Đầu tháng này, nhóm sinh viên ĐH Georgetown, Mỹ làm xôn xao cả thế giới khi công bố phát hiện mạng lưới đường hầm quy mô để cất giấu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Trung Quốc. Song tính xác thực của công bố này đến đâu thì vẫn còn là điều gây tranh cãi.
Mỹ giật mình bởi công trình nghiên cứu của nhóm KarberBa năm qua, nhóm sinh viên ĐH Georgetown dưới sự dẫn dắt của giáo sư Phillip Karber, từng là cựu quan chức Lầu Năm góc mò mẫn trong kho dữ liệu trực tuyến, lọc hình ảnh từ vệ tinh, thu thập tài liệu quân sự mật của Trung Quốc và kiên trì dịch hàng trăm tài liệu khác để cuối cùng cho ra đời một báo cáo gây hoang mang cho cả thế giới.
Đó là phát hiện về mạng lưới đường hầm bí mật quy mô lớn của Trung Quốc được sử dụng như là kho cất giấu một số lượng lớn vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng tinh vi của nước này.
Theo công trình nghiên cứu này, hiện Trung Quốc có khả năng sở hữu ít nhất 3.000 đầu đạn hạt nhân, lớn hơn rất nhiều so với công bố chính thức của Chính phủ nước này cũng như tính toán của các chuyên gia kiểm soát vũ khí.
Nghiên cứu cũng tiết lộ “mê cung dưới lòng đất” này là “sản phẩm” của lực lượng pháo binh 2, đơn vị phụ trách bảo vệ và triển khai các tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc.
Điều đáng nói là, công trình nghiên cứu, vốn được xem như là một bài tập về nhà của các sinh viên ĐH này không chỉ được giới truyền thông quan tâm, săn đón mà còn gây được sự chú ý với ngay cả Lầu Năm góc.
Dù tính chính xác của công trình nghiên cứu này vẫn chưa rõ ràng song nó vẫn đủ sức làm dấy lên quan ngại về thế cân bằng hạt nhân mà có thể Trung Quốc đạt được với Mỹ. Và điều này không thể không khiến giới chức quân sự nói riêng và nhiều quan chức Mỹ nói chung trăn trở.
Cụ thể là, sau khi công trình nghiên cứu này được lan truyền rộng rãi bởi giới truyền thông, Quốc Hội Mỹ ngay lập tức tổ chức một buổi điều trần còn giới chức Lầu Năm góc thì được dịp xôn xao bàn luận.
“Đây không hẳn là tin sốc nhưng những thông tin trong công trình nghiên cứu này đang được kiểm chứng để xem liệu lâu nay những gì chúng ta nghĩ là biết dựa trên thông tin tình báo có chính xác hay không”, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ chia sẻ.
Trò nhảm nhí?
Kết quả của công trình nghiên cứu cũng chịu không ít những chỉ trích, giễu cợt. Những người này nhấn mạnh “câu chuyện tuyệt vời’ về mạng lưới đường hầm quy mô dùng để cất giấu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Trung Quốc có hai lỗ hổng cơ bản.
Một là nhiều thông tin trong đó chẳng có gì mới và hai là những thứ mới thì lại không phải là sự thật.
Phần sự thật của câu chuyện có liên quan đến mạng lưới đưòng hầm rộng lớn Fu Manchu của Trung Quốc. Nó được xây dựng sau lời đe dọa của Tướng Douglas MacArthur của Mỹ rằng sẽ ném bom chiến lược lên Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh Triều Tiên đầu những năm 1950.
Năm 2009, lực lượng pháo binh số 2 lần đầu tiên cho phép phóng viên tham quan mạng lưới đường hầm dưới lòng đất nhằm công khai các khoản chi tiêu và đầu tư của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Kế đó, tháng 12/2009, tờ Xinhua chạy lại mẩu tin của Global Times trong đó úp mở rằng, Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch đầu tư một khoản tiền khổng lồ để xây dựng một mạng lưới đường hầm hạt nhân dưới lòng đất thật vững chãi và kiên cố.
Cụ thể, mẩu tin viết các đối thủ truyền thống của Trung Quốc tạo ra được hàng loạt các loại tên lửa tiên tiến với độ chính xác vượt trội cũng như các loại vệ tinh do thám tinh vi. Do đó, kế hoạch gia cố và ngụy trang cho các cơ sở hạt nhân trên mặt đất trước đó không còn thiết thực nữa.
