Thursday, October 6, 2011

* Tuyến thép Xuân Lộc (Part 5)


ImagesSD 18BB.jpg
Sư Đoàn 18 BB

42) Cá nhân

Trong quyển sách vinh danh QLVNCH với tựa đề “Cái chết của Nam/VN”, ông Phạm Kim Vinh đã chuyển ngữ lời nhận xét của 4 nhà trí thức ngoại quốc về mặt trận Xuân Lộc như sau: (16)

A. Dawson, trưởng phòng Thông tin của hảng UPI tại Sàigòn đã viết: “Lúc địch quân bắn 3000 quả đạn đại bác vào Xuân Lộc thì Tướng Đảo không có mặt tại đó. Nhưng ông đã nhanh chóng đến nơi lúc binh sĩ của ông đang giao tranh tại đường phố để kiểm soát thị xả. Hỏa lực của hai bên đều rất dữ dội. Trong vài giờ đầu, SĐ18BB phải rút bỏ một phần thị xả, nhưng sau đó đã phản công để chiếm lại; đến tối thì SĐ6/CSBV phải gom quân và triệt thoái để chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác. Trận đánh kéo dài từ ngày nầy qua ngày nọ và cứ thế… Tướng Đảo và binh sĩ của ông đã đánh một trận quyết liệt mà ít người dám nghỉ rằng họ có thể làm được. CS tung vào Xuân Lộc một sư đoàn nữa. SĐ18BB vẫn tiếp tục chống cự. Ngày 10/4/1975, Cộng quân lại đánh vào giữa thị xã và lại bị đẩy lui. Ngày 12/4/1975, quân CSBV vẫn không tiến chiếm được chút nào. Hai Trung Đoàn của Quân Đội Nam/Việt Nam không những đã giữ vững được vị trí mà còn phản công dử dội hơn. Thêm 3000 quả đạn đại bác nữa rót vào Xuân Lộc xé nát mọi vật. SĐ18BB vẫn đứng vững. Tướng Đảo ở lại bên cạnh các binh sĩ của ông và tiếp tục chiến đấu.

D. Warner, ký giả kỳ cựu của Úc đã viết: “Với 3 SĐ6+7+341/CSBV, Văn Tiến Dũng tin tưởng sẽ chiếm được Xuân Lộc một cách dể dàng nhưng ông đã lầm. SĐ18BB chưa bao giờ được xem là một sư đoàn thiện chiến của miền Nam/Việt Nam, trái lại có lần sư đoàn nầy còn được xem là một sư đoàn tệ nhứt. Thế mà trong những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, Sư đoàn nầy đã chiến đấu một cách dũng cảm; không những họ đã giữ vững được trận địa mà lại còn phản công mổi ngày. Tuy nhiên không phải chỉ có SĐ18BB đã anh dũng chiến đấu đến giờ phút cuối cùng mà còn nhiều đơn vị khác của QLVNCH như giáo sư người Mỹ…

A.T. Bouscaren đã viết: “Mặc dầu thiếu thốn đủ mọi thứ cấn thiết để chiến đấu nhưng các SĐ5+18+25/VNCH và các SĐ/ND+TQLC+BĐQ, v.v… đã chiến đấu thật hay. Tại Gò Dầu Hạ, đại bác 105+155ly của Quân Đội Nam/Việt Nam chỉ được sử dụng vài viên cho mổi khẩu; các chiến đấu cơ/Không Quân không thể yểm trợ liên tục vì thiếu nhiên liệu; Bộ Binh do đó đã phải tự lực chiến đấu, v.v…

P. Darcourt (sử gia người Pháp) đã nhận xét: “Cộng quân có một đơn vị phòng không hùng mạnh trên xe kéo; các phi công Nam/Việt Nam phải đối diện với nguy hiểm khi yểm trợ cho quân bạn dưới đất. Tại Xuân Lộc quân bạn dưới đất đã sáp chiến với địch và PB/CSBV đã tác xạ hơn 6000 trái đạn đại bác liên tiếp trong 2 ngày vào các vị trí của SĐ18BB; liên lạc vô tuyến với BCH của Tướng Đảo lúc đầu bị gián đoạn rồi sau đó được tái lập. Quân của ông bám sát trận địa, chiến đấu cực kỳ dũng mảnh và nhứt định không lui mặc cho những trận mưa lửa cứ trút lên đầu họ.

