Wednesday, December 14, 2011

* Mặt trái kinh hoàng của vũ khí do thám

Tính hợp pháp của loại sát thủ không mang mặt người này đang dấy lên nhiều câu hỏi hóc búa: chúng có thể giết bất kỳ ai, ở mọi lúc, mọi nơi mà hầu nhưkhông bị kiểm soát.

Máy bay không người lái của Mỹ tại Iraq
Các máy bay do thám có thể rất cừ, rất đáng sợ, nhưng liệu nó có hợp pháp? Không ai thực sự chắc chắn về điều này.
Rất ít loại vũ khí nào trong kho vũ khí hiện đại lại kích thích trí tưởng tượng của công chúng như các loại máy bay do thám không người lái.
Những chiếc máy bay bóng loáng, đẹp mã, hoạt động ở cách xa hàng ngàn km mà không có người lái. Đây là những điềm báo trước cho một dạng chiến tranh mới: công nghệ cực kỳ tinh vi, chính xác, và có khả năng đánh vào hang ổ quân thù mà không gây tổn hại gì về người.
Nhưng đằng sau chiếc máy bay bóng bẩy này cũng có những khoảng tối. Được mệnh danh là "rôbốt sát thủ" nhưng cũng có lúc, chúng sẽ trở nên bất trị.
Trên thực tế, rất nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, một chiếc máy bay không người lái là một công cụ chiến tranh hiện đại ngày nay. Chúng có thể được coi là một hệ thống vận chuyển vũ khí, chúng có thể cung cấp thông tin giám sát về mục tiêu một cách ổn định và cập nhật. Chúng có thể "tiễu trừ" những "kẻ xấu" với độchính xác đến bất ngờ.
Nhưng sự tiện dụng của các loại máy bay do thám này cũng làm vỡ tan mọi ảo tưởng về việc sử dụng chúng. Các máy bay không người lái không chỉ được triển khai ở các quốc gia như Afghanistan và Iraq, mơi mà quân đội Mỹ đang tham chiến. Các máy bay này đang được sử dụng tại Yemen, Somalia, Libya và có thể (đau đầu nhất cho Mỹ là) ở Pakistan - một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Các chuyên gia quân sự, ngoại giao, học giả luật và các nhà hoạt động đều đã cân nhắc về vấn đề này, nhưng cho tới nay rất ít sự đồng thuận đạt được về việc liệu loại máy bay này có được chấp nhận theo luật quốc tế hay không.
Christine Fair - phó Giáo sư của Chương trình Nghiên cứu An ninh thuộc đại học Georgetown - gọi các máy bay này là "công cụ thành công nhất của Mỹ và Pakistan phải loại trừ các nhóm du kích nguy hiểm đe dọa tới an ninh của cả hai bên". Christine cười nhạo những ai tìm cách hạn chế sử dụng các "rôbốt sát thủ"này.
Mary Ellen O’Connell - một giáo sư của Trường Luật Notre Dame lại cho rằng việc sử dụng các loại máy bay do thám này ngoài khu vực chiến sự là bất hợp pháp.
"Hạn chế sử dụng các máy bay do thám trong khu vực chiến sự là quy định quan trọng nhất để kiểm soát việc sử dụng chúng. Vào đúng lúc mà chúng ta đang cốgắng chinh phục trái tim và tâm trí để tôn trọng luật pháp, bản thân chúng ta lại không thể tôn trọng một quy tắc vô cùng cơ bản: các hệ thống vũ khí điều khiển từ xa chỉ thuộc về chiến trường".
Nhưng trong cuộc chiến chống khủng bố, toàn thế giới đều trở thành chiến trường - những người theo phe ủng hộ biện minh. Nhưng những người chỉ trích thì phản đối, vì Mỹ không có quyền lực vô hạn để giết bất cứ ai mà họ muốn, ở bất kỳnơi nào mà họ thích.
Tính hợp pháp của loại sát thủ không mang mặt con người này đang dấy lên nhiều câu hỏi hóc búa. Việc quân đội sử dụng máy bay không người lái trong một cuộc xung đột vũ trang mở rộng có vẻ được chấp thuận; trong khi CIA cũng sử dụng loại vũ khí đó để nhằm vào một cá nhân hoặc một nhóm người đặc biệt thì lại khiến nhiều người trong lĩnh vực luật quốc tế "sửng cồ lên".

