Friday, December 23, 2011

* Năm 2012 hứa hẹn những gì (kỳ 1)?

Trước thềm 2012 đang đến gần, tạp chí Foreign Policy đưa ra dự đoán 12 sự kiện nhiều khả năng sẽ trở thành những vấn đề nổi cộm trong năm tới:
Nếu được yêu cầu gọi tên 5 sự kiện chính trị nổi cộm nhất trên thế giới trong năm 2011, nhiều người sẽ không đắn đo mà kể ra đầu tiên là cách mạng “mùa xuân Arab”, thứ 2 là khủng hoảng châu Âu, rồi đến vụ tiêu diệt trùm khủng bố bin Laden, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, tình trạng hỗn loạn tại Pakistan…
Vậy còn năm tới thì sao? Trước thềm 2012 đang đến gần, tạp chí Foreign Policy đưa ra dự đoán 12 sự kiện nhiều khả năng sẽ trở thành những vấn đề nổi cộm trong năm tới:
1.Sự thay đổi cơ cấu lãnh đạo trên khắp thế giới
2012 sẽ là năm chứng kiến hàng loạt các cuộc bầu cử tại các các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp...

Năm 2012 là năm diễn ra các cuộc bầu cử quan trọng tại Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Mexico, Ai Cập và nhiều quốc gia khác nữa. Các cuộc bầu cử cứ “đến hẹn lại lên” nhưng sẽ có thể tạo ra sự thay đổi về cơ cấu lãnh đạo của các quốc gia. Đây sẽ là sự kiện nổi bật, hứa hẹn nhiều bất ngờ xuyên suốt năm 2012.
2. Trung Quốc rơi vào vòng xoáy bất ổn
Năm 2012, Trung Quốc sẽ rơi vào bất ổn?


Đã có những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ trong năm tới Trung Quốc sẽ đối mặt với tình trạng bất ổn thực sự. Đó là các cuộc biểu tình, những mâu thuẫn nội bộ trong bộ máy chính quyền, hàng loạt chỉ trích công khai dành cho Chính phủ liên quan đến các tai nạn tàu hỏa, tàu cao tốc thảm khốc từ các phương tiện truyền thông …
Không chỉ có thế, đội ngũ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ còn phải đối mặt với một kỳ bầu đầy khó khăn khi cử tri bắt đầu trở nên khó tính hơn và muôn vàn thách thức để duy trì quyền lực.
3. Sự sụp đổ của Assad ở Syria
Sự tồn tại của Chế độ Assad chỉ còn tính trên đầu ngón tay và sẽ sụp đổ vào năm 2012?


Điều này có thể dễ dàng suy ra từ thực tế những gì đã diễn ra và đang diễn ra ở Trung Đông nói chung và ở Syria nói riêng. Cách mạng mùa xuân Arab đã đánh đổ chế độ độc tài lâu đời và kiên cố nhất như Gaddafi ở Libya, Ben Ali ở Tunisia hay Mubarack ở Ai Cập. Do đó, những ngày còn lại của Chế độ Assad chỉ còn đếm trên đầu ngón tay mặc cho chính Tổng thống Assad không ý thức được nó.
Với quyết tâm, sức mạnh và sự đoàn kết ngày càng lớn của những người biểu tình, áp lực ngày một gia tăng từ cộng đồng thế giới và cả những sai lầm cơ bản của Chính phủ thì dù có nhận được sự hẫu thuẫn mạnh mẽ đến đâu từ nhóm Hezbollah, chế độ Assad cũng đừng mong trụ được lâu.
4. Tranh giành quyền lực ở Pakistan
Năm 2012, Pakistan vẫn ở trong tình trạng bất ổn bởi trành giành quyền lực nội bộ.


Dự đoán này giống kiểu dự đoán thời tiết ngày mai cũng sẽ giống như thời tiết ngày hôm nay và 80% bạn sẽ đúng.
Trong thời gian gần đây, có một số lời đồn thổi rằng Chính quyền quân sự của Tổng thống Zardari sẽ dần mạnh lên nhưng khả năng này khá xa vời khi thực tế, trung tâm quyền lực thực sự của Pakistan vẫn nằm trong tay Cