Sunday, December 25, 2011

* Năm 2012 hứa hẹn những gì (kỳ 2)?

Từ sự sụp đổ của chế độ Ahmadinejad ở Iran, Assad ở Syria, cho đến sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng đều sẽ là những gạch đầu dòng đáng chú ý cho năm 2012.
7. Chủ nghĩa cực đoan ở châu Phi lan rộng và Mỹ sẽ phải hành động
Năm 2012 sẽ chứng kiến Chủ nghĩa cực đoan tiếp tục nổi lên tại Trung Phi?


Năm 2011 là năm chứng kiến các căn cứ quân sự và căn cứ máy bay không người lái âm thầm dịch chuyển sang châu Phi.
Lý do là Mỹ và các đồng minh phương Tây của họ đang quan ngại về khu vực Trung Phi bởi sự nổi lên của chủ nghĩa cực đoan trong khu vực này, đặc biệt là tại “mỏ tài nguyên khổng lồ” Nigeria sau đó là tới những khu vực đang diễn ra quá trình al Qaeda hóa hoặc các chịu ảnh hưởng của các nhóm cực đoan tương tự.
Thực tế này đe dọa đối với an ninh của nước Mỹ, thậm chí toàn cầu, do đó, không có gì ngạc nhiên khi Mỹ và các đồn mình phương Tây sẽ “không dời mắt” khỏi khu vực này và sẵn sàng hành động khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
8. Sự chuyển đổi mô hình chính trị và quyền lực ảnh hưởng tại Trung Đông
Năm 2012, nền chính trị Trung Đông sẽ tiếp tục rung chuyển và biến động?


Cách mạng “mùa xuân Arab” sẽ chưa thể dừng lại và chấm dứt trong năm 2011 mà tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2012 dẫn đến những sự sụp đổ của một vài chế độ ở Trung Đông.
Ngoài ra, 2012 sẽ là năm chứng kiến sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ trong việc giành, giữ vai trò chi phối, ảnh hưởng tại Trung Đông thay cho Mỹ.
Trong khi vai trò và quyền lực của Trung Quốc ngày càng được thừa nhận và lớn mạnh ở Pakistan, Afghanistan hay Iran thì Mỹ lại đang chứng tỏ sự suy giảm trầm trọng tầm ảnh hưởng và quyền lực của họ tại khu vưc này.
Việc Mỹ rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, chuyển tầm ngắm chiến lược sang châu Á – Thái Bình Dương cùng sự suy giảm tầm ảnh hưởng của Israel trong khu vực, 2012 sẽ là năm chứng kiến sự nổi lên của Thổ Nhĩ Kỳ để giành vai trò chi phối, ảnh hưởng lên khu vực.
Chạy đua vũ khí hạt nhân tại Trung Đông sẽ “nóng” hơn và nó xảy ra đồng thời với bất ổn leo thang ở Pakistan đặt ra nhiều nguy cơ hơn.
Ngoài ra, sự nổi lên và lan rộng bất ngờ của các “nền dân chủ Hồi giáo”, nằm ngoài mong đợi của Mỹ và các đồng minh phương Tây đang tạo nên sự thay đổi lớn hình thành bộ mặt mới cho Trung Đông.
9. Củng cố khu vực đồng Euro
Củng cố, làm vững mạnh khu vực đồng Euro phụ thuộc vào nỗ lực của Đức và Pháp, đầu tàu của khu vực này.

2011 là năm các quốc gia trong khu vực đồng Euro nhận ra vai trò quan trọng của thể chế này đối với sự sống còn của họ. Do đó, 2012 sẽ là năm quyết định tương lai của cả châu Âu thông quá quá trình củng cố và làm mạnh hơn khu vực đồng Euro.
Nếu các quốc gia châu Âu muốn vượt qua cơn khủng hoảng, họ chỉ còn cách nỗ lực để củng cố và xây dựng thể chế này trở nên vững mạnh hơn, hiện thực hóa khát vọng 12 năm qua của họ.
10. Sự ra đi của Tổng thống Chavez và cựu Chủ tịch Castro
Với những vấn đề về sức khỏe, liệu Tổng thống Venezuela Chavez và cựu Chủ tịch Cuba Castro có "ra đi" trong năm tới.


Điều này không chỉ có nghĩa ám chỉ sự ra đi về mặt sinh học đang treo lơ lửng trước mắt Tổng thống Venezuela Chavez và cựu Chủ tịch Cuba Castro khi hai nhà lãnh đạo này là những người có khả năng rời bỏ thế giới nhất trong năm tới vì lý do sức khỏe.
Thậm chí, nếu họ không chết, các chính sách quản lý, điều hành đất nước của họ đang chỉ ra sự lỗi thời và không hiệu quả do đó, 2012 có thể là năm chứng kiên các đối thủ của cả hai nhà lãnh đạo này nổi lên giành lấy quyền lực.
11. Chiến tranh mạng
Chiến tranh mạng có nguy cơ nổ ra trong năm 2012?


“Siêu virus” Stuxnet mới chỉ là khúc dạo đầu dự báo cho một cuộc chiến tranh mạng có thể bùng nổ vào năm 2012.
Năm 2011 là năm chứng kiến sự tăng lên đáng kể các vụ tấn công mạng vô cùng nghiêm trọng và ngày càng tinh vi của giới tin tặc trên phạm vi toàn cầu.
Do đó, 2012 có thể là năm một cuộc chiến tranh mạng thực sự bùng nổ mà hậu quả của nó là thị trường tài chính sụp đổ, mạng lưới giao thông vận tải bị tàn phá…
Hậu quả của chiến tranh mạng sẽ làm thay đổi phương thức các quốc gia tương tác với nhau và tạo ra một sự bùng nổ liên quan đến các giải pháp an ninh mạng.
12. Gập ghềnh con đường trở lại quyền lực của Thủ tướng Putin
Thủ tướng Nga Putin sẽ trở lại điện Kremlin trong năm 2012 nhưng con đường trở lại quyền lực của ông sẽ khó khăn hơn so với dự đoán.

Những cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử với chiến thắng thuộc về đảng Nước Nga Thống nhất của Thủ tướng Putin bởi những người ủng hộ phe đối lập bùng lên mạnh mẽ và lan rộng ở nhiều thành phố lớn của Nga là minh chứng cho nhận định con đường trở lại quyền lực của “người đàn ông quyền lực nhất nước Nga” gập ghềnh và trắc trở hơn nhiều so với dự đoán.
Lê Dung (theo Foreign Policy)

No comments:

Post a Comment