Tôn Nữ Hoàng Hoa
Con người thường bị cái hắt bóng tương giao từ mọi phía để đôi lúc không nhận ra được sự hữu hình, vô thể, tri giác hay hiệu lực trước mọi điều cảm ứng khác nhau.
Đôi khi có người thường mang trạng thái cô đơn và trên nỗi cô đơn vang vọng đó thường nãy sinh những ý nghĩ gióng lên từ tâm trạng trống rỗng. Chỉ cần một ý nhỏ nhấp nhô từ sự trống rỗng đó con người sẽ phân vân không biết rẽ lối từ phương nào ?
Thiệt hại lớn lao của con người là khi nhìn mà không thấy, hoặc là thấy mà không nhìn, hoặc xa hơn nữa là có nhìn đấy mà không nhận ra được điều đó là điều gì. Rôi than vãn lên sao cuộc sống không công bằng và bỏ lơ đi những chất liệu đang biến hóa cuộc đời. Vậy công bằng là gì mà con người thường hay đòi hỏi
Nói nôm na khi một sự việc được giãi quyết hợp lý để đem đến đồng thuận chung thì cách giãi quyết đó làm hài lòng nhiều người thì cụ thể nói sự việc đã giãi quyết công bằng.
Riêng trong lãnh vực pháp lý thì công bằng được áp dụng cho bất cứ ai hội đủ điều kiện theo luật định. Theo một số nhà phê bình cho đây là một sự phán xét tâm lý trước khi nguyên cáo bị cáo xách nhau ra tòa.
Nếu cả nguyên cáo và bị cáo có hoàn cảnh như nhau , hội đủ điều kiện như nhau mà Tòa phán quyết khác nhau thì người lãnh án lệnh sẽ cho là bất công tức là không công bằng
Như vậy công bằng là một hoài bảo to lớn của con người và cũng là nguyên tắc thiết yếu trong việc xây dựng xã hội ổn định.
Theo như một số tài liệu mà chúng tôi tham khảo thì ở các nước dân chủ tây phương cũng công nhận công bằng là một nguyên tắc căn bản. Chỉ khi có những nạn nhân bị xét xử bất công mới đòi hỏi sự công bằng.
Tuy nhiên khi nạn nhân cảm thấy bị xử không công bằng thì cảm tính của họ sẽ làm cho họ nhận thức thiếu khách quan.
Vì lẽ đó trong lãnh vực pháp lý công bằng được phân biệt qua hai dạng thức:
1. Công Bằng mẫu mực ( justice normative)
2. Công bằng cá nhân (justice individually)
Công bằng mẫu mực là vạch ra tiêu chuẩn, vạch ra qui tắc, là môt đạo luật đạt đúng tôn chỉ của một nguyên tắc đại cương và xác định rõ ràng điều kiện áp dụng.
Một cuộc tranh tụng trước pháp đình, thẫm phán có thể bị vi phạm công bằng cá nhân mà không vi phạm công bằng mẫu mực
Cho dù, đôi lúc thẫm phán cho rằng, luật đó có thể bất công nhưng trong lãnh vực pháp lý thẫm phán phải áp dụng luật. Vì lẽ đó luật đã có dự liệu khía cạnh bất công, cho nên đã cho người thua kiện có quyền kháng án.
Vụ án giữa những người buôn bán với VC và quan điễm của những người chống Cộng vừa qua đã cho những người chống Cộng một cảm giác ngậm ngùi.
Ngậm ngùi không phải bị xử bất công vì trong luật pháp Hoa Kỳ chưa có luật lệ nào có ghi nhận chụp mũ người khác là Việt Cộng mà có tội. Tất cả nhiệm vụ của thẫm phán là ghi nhận tất cả dữ kiện trong vụ tranh tụng rồi tìm điều luật nào liên quan đến vụ đó. Trong quan niệm này luật pháp có công bằng hay không là do cơ quan lập pháp quyết đinh.
Khi thẫm phán ghi nhận các sự kiện vì cho rằng chụp mũ VC là tạo thành tổn thất về công cuộc làm ăn buôn bán hay bị tác động vào tinh thần làm nạn nhân lo sợ suy nhược không buôn bán được hay là bị tổn thất vân vân và vân vân thì thẫm phán tìm điều luật nào liên quan đến sự tổn thất đó mà phán quyết
Gần đây, những vụ thua kiện của những người chống Cộng đối với những người mang danh tỵ nạn CS mà lại về VN buôn bán với VC đã là một vấn đề đáng quan tâm trong tập thể người Việt tỵ nạn tai hải ngoại. Trong khi đó những cơ quan truyền thông thân Cộng lại loan tin thất thiệt thiếu trung thực hầu làm dư luận quần chúng thêm hoang mang
Đối với những người mang danh tỵ nạn cs tức là ở đó đã nói lên tình trạng họ không thể sống dưới chế độ độc tài của CS vì tính mạng thường bị đe dọa.