Thực tế này buộc Chính phủ Trung Quốc đưa ra một kế hoạch vĩ mô kéo dài trong vòng 10 năm là xây dựng một kho chứa vũ khí hạt nhân nằm sâu hàng trăm m dưới lòng đất nhằm bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho chúng.
Điều đáng nói là sau đó không lâu, quân đội Trung Quốc quyết định công khai kế hoạch này trên Đài truyền hình Trung ương CCTV rằng, lực lượng pháo binh số 2 đã và đang xây dựng mạng lưới các đường hầm dài tới 5.000km cùng các căn cứ nằm sâu hàng trăm m dưới lòng đất, đủ sức chịu đựng các cuộc tấn công hạt nhân.
Từ những thông tin trên, nhiều người đặt câu hỏi công trình nghiên cứu của Giáo sư Karber và nhóm sinh viên của ông thực tế có đóng góp bất cứ điều gì thêm vào những thứ người ta đã biết về công trình đường hầm của Trung Quốc hay không?
Có chăng đó là công bố Trung Quốc hiện có thể đang sở hữu “3.000 đầu đạn hạt nhân”, khiến nhiều nhà phân tích cùng giới chuyên gia kiểm soát vũ khí bán tin bán nghi.
Tiến sĩ Jeffrey Lewis, chuyên gia kiểm soát vũ khí và là tác giả của Các biện pháp trả đũa tối thiểu chia sẻ, Trung Quốc đi tìm sự đảm bảo trong thời đại hạt nhân nhấn mạnh: “Thật là nhảm nhí và hoang đường khi tuyên bố Trung Quốc có 3.000 đầu đạn hạt nhân”.
Thực tế, việc Trung Quốc sở hữu bao nhiêu đầu đạn hạt nhân là chủ đề vô cùng hấp dẫn và được thu hút nhiều sự quan tâm. Theo công bố công khai của Chính phủ Trung Quốc và một số nghiên cứu khác thì số lượng đầu đạn hạt nhân mà nước này sở hữu chỉ dừng lại ở con số 400.
Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm khác, trong đó, ước đoán Trung Quốc quá lắm cũng chỉ có thể sở hữu 1.300 đầu đạn hạt nhân là ước đoán cao nhất từ trước tới nay về số lượng đầu đạn hạt nhân của nước này. Ước đoán này được đưa ra bởi ông Hui Zhang đến từ Viện Belfer, ĐH Harvard.
Thế nhưng những tính toán này vẫn còn quá thấp so với con số 3.000 đầu đạn hạt nhân mà nhóm Karber đưa ra.
Trong khi những tính toán trước đó về số lượng đầu đạn hạt nhân khá khiêm tốn của Trung Quốc dựa trên sự kiện Trung Quốc đóng cửa hai lò phản ứng chế tạo plutonium, thành phần chế tạo bom nguyên tử duy nhất của họ kể từ những năm 1980 thì nhóm của Karber không hề chỉ ra được bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ Trung Quốc đạt được bước nhảy vọt trong việc chế tạo các đầu đạn hạt nhân sau này.
Do đó, nhiều người ngờ rằng kết quả nghiên cứu của nhóm của Giáo sư Karber xuất phát từ việc “tính toán lại”, phỏng đoán mơ hồ của tạp chí chính trị Trend của Hong Kong năm 1995 cho rằng Trung Quốc sở hữu khoảng 2.350 đầu đạn hạt nhân.
Cụ thể, tạp chí Trend viết rất chung chung: “Theo thông tin được tiết lộ bởi Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 15/7 năm nay (năm 1995), Trung Quốc đang sở hữu 2.350 đầu đạn hạt nhân”. Con số này sau đó lan truyền và tồn tại trên mạng trong nhiều năm và rất có thể chính là nguồn dẫn tới kết quả 3.000 đầu đạn hạt nhân mà nhóm của Giáo sư Karber đưa ra.
Tuy nhiên, đáng tiếc là dường như nhóm của Giáo sư Karber lại bỏ qua mất chi tiết quan trọng là sau khi Trend công bố ước đoán của họ, chuyên gia kiểm soát vũ khí Trung Quốc Gregory Kulacki tiến hành điều tra và kết luận: nhiều khả năng là tính toán của Trend dựa trên ước tính của một sĩ quan hải Quân Mỹ năm 1986 trên một tạp chí quân sự phương Tây.
