Saturday, December 24, 2011

* Dấu ấn Kim Jong Il với quốc phòng Triều Tiên (kỳ 2)

Một nền quốc phòng hùng mạnh không thể thiếu các loại tên lửa đạn đạo, tập trung phát triển công nghệ tên lửa là ưu tiên hàng đầu của ông Kim Jong Il.
 Công nghệ tên lửa - “mũi giáo uy lực trên chiến trường”Tương tự như chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, chương trình phát lửa của Triều Tiên chỉ thực sự phát triển rầm rộ và đạt được các thành tựu quan trọng dưới sự chỉ đạo của ông Kim Jong Il.
Công nghệ tên lửa của Bình Nhưỡng phát triển dựa trên các thiết kế tên lửa Scud do Liên Xô chuyển giao trước đó cùng với sự giúp đỡ kỹ thuật của các chuyên gia Nga.
Công nghệ tên lửa được ông Kim Jong Il coi là vị hộ quốc công thần thứ 2


Dấu ấn đầu tiên của ông Kim Jong Il đối với chương trình tên lửa của Triều Tiên là vụ phóng tên lửa Taepodong-1 đúng ngày 31/8/1998, kỷ niệm 50 năm thành lập nước CHDCND Triều Tiên, cũng là ngày ông Kim Jong Il trở thành Tổng tư lệnh tối cao của lực lượng vũ trang Triều Tiên.
Tên lửa Taepodong-1 có tầm bắn lên đến 2.500km với tải trọng đầu đạn 1.000kg, nếu đầu đạn nhẹ hơn tên lửa có thể đạt tầm bắn đến 5.000km, đủ xa để tấn công các mục tiêu của Mỹ ở Alaska, trên lý thuyết.
Vụ thử nghiệm tên lửa này được Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, có trụ sở ở London, Anh) nhận định là động thái củng cố quyền lực của ông Kim Jong Il cũng như là một lời cảnh báo đối với Mỹ và Hàn Quốc. Điều đó cho thấy thái độ cương quyết của ông Kim Jong Il đối với vấn đề phát triển vũ khí chiến lược bất chấp sự quan ngại của cộng đồng quốc tế.
Ông Kim Jong Il luôn trực tiếp chỉ đạo và quan sát các vụ thử nghiệm tên lửa quan trọng của Triều Tiên thay vì giao phó hết cho Bộ quốc phòng. Các vụ phóng tên lửa đều được ông Kim Jong Il chỉ đạo một cách sát sao và luôn đúng lúc.
Sau sự kiện này, Mỹ gấp rút triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong bầu khí quyển (NATBMD), kết quả của chương trình là tên lửa đánh chặn SM-2ER RIM-156B ra đời. (>> chi tiết)
Nối tiếp thành công của Taepodong-1, ngày 5/7/2006 dưới sự chỉ đạo của ông Kim Jong Il, Triều Tiên tiến hành thử nghiệm tên lửa Taepodong-2 (TD-2). Về mặt thiết kế, TD-2 có thể coi là ICBM đầu tiên của Bình Nhưỡng, với tầm bắn dự kiến khoảng từ 4.000-6.000km.
Vụ thử nghiệm tuy thất bại nhưng hé lộ khả năng Bình Nhưỡng chế tạo các ICBM đủ sức vươn tới Mỹ và việc khắc phục các kỹ thuật của TD-2 chỉ là vấn đề thời gian.
Ngày 5/4/2009, KCNA loan báo việc Triều Tiên phóng thử tên lửa mang vệ tinh lên quỹ đạo. Tuy nhiên, giới phân tích tình báo nhận định đây thực chất là một vụ thử nghiệm tên lửa TD-2 dưới sự chỉ đạo của ông Kim Jong Il.
Tên lửa rơi xuống Thái Bình Dương sau khi đi được quãng được dài 3.850km. Đối với Triều Tiên đây có thể coi là thành công quan trọng trong việc tiến tới sở hữu ICBM.
Trước ngày 5/4/2009, một cuộc tranh luận gay gắt tại Mỹ đã nổ ra gay gắt về sự cần thiết phải xây dựng chương trình phòng thủ tên lửa quốc gia NMD. Phía phản đối cho rằng, có quá nhiều vấn đề kỹ thuật đối với cả TD-1 và TD-2, do đó, Bình Nhưỡng còn lâu mới có thể phát triển được ICBM đủ khả năng đe dọa Mỹ. Họ dự báo, phải mất ít nhất 15 năm nữa Triều Tiên mới có thể phát triển được một ICBM đúng nghĩa.
Tuy nhiên, sự kiện thử nghiệm lần 2 của TD-2 với quãng đường bay được gần 4.000km khiến giới chức Mỹ phải giật mình. Mỹ lập tức đầu tư cho hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia, tăng cường các tên lửa đánh chặn SM-3 mới nhất đến Nhật Bản, hợp tác cùng với đồng minh Đông Á này để phát triển các biến thể mở rộng của SM-3. (>> chi tiết)
Triều Tiên trước thời ông Kim Jong Il phải phụ thuộc khá nhiều vào sự hỗ trợ quân sự từ Liên Xô và Trung Quốc nhưng một Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Il đã có một vị thế hoàn toàn khác. Sở hữu trong tay những vũ khí mang tầm chiến lược, ông Kim Jong Il luôn khiến Mỹ phải đắn đo và suy nghĩ kỹ về bất cứ hành động nào đối với Triều Tiên.