Tướng Văn Tiến Dũng/TL/CD/HCM đã phải ngạc nhiên viết tiếp khi lực lượng QĐ4/CSBV phải dừng lại tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) (14): “Kế hoạch tấn công Xuân Lộc của QĐ4/CSBV lúc đầu chưa tính hết được sự phát triển phức tạp của tình hình, chưa đánh giá hết tính chất ngoan cố của địch. Tính chất giằng co ác liệt qua trận đánh nầy không phải chỉ trong phạm vi của Xuân Lộc nửa rồi. Nó liên quan đến việc “mất hay còn” của ngụy quyền SÀIGÒN, đến việc “giẩy chết” của chế độ Thiệu. Việc tổ chức, chỉ huy và tiến hành các cuộc chiến đấu của ta không thể làm như củ được nữa. Cách đánh cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với tình hình lúc đó.

Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức BCT/TU/ĐCSBV cũng phải thú nhận (3) “Sau 2 lần B2 xin thêm quân thì tôi vào chiến trường gặp lúc hội nghị Miền cũng vừa kết thúc. Tôi được nghe anh em báo cáo lại là đã bàn về việc đánh Xuân Lộc. Tôi có tham gia với anh Dũng và các đồng chí rằng: “Vội gì mà phải đánh Xuân Lộc vào lúc nầy.” Hiện nay ta đang điều quân và các cánh quân cũng đang trên đường hành quân gấp. Đánh SÀIGÒN thì các nơi tự khắc tan rả và tạo điều kiện rất thuận lợi cho chúng ta đánh địch. Anh Văn Tiến Dũng nói: “Tôi cũng thấy như vậy. Nhưng anh em đã quyết định rồi. Tôi mới vào chưa nắm được cụ thể tình hình. Thôi cứ để anh em đánh. Lúc ấy tôi cũng được biết trước đó, theo chủ trương của Miền, anh em đã đánh Thủ Thừa, đường số 4, bị thiệt hại nặng không giải quyết được chiến trường. Ngoài ra còn có bọn địch ngoan cố chống cự như trận đánh vào Đồng Dù và Nước Trong là các trận đánh ác liệt tại miền Đông, thương vong của ta không phải là ít. Do đó tôi mới có ý toan bàn với các đồng chí ngưng đánh Xuân Lộc. Nhưng nghe anh Dũng nói, tôi cũng nghỉ có thể mình mới vào, chưa rõ hết tình hình, cứ để các đồng chí đánh vậy. Kết cục là anh em cũng không đánh được Xuân Lộc bị thương vong nặng, phải rút ra. Thực tế diển biến chiến đấu sau đó, chứng tỏ việc đánh Xuân Lộc lúc ấy là chưa cần thiết.”

Robert D. Hein (ký giả người Mỹ) đã viết: “Dầu sao thì các Sư đoàn của Nam/Việt Nam cũng đã chiến đấu tuyệt vời năm 1972 và bị đối phương tấn công tới tấp để rồi 3 năm sau, đối phương mới đánh bại được quân của Nam/Việt Nam. Chắc chắn là tinh thần của Quân lực Nam/Việt Nam suy sụp vì cái ý nghĩ bị bỏ rơi và sự sụp đổ xảy ra là vì Quân đội miền Bắc được 2 đại cường quốc CS giúp đở tận tình để trắng trợn xâm chiếm miền Nam/Việt Nam.” (“All Quiet On The Eastern Front” do Devin-Aldair xuất bản năm 1977, trang 47).

Tướng Westmoreland. Trong cuốn “All Quiet On The Eastern Front” do Devin-Aldair xuất bản năm 1977, trang 47, tác giả A.T. Bouscaren trích dẩn lời truy điệu của Tướng Westmoreland nguyên Tư lệnh các lực lượng Đồng Minh tham chiến tại Việt Nam về cái chết của Nam/Việt Nam như sau: “Sau những hy sinh chồng chất kéo dài suốt nhiều năm, lẽ ra Nam/Việt Nam xứng đáng nhận được cái chết cao cả hơn thế. Sự thất bại nầy do một số nguyên nhân gây ra như sau: “Thỏa hiệp ngưng bắn để mặc cho quân Bắc Việt hiện diện tại Nam/Việt Nam; sự sa sút tinh thần của Nam/Việt Nam khi biết rằng bị bỏ rơi trong khi phía Bắc Việt được tiếp tế đều đều bởi hai cường quốc Cộng sản. Yếu tố then chốt là nước Mỹ không hành động gì.