Song điều đáng nói hơn là, thậm chí, nhóm của Giáo sư Karber còn không trực tiếp tiếp xúc với tác giả đưa ra đánh giá đăng tải trên tạp chí Trend mà chỉ khai thác con số này từ bài luận ngắn của một sinh viên Singapore tên là Yang Zheng. Trong khi đó, bản thân Yang lại bị cáo buộc rằng anh ta chưa từng đọc bài báo chính thức của Trend mà chỉ đọc bài tóm tắt của nó trên một trang mạng của một giáo sư toán học rồi trích dẫn nó trong bài luận.
Đó là phát hiện về mạng lưới đường hầm bí mật quy mô lớn của Trung Quốc được sử dụng như là kho cất giấu một số lượng lớn vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng tinh vi của nước này.
Giáo sư Karber và nhóm sinh viên ĐH Georgetown mất ba năm nghiên cứu để tìm ra mạng lưới đường hầm hạt nhân bí mật của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Washington Post. |
Nghiên cứu cũng tiết lộ “mê cung dưới lòng đất” này là “sản phẩm” của lực lượng pháo binh 2, đơn vị phụ trách bảo vệ và triển khai các tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc.
Điều đáng nói là, công trình nghiên cứu, vốn được xem như là một bài tập về nhà của các sinh viên ĐH này không chỉ được giới truyền thông quan tâm, săn đón mà còn gây được sự chú ý với ngay cả Lầu Năm góc.
Dù tính chính xác của công trình nghiên cứu này vẫn chưa rõ ràng song nó vẫn đủ sức làm dấy lên quan ngại về thế cân bằng hạt nhân mà có thể Trung Quốc đạt được với Mỹ. Và điều này không thể không khiến giới chức quân sự nói riêng và nhiều quan chức Mỹ nói chung trăn trở.
Cụ thể là, sau khi công trình nghiên cứu này được lan truyền rộng rãi bởi giới truyền thông, Quốc Hội Mỹ ngay lập tức tổ chức một buổi điều trần còn giới chức Lầu Năm góc thì được dịp xôn xao bàn luận.
“Đây không hẳn là tin sốc nhưng những thông tin trong công trình nghiên cứu này đang được kiểm chứng để xem liệu lâu nay những gì chúng ta nghĩ là biết dựa trên thông tin tình báo có chính xác hay không”, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ chia sẻ.
Trò nhảm nhí?
Kết quả của công trình nghiên cứu cũng chịu không ít những chỉ trích, giễu cợt. Những người này nhấn mạnh “câu chuyện tuyệt vời’ về mạng lưới đường hầm quy mô dùng để cất giấu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Trung Quốc có hai lỗ hổng cơ bản.
Một là nhiều thông tin trong đó chẳng có gì mới và hai là những thứ mới thì lại không phải là sự thật.
Phần sự thật của câu chuyện có liên quan đến mạng lưới đưòng hầm rộng lớn Fu Manchu của Trung Quốc. Nó được xây dựng sau lời đe dọa của Tướng Douglas MacArthur của Mỹ rằng sẽ ném bom chiến lược lên Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh Triều Tiên đầu những năm 1950.
Năm 2009, lực lượng pháo binh số 2 lần đầu tiên cho phép phóng viên tham quan mạng lưới đường hầm dưới lòng đất nhằm công khai các khoản chi tiêu và đầu tư của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Kế đó, tháng 12/2009, tờ Xinhua chạy lại mẩu tin của Global Times trong đó úp mở rằng, Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch đầu tư một khoản tiền khổng lồ để xây dựng một mạng lưới đường hầm hạt nhân dưới lòng đất thật vững chãi và kiên cố.
Cụ thể, mẩu tin viết các đối thủ truyền thống của Trung Quốc tạo ra được hàng loạt các loại tên lửa tiên tiến với độ chính xác vượt trội cũng như các loại vệ tinh do thám tinh vi. Do đó, kế hoạch gia cố và ngụy trang cho các cơ sở hạt nhân trên mặt đất trước đó không còn thiết thực nữa.
Thực tế này buộc Chính phủ Trung Quốc đưa ra một kế hoạch vĩ mô kéo dài trong vòng 10 năm là xây dựng một kho chứa vũ khí hạt nhân nằm sâu hàng trăm m dưới lòng đất nhằm bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho chúng.
Điều đáng nói là sau đó không lâu, quân đội Trung Quốc quyết định công khai kế hoạch này trên Đài truyền hình Trung ương CCTV rằng, lực lượng pháo binh số 2 đã và đang xây dựng mạng lưới các đường hầm dài tới 5.000km cùng các căn cứ nằm sâu hàng trăm m dưới lòng đất, đủ sức chịu đựng các cuộc tấn công hạt nhân.