Quốc gia xuất khẩu tên lửa tầm ngắn số 1 thế giớiTrong chiến lược điều hành đất nước của ông Kim Jong Il, công nghiệp quốc phòng có một vai trò cực kỳ quan trọng. Công nghiệp quốc phòng ở Triều Tiên ngoài nhiệm vụ chính là đảm bảo nguồn cung cấp vũ khí cho quân đội còn là nguồn thu nhập ngoại tệ chính cho đấy nước.
Sau khi Liên Xô tan rã, Triều Tiên gần như không thể nhập khẩu vũ khí từ bên ngoài, “tự lực cánh sinh” là con đường duy nhất để Triều Tiên tồn tại dưới áp lực của Mỹ.
Từ một quốc gia phải phụ thuộc vào vũ khí từ Liên Xô, công nghiệp quốc phòng Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Il đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu tên lửa, công nghệ và các thiết bị liên quan số 1 thế giới (>> chi tiết).
Cũng trong tháng 4/2009, Triều Tiên khiến cả thế giới bất ngờ với vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung BM-25 Musudan, có tầm bắn ước tính 4.000km, tên lửa này được cho là đã được xuất khẩu cho Iran. Ảnh minh họa


Báo cáo của Công ty nghiên cứu dự báo quốc phòng quốc tế cho biết, trong giai đoạn từ năm 1987-2009, Triều Tiên đã xuất khẩu hơn 1.200 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung các loại chiếm tới 40% thị phần của thị trường tên lửa đạn đạo.
Các tên lửa xuất khẩu chủ yếu là loại tên lửa tầm ngắn KN-2, Hwasong-5, Hwasong-6. Tên lửa tầm trung Nodong-1, Nodong-2, Taepodong-1 và Musudan. Các tên lửa này có tầm bắn từ khoảng 300-4.000km.
Ngoài ra, nhiều quốc gia từng mua tên lửa của Triều Tiên đã bắt đầu mở dây chuyền sản xuất trong nước. Triều Tiên chuyển sang chủ yếu xuất khẩu linh kiện và vật liệu để sản xuất tên lửa đạn đạo.
Không tham gia MTCR (Missile Technology Control Regime - Hiệp ước ngăn chặn phổ biến công nghệ tên lửa có tầm bắn xa hơn 300km và đầu đạn nặng hơn 500kg), Triều Tiên đương nhiên trở thành điểm đến lý tưởng cho các quốc gia cần công nghệ tên lửa và các linh kiện liên quan.
Trong báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc, cơ quan này đã nhiều lần lên án Triều Tiên đã xuất khẩu công nghệ tên lửa cho các nước được Mỹ liệt vào hàng ngũ các quốc gia “không thân thiện”
Theo một báo cáo của SIPRI (Stockholm International Peace Research Institute - Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm ở Thụy Điển), trong giai đoạn từ 1987-2009, "doanh thu" từ việc xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên đạt giá trị hơn 1,7 tỷ USD.
Ngoài ra, Triều Tiên còn tập trung phát triển tàu chiến loại nhỏ, cao điểm là giai đoạn 2002-2004 nước này đã xuất khẩu 257 tàu tuần tra cao tốc, chủ yếu là tàu phóng lôi và tàu tên lửa cao tốc.
Báo cáo của FAS cho biết, đến cuối những năm 1990, công nghiệp quốc phòng Triều Tiên đã xây dựng được hơn 134 nhà máy sản xuất vũ khí lớn, các nhà máy này đa phần được nguy trang rất kỹ hoặc được xây dựng trong lòng đất cùng với 1.800 cơ sở sản xuất liên quan và 115 nhà máy sản xuất phi quân sự chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thời chiến.
Ngoài xuất khẩu tên lửa, tàu chiến Triều Tiên còn xuất khẩu các loại vũ khí thông thường khác như: Pháo phản lực bắn loại, pháo kéo xe, tên lửa chống tăng, súng trường tấn công AK-47..

Quốc Việt

No comments:

Post a Comment