Tướng Pháp hồi hưu “Vanuxem” Tư lệnh mặt trận Bàn Yên Nhân (gần Hànội mùa Xuân năm 1954 đẩm máu) không đầy 6 tháng, sau khi Việt Nam sụp đổ đã ghi rõ trong cuốn “La deuxieme Mort du Viet Nam” rằng: “Trong chiến tranh Việt Nam, cứ mổi 8 phút lại có một chiến sĩ Quốc gia tử trận và sau khi “thỏa hiệp ngưng bắn Paris” ra đời (27/1/1973) Nam/Việt Nam hoàn toàn chiến đấu một mình để mổi tháng phải đặt mua 3000 quan tài chôn tử sĩ. Số thương vong năm 1974 đã vượt xa số thương vong năm 1968 (Guenter Lewy-America in Viet Nam, trang 207). Sau khi nêu những con số rùng rợn trên đây, Tướng Vanuxem đặt câu hỏi: “tại sao vẫn còn những kẻ cứ nặng nặc la lối rằng Nam/Việt Nam không chịu chiến đấu.”
Tướng Vanuxem nói thêm: “Chỉ riêng cho năm 1974, Bắc Việt nhận được đồ tiếp tế trong số đó có “1500 xe tăng loại T.54+T.55+T.59 + 600 đại bác hạng nặng + gần 2000 phi đạn SAM + hơn 240.000 tấn đạn và một số tàu phóng ngư lôi. (17) 

Tướng Trần văn Trà, Tư lệnh QĐ4/CSBV tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) đã thú nhận (18): “Các báo cáo cho biết các mủi tiến triển tốt, ta chiếm được nhiều mục tiêu. Nhưng vào cuối ngày 10/4/1975 trở đi, tình hình trở nên căng thẳng. Địch phản kích điên cuồng tuy chúng bị thiệt nặng. Máy bay địch đánh phá ác liệt có tính chất hủy diệt mục tiêu chúng đã mất. Quân Đoàn đã kêu thiếu đạn các loại, nhứt là SĐ6+SĐ341 riêng SĐ7 thì thiếu quân số; tình hình rất gay go. Các đồng chí Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng và cả anh Lê Đức Thọ, rất lo lắng khi thấy địch càng tập trung thêm lực lượng và ta có vẻ khựng lại. Chiếm mục tiêu không nhanh gọn. Hoặc bị đẩy lui.”

Đại tá William E. Le Gro, nhân chứng giờ hấp hối của Nam/Việt Nam cuối tháng 4 năm 1975. Ông ta phục vụ tại Trung Tâm Quân Sử của Lục Quân/Mỹ đã kết luận: “Lấy từng đơn vị so với từng đơn vị; lấy từng cá nhân so với cá nhân, thì các lực lượng của Nam/Việt Nam liên tiếp tỏ ra trên chân các lực lượng đối phương. Nhưng sự lãnh đạo Quân sự và Dân sự cấp cao nhứt của Nam/Việt Nam không có, cũng như không có sự yểm trợ tinh thần và vật chất kiên trì của Mỹ.”

Leslie Gelb, ngày 20/3/1975 trên tờ báo New York Times đã nhận định: “Người ta đồng ý rằng trong 2 năm qua, Nam/Việt Nam đã phải chết nhiều hơn trước để bù lấp sự cắt giảm hỏa lực yểm trợ. Các cấp chỉ huy trẻ và Hạ sĩ quan chết nhiều nên đã đưa tới nạn thiếu hụt trầm trọng về cấp chỉ huy. Sự thiếu hụt ấy làm cho tinh thần binh sĩ sa sút thêm. Quân Lực Nam/Việt Nam càng ngày càng tức giận vì cái cảm tưởng bị Đồng minh Mỹ đã bỏ rơi rồi lại còn không hề phản ứng trước các sự vi phạm trắng trợn của Hànội sau thỏa hiệp ngưng bắn 27/1/1973. Quốc hội và báo chí Mỹ gia tăng sự nhục mạ Nam/Việt Nam khi cứ đều đều kết tội Nam/Việt Nam là không chiến đấu, là không đáng được giúp đở. Tất cả những điều nầy khiến cho Nam/Việt Nam cảm thấy bị phản bội và thấy ý chí chiến đấu suy yếu.”