Từ những thông tin trên, nhiều người đặt câu hỏi công trình nghiên cứu của Giáo sư Karber và nhóm sinh viên của ông thực tế có đóng góp bất cứ điều gì thêm vào những thứ người ta đã biết về công trình đường hầm của Trung Quốc hay không?
Có chăng đó là công bố Trung Quốc hiện có thể đang sở hữu “3.000 đầu đạn hạt nhân”, khiến nhiều nhà phân tích cùng giới chuyên gia kiểm soát vũ khí bán tin bán nghi.
Tiến sĩ Jeffrey Lewis, chuyên gia kiểm soát vũ khí và là tác giả của Các biện pháp trả đũa tối thiểu chia sẻ, Trung Quốc đi tìm sự đảm bảo trong thời đại hạt nhân nhấn mạnh: “Thật là nhảm nhí và hoang đường khi tuyên bố Trung Quốc có 3.000 đầu đạn hạt nhân”.
Thực tế, việc Trung Quốc sở hữu bao nhiêu đầu đạn hạt nhân là chủ đề vô cùng hấp dẫn và được thu hút nhiều sự quan tâm. Theo công bố công khai của Chính phủ Trung Quốc và một số nghiên cứu khác thì số lượng đầu đạn hạt nhân mà nước này sở hữu chỉ dừng lại ở con số 400.
Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm khác, trong đó, ước đoán Trung Quốc quá lắm cũng chỉ có thể sở hữu 1.300 đầu đạn hạt nhân là ước đoán cao nhất từ trước tới nay về số lượng đầu đạn hạt nhân của nước này. Ước đoán này được đưa ra bởi ông Hui Zhang đến từ Viện Belfer, ĐH Harvard.
Thế nhưng những tính toán này vẫn còn quá thấp so với con số 3.000 đầu đạn hạt nhân mà nhóm Karber đưa ra.
Trong khi những tính toán trước đó về số lượng đầu đạn hạt nhân khá khiêm tốn của Trung Quốc dựa trên sự kiện Trung Quốc đóng cửa hai lò phản ứng chế tạo plutonium, thành phần chế tạo bom nguyên tử duy nhất của họ kể từ những năm 1980 thì nhóm của Karber không hề chỉ ra được bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ Trung Quốc đạt được bước nhảy vọt trong việc chế tạo các đầu đạn hạt nhân sau này.
Do đó, nhiều người ngờ rằng kết quả nghiên cứu của nhóm của Giáo sư Karber xuất phát từ việc “tính toán lại”, phỏng đoán mơ hồ của tạp chí chính trị Trend của Hong Kong năm 1995 cho rằng Trung Quốc sở hữu khoảng 2.350 đầu đạn hạt nhân.
Cụ thể, tạp chí Trend viết rất chung chung: “Theo thông tin được tiết lộ bởi Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 15/7 năm nay (năm 1995), Trung Quốc đang sở hữu 2.350 đầu đạn hạt nhân”. Con số này sau đó lan truyền và tồn tại trên mạng trong nhiều năm và rất có thể chính là nguồn dẫn tới kết quả 3.000 đầu đạn hạt nhân mà nhóm của Giáo sư Karber đưa ra.
Tuy nhiên, đáng tiếc là dường như nhóm của Giáo sư Karber lại bỏ qua mất chi tiết quan trọng là sau khi Trend công bố ước đoán của họ, chuyên gia kiểm soát vũ khí Trung Quốc Gregory Kulacki tiến hành điều tra và kết luận: nhiều khả năng là tính toán của Trend dựa trên ước tính của một sĩ quan hải Quân Mỹ năm 1986 trên một tạp chí quân sự phương Tây.
Song điều đáng nói hơn là, thậm chí, nhóm của Giáo sư Karber còn không trực tiếp tiếp xúc với tác giả đưa ra đánh giá đăng tải trên tạp chí Trend mà chỉ khai thác con số này từ bài luận ngắn của một sinh viên Singapore tên là Yang Zheng. Trong khi đó, bản thân Yang lại bị cáo buộc rằng anh ta chưa từng đọc bài báo chính thức của Trend mà chỉ đọc bài tóm tắt của nó trên một trang mạng của một giáo sư toán học rồi trích dẫn nó trong bài luận.
No comments:
Post a Comment