Chiếc máy bay không người lái MQ-9 Predator B
"Ở đây có một điểm khác biệt quan trọng về mặt pháp lý" - Daniel Rothenberg, giám đốc điều hành của Trung tâm Luật và các vấn đề toàn cầu thuộc Đại học bang Arizona, nói. "Khi quân đội đang triển khai hoạt động trong một khu vực xungđột, họ được hướng dẫn theo Luật Xung đột Vũ trang cùng với các điều khoản và quy định. Họ có thể nói với bạn rằng các luật mà họ đang tuân thủ là gì, thậm chí đôi khi họ cũng phá luật. Còn với CIA, chúng ta chẳng biết gì hết - liệu họcó liên quan tới các phân tích hợp pháp? Dựa trên quy trình nào mà họ xem xét các quyết định đối với mục tiêu? Có luật nào quy định đối với họ không?"
CIA đã có một chương trình máy bay không người lái với phiên bản "chuyển đổi" tại Pakistan kể từ thời chính quyền Tổng thống George W.Bush (dù đây có lẽ là bí mật hớ hênh nhất trong lịch sử của ngành này).
Dưới thời Tổng thống Barack Obama, các cuộc không kích không người lái tại Pakistan đã tăng lên chóng mặt. Theo Văn phòng Báo chí Điều tra (TBIJ) có trụ sởtại London, cứ 4 ngày lại có một cuộc không kích không người lái diễn ra tại Pakistan.
Chính quyền Mỹ gọi các cuộc không kích đó là những thành công "thuần khiết", trong khi 2000 người đã bị thiệt mạng, nhưng chỉ có 50 tay súng đối lập bị giết. Theo TBIJ, có ít nhất 385 dân thường, hơn 160 trong đó là trẻ em trong tổng sốtrên 2000 người đã thiệt mạng.
Vấn đề thường dân thiệt mạng đã đổ thêm dầu vào lửa cho cuộc tranh cãi vềtính pháp lý của các máy bay không người lái. Theo Luật Xung đột Vũ trang, hai nguyên tắc quan trọng phải được tính đến khi đưa ra một quyết định tấn công mục tiêu, đó là: sự khác biệt và tỉ lệ cân xứng.
"Sự khác biệt" yêu cầu các cuộc tấn công chỉ được giới hạn trong các mục tiêu quân sự; "tỉ lệ cân xứng" nhằm giới hạn các cuộc tấn công có thể gây ra các thiệt hại tình cờ đối với dân thường, không cho vượt quá xa trong mối tương quan với lợi thế quân sự cụ thể và trực tiếp trước đó.
Daniel Rothenberg nói rằng "đây là một cuộc chiến phức tạp để tìm ra một cơchế hợp pháp để biện hộ cho các máy bay không người lái... cả thế giới cũng không rõ là các máy bay này có hợp pháp hay không. Chẳng có chính phủ nào điều hành cả thế giới, cũng không có phiên toà nào của cả thế giới có thể phán quyết về vấn đề này, không có lực lượng cảnh sát toàn cầu nào có thể đưa ra một quyếtđịnh cả".
Trong bối cảnh thiếu vắng một lực lượng có sức mạnh toàn cầu như vậy, Mỹ hoàn toàn có thể tự viết "luật chơi" cho riêng mình. Đó chính là thứ mà Ngoại trưởng Mỹ gọi là "sức mạnh thông minh" - được định nghĩa là "một tập hợp nguyên tắc và thực dụng" để "vận dụng khéo léo mọi phương tiện mà chúng ta tùy ý sử dụng".
Nhưng vấn đề là không phải ai cũng đồng tình với thế giới quan của Mỹ.
  • Lê Thu (theo GP)

No comments:

Post a Comment