Thế nhưng khi họ trở về buôn bán với VC tức là ở đó họ đã tin tưởng VC không con bức hại họ nữa. Như vậy họ đã không còn có tư cách tỵ nạn mà chính họ là người đang đi ngược lại nguyện vọng của người tỵ nạn cs tại đây. Vi sao? Câu trả lời rất rõ ràng là vì khi những người này đi tỵ nạn VC là bởi họ sợ VC bức hại họ Nay họ không còn sợ nữa thì tại sao không về VN mà sống lại lập lờ mang danh tỵ nạn mà lại đi buôn bán với VC Như vậy những người này thuộc vào thành phần nào?.
Hơn nữa những người không có tư cách tỵ nạn này lại nhân danh người tỵ nạn ở trong những tổ chức đại diện người tỵ nạn thì quả là một vấn đề không lương thiện?.
Người Việt tỵ nạn CS cho dù ở đâu chứng kiến những sự việc đi ngược lại nguyện vọng của người tỵ nạn CS tại hải ngoại đang tiếp tục công cuộc đấu tranh chống VGCS tại đây, tất phải lên tiếng
Tiêu biểu có một quan điễm của một blogger cho rằng (trích) :
Là một người tị nạn Cộng Sản, nếu không góp phần vào cuộc đấu tranh chung để giành lại tự do dân chủ cho Việt Nam, thì không nên tiếp tay bằng cách này cách khác (chính trị, kinh tế, văn hoá…) cho chế độ CS.
Đối với người bình thường, tôi tôn trọng quyền tự do của họ mà không hề lên tiếng đả kích việc du lịch và làm ăn ở Việt Nam . Tuy nhiên, đối với những vị đang giữ vai trò lãnh đạo, thì việc làm ăn đó là trái ngược với tư cách lãnh đạo cộng đồng tị nạn. Chế độ CS ở Việt Nam là chế độ độc tài, đầy nghi kỵ và thù hằn đối với những ai khác quan điểm với chúng. Vì thế, những người lãnh đạo trong cộng đồng tị nạn khó mà về Việt Nam một cách dễ dãi, an toàn; nói chi đến việc tổ chức làm ăn quy mô.( hết trích)
Đây cũng có thể nói là quan điễm chung của phần đông người tỵ nạn CS tại hải ngoại. Nhưng hiện nay bọn tay sai của VGCS quá đầy và những người nghèo muốn chơi sang cũng nắm chân VC. Do đó chúng cần phải có một chiến thuật làm khiếp nhược những tiếng nói tố cáo chúng hầu VGCS tiến hành công cuộc "giãi phóng hải ngoại".
Chính vì sơ hở của chúng ta là đã đụng chạm đến những cơ sở buôn bán tức là ở đó chúng dễ dàng chứng minh sự thua lỗ thường tình của chúng qua lý do rằng vì bị cáo chụp mũ CS là nguyên nhân gây tổn thất thiệt hại cho cơ sở buôn bán của chúng.
Như đã trình bày ở trên:
Khi Thẫm phán ghi nhận các sự kiện vì cho rằng chụp mũ VC là tạo thành tổn thất về công cuộc làm ăn buôn bán hay bị tác động vào tinh thần làm nạn nhân lo sợ suy nhược không buôn bán được thì thẫm phán tìm điều luật nào liên quan đến sự tổn thất đó mà phán quyết
Tại tòa án Mỹ, chính vì dự liệu khía cạnh bất công của luật, đôi khi thẫm phán có phán quyết bồi thường cảnh cáo để tùy hội thẫm đoàn quyết định . Có đôi lúc hội- thẫm -đoàn cho những khoảng bồi thường quá lố làm cho người ta có thể cảm nhận đó là những quyết định vô trách nhiệm.
Chúng tôi tha thiết kêu gọi quí vị mỗi khi gặp gở các nhà dân cử Mỹ xin nói lên nguyện vọng của chúng ta trên công cuộc đấu tranh chống VGCS để đem lại Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho VN . Do đó những sự tố cáo hay vạch mặt bọn người này chỉ nằm trong lý do chính trị để giữ sự ổn định trong hàng ngũ của tập thể người Việt tỵ nạn cs của chúng ta.
Chúng ta hãy trình bày với các nhà dân cử để họ có thể giúp chúng ta trong việc đệ trình những dự luật trên thành luật, mà luật pháp là một vấn đề đã được rất đông người đồng thuận
Vì đây chính là sự đòi hỏi công bằng của những người Việt tiếp tục đấu tranh chống Việt gian cộng sản mà tư tưởng của một luật gia Tây phương đã có nói: “Công bằng là một ý muốn nhất quyết và bất biến đổi là phải công nhận quyền riêng của mỗi người.
Tôn Nữ Hoàng Hoa
12/21/2011
No comments:
Post a Comment