị thiêu hủy tại chổ
1 Đại liên Phòng Không gắn trên xe bị tịch thu

(Ghi chú) Tổn thất “địch” đã được cựu Đại tá Harry G. Summers Jr., tác giả đã xác nhận trong quyển sách “Historical Atlas of the VN/War” New York-NY 1995 – Phillip B. Davidson, VN at War – Novato – CA.1988 – P612.

III. PHẦN CUỐI

Với chiến thắng tại mặt trận phòng thủ tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) 12 ngày đêm ác chiến là trận chiến thắng cuối cùng trong tháng 4 đen 1975 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (nói chung) và Sư Đoàn 18 Bộ Binh (nói riêng) được thực hiện bởi quân nhân các cấp trực thuộc Sư Đoàn và các đơn vị tăng phái (LĐ1ND, TĐ82BĐQ, LL/ĐPQ+NQ/TK/LK, các Binh Chủng Yểm Trợ Kỷ Thuật, và hỏa lực không yểm chiến thuật của SĐ3/Không Quân) trước khi “giả từ chiến trường” là cố giữ phần đất Tự Do còn lại của miền Nam/Việt Nam, nhưng cuối cùng đã phải “thất bại” vì bị Đồng Minh phản bội.

Miền Nam/Việt Nam lọt vào tay Cộng Sản, chẳng phải trách nhiệm riêng của Chính Phủ/SÀIGÒN mà là thất bại chung của “khối Tự Do, nhất là HOA KỲ!!!

IV. NHẬN XÉT

41) Tổng quát

Lực lượng QĐ4/CSBV tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) đã bị thiệt hại nặng nề, hàng ngủ lỏng lẻo, tinh thần sa sút nên mặc dầu lực lượng QLVNCH đã hành quân lui binh khỏi Xuân Lộc đêm 20/4/1975 mà mãi đến ngày 26/4/1975 (6 ngày sau) CSBV mới hiện diện tại thị xả nầy.

Ngày 25/4/1975, Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương đã vinh thăng đặc cách mặt trận cấp bậc “Thiếu Tướng” (2 sao) dành cho Chuẩn tướng (1 sao) Lê Minh Đảo, Tư Lệnh/SĐ18BB kiêm Tư Lệnh/Mặt Trận Xuân Lộc (Long Khánh) (13) để tưởng thưởng công lao xứng đáng và thành tích xuất sắc đoạt được của SĐ18BB và các đơn vị tăng phái thuộc mọi “Quân Binh Chủng /  QLVNCH kể cả ĐPQ+NQ” trong trận chiến thắng tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) 12 ngày đêm ác chiến với CSBV.

Để trả thù cho lực lượng CSBV đã bị thiệt hại nặng tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) Tướng Lê Minh Đảo/Tư Lệnh đã phải trả giá cho hành động dũng cảm trên bằng 17 năm tù cải tạo, sau khi CSBV cưởng chiếm trọn vẹn miền Nam/Việt Nam (30/4/1975). (14)

Sự thành công của cuộc hành quân lui binh của SĐ18BB và các đơn vị tăng phái đã nói lên điểm son của QLVNCH trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến. Hành quân lui binh là một hành động hết sức khó khăn, nhất là khi phải lui binh dưới hỏa lực địch. SĐ18BB và các đơn vị tăng phái đã đoạn chiến một cách tài tình để cả Đại đơn vị lui binh một cách an toàn, ít thiệt hại.

SĐ18BB đã lập kế hoạch di chuyển Bệnh xá/SĐ và gia đình binh sĩ trực thuộc về hậu cứ Long Bình (Biên Hòa) trước khi trận chiến xảy ra; điểm khác biệt nầy chính là ranh giới giữa “thành công” và “thất bại” so với hai cuộc hành quân lui binh của các lực lượng thuộc QĐ1 và QĐ2/VNCH. (2).

  Chiến thắng Xuân Lộc (Lơng Khánh) đã kết thúc một cách hào hùng trong Quân sử chót của QLVNCH; người ta sẽ càng ngạc nhiên và thán phục hơn khi biết rằng SĐ18BB không phải là một Đại đơn vị kỳ cựu, vũ bảo hàng đầu của Quân Đội mà chỉ là một Sư Đoàn Bộ Binh bình thường như các SĐ/BB khác của QLVNCH. Thực thế đây là một sư đoàn tân lập vào tháng 5/1965; và mùa hè 1972, Đại tá Lê Minh Đảo được chỉ định chỉ huy SĐ18BB đến ngày 30/4/1975. (2)

Theo các bản lượng giá định kỳ hàng tháng của các sĩ quan cao cấp Mỹ được gọi tắt là “SAME” thì trong năm 1967, SĐ5+7+18/BB là 3 Đại đơn vị yếu kém nhất của QLVNCH. (15)

Quân kỳ/SĐ được tưởng thưởng “1 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu” năm 1972 nhưng đến năm 1975, Quân kỳ/SĐ được tưởng thưởng “3 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu” và được vinh dự mang “Giây Biểu Chương màu Quân Công Bội Tinh” (màu xanh). Năm 1974, SĐ18BB đã được bình bầu và tuyên dương “Đơn Vị Xuất Sắc” của QLVNCH.

Với Đồng Minh của VNCH thì chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt trước cuộc hành quân lui binh khỏi Xuân Lộc (Long Khánh) của SĐ18BB và các đơn vị tăng phái (20/4/1975). Ngày 18/4/1975, Ủy Ban Quốc Phòng/Thượng Viện/Hoa Kỳ biểu quyết bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam Cộng Hòa. (19)

No comments:

Post a Comment