Solzhenitsyn, văn hào Nga lưu vong, gởi cho thế giới tự do lời truy điệu trong cuốn sách mới nhứt của ông có tựa đề: “Lời cảnh cáo gởi Tây phương”. Đặc biệt trong cuốn sách nầy, ông ta gay gắt lên án thế giới vì đã bất công trong sự xét đoán ý chí của Nam/Việt Nam. Ông ta viết: “Sau sự sụp đổ của Nam/Việt Nam năm 1975, ta thường được nghe những lời giải thích “chúng ta không thể bảo vệ những kẻ không cố ý và không có khả năng tự bảo vệ tới tài nguyên nhân lực của chính mình; chúng ta không nên bảo vệ những kẻ không có nền dân chủ đầy đủ”. Quả thật đó là những lời giải thích kỳ quái. Thế giới đã làm gì khi Cộng sản miền Bắc trắng trợn xâm lăng Nam/Việt Nam.

Bùi Diễm, nguyên Đại sứ lưu động của VNCH, đã ghi lại cảm nghỉ như sau (19): “Lực lượng Bắc Việt với số lượng quân cụ to tát của Xô Viết và Trung Hoa đã phô bầy ra khi từng đoàn quân CSBV tiến theo các quốc lộ chính. Điều kiện rất thuận lợi cho các cuộc “không tập”. 
Chỉ cần sự can thiệp của Không quân Mỹ (sự can thiệp mà Nixon và Kissinger đã hết lòng hưá hẹn với “Tổng Thống Thiệu” năm 1973) để tiêu diệt các đoàn quân nầy, làm tê liệt khả năng tác chiến của CSBV trong nhiều năm. Tại Xuân Lộc (Long Khánh) chu vi phòng thủ xa Sàigòn, SĐ18BB của miền Nam/Việt Nam đã đẩy lui tất cả các cuộc tấn công của địch quân.
Sự kiện xảy ra tại miền Nam/Việt Nam, hoàn toàn tuỳ thuộc vào Quốc Hội sắp tái nhóm. Một Quốc Hội quá chán ngán chiến tranh và mệt mỏi vì đã yểm trợ một đồng minh có quá nhiều khuyết điểm. Tại Hoa Thạnh Đốn, tôi cũng còn chút hy vọng mong manh có được từ phái đoàn của Tướng Weyand (đang công tác tại Việt Nam) nhưng hy vọng trên lại vụt tắt ngay ngày 11/4/1975 (2 ngày sau khi phái đoàn Weyand trở lại Mỹ, được biết “đề nghị chuẩn chi viện trợ khẩn cấp cho VNCH bị bác bỏ”. Việc phủ quyết sau cùng đã đánh dấu việc bỏ rơi Đồng Minh của Huê Kỳ. Những binh sĩ đang chiến đấu can trường tại Xuân Lộc (Long Khánh) cũng như hàng triệu người Việt Nam tị nạn đang trốn chạy Cộng Sản đều không biết rằng “án tử hình” của họ đã được “tuyên bố” trên đồi Capitol.


V) CẢM TƯỞNG CỦA THIẾU TƯỚNG “LÊ MINH ĐẢO” TƯ LỆNH MẶT TRẬN XUÂN LỘC(LONG KHÁNH) ĐỂ THAY CHO LỜI KẾT CỦA BÀI VIẾT NẦY

“Chiến thắng Xuân Lộc chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không phải là không chịu đánh mà rất chịu đánh. Anh em chiến sĩ không bao giờ chấp nhận một sự bại trận dù trong tình thế tuyệt vọng; họ đã chứng tỏ hùng hồn cho thế giới thấy là họ đã đánh một trận “tuyệt vời” như thế nào tại Xuân Lộc.
Cuộc chiến đấu của QLVNCH là một cuộc chiến đấu quá chính đáng và cần thiết. Chính nhờ cuộc chiến đấu nầy mà miền Nam/Việt Nam đã được sống thanh bình, ấm no trong vòng hơn 20 năm qua, nhân phẩm con người được tôn trọng.
Trước hết, tôi muốn nói đến tâm hồn cao thượng của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Họ hy sinh cho người khác sống. Họ sẳn sàng hy sinh sanh mạng mà họ không oán trách, không hận thù cả địch, cả những cấp lãnh đạo chỉ huy đã không chăm sóc họ đúng mức.
QLVNCH cao cả lắm, đời đời chúng ta hãy ngẩng mặt lên. Chúng ta phải thấy được sự kiêu hùng của QLVNCH.
Ở thế hệ của chúng tôi tri ân những người đã hy sinh; các em thanh niên là thế hệ kế tiếp cũng biết ơn họ; sau nầy những thế hệ con em chúng ta cũng sẽ nhớ ơn họ mãi mãi. Đó là những người con yêu của Tổ Quốc chúng ta.

Trời Việt Nam, đất Việt Nam cũng đồng tình với chúng ta!!!  (13)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Nguyễn Tấn Hưng & JL Schecter - Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, C&K Promotions, Inc.California 1986 – Moshe Dayan (Chương XXII - trang 594) – “Hưng” phỏng vấn Eric Von Marbod,10/5/1985 (Chương XXI – trang 573)
2) Nguyễn Đức Phương - Chiến Tranh Việt Nam (toàn tập) trang 551+577+792 - Làng Văn - năm 2001
3) Tập san “Lịch sử Quân sự” (số 3) Bộ Quốc Phòng/Viện lịch sử Quân Đội CSBV Hànội 1988
4) Người đất đỏ, nhìn lại những ngày, tháng 4/1975 - Xuân Lộc đã chiến đấu như thế nào? VNTP số 270
5) C. Doughan and D. Fulghum – The Vietnam experience – The Fall of the South – BostonPublishing Co – Boston 1985
6) Nguyễn Văn Đỉnh - Hồi ký chiến trường - LĐ1ND tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh) - Tuần báo VN/Mới số 485 đến 493/2000
7) W.E Le Gro – Viet Nam from Cease-Fire to Capitulation (trang 174) – US Government Printing Office – WA/DC 1985
8) O. Todd Cruel – April – The Fall of Saigon – WW Norton & Co – New York 1990
9) Ý Yên - Trận Đánh Đồi Móng Ngựa - Sàigòn Post
10) Phạm Huấn “Những uất hận trong trận chiến mất nước 1975” - Tác giả xuất bản – California 1988
11) Tobin Carter – Daisy Cutter in Viet Nam 1989 – Arsenal VN/Summer (trang 12+14)
12) H. Nam - Mặt Trận Đông Bắc/Sàigòn – nxb. Văn Học/TP.HCM năm 1978
13) Phạm Phong Dinh – TT/Lê Minh Đảo và cuộc chiến đấu cuối cùng tại MT/Xuân Lộc (Long Khánh) tháng 4/1975 - Chiến sử QLVNCH – trang 187 đến 197, nxb Xuân Thu 1988
14) Văn Tiến Dũng - Đại Thắng Mùa Xuân – nxb Quân Đội Nhân Dân - Hànội 1976
15) J.J. Clarke – Advice and Support – The Final Year 1965-1973 – US Gorvernment Printing Office – WA/DC 1988
16) Phạm Kim Vinh – Cái Chết của Nam/Việt Nam (những trận đánh cuối cùng) trang 342-344-345, nxb. Xuân Thu – California 1988
17) Vanuxem – La Deuxième Mort du Viet Nam – trang 44, nxb. Paris 30/4/1975
18) Trần văn Trà - Kết thúc chiến tranh 30 Năm - nxb. Văn Nghệ TP/HCM 1983
19) Bùi Diễm & Chanoff - In the Jaws of History – nxb.  Houghton Mifflin – Boston 1987 – University Press – Indiana 1999 – Gọng Kềm Lịch Sử, nxb. Phạm Quang Khải năm 2000.

No comments:

Post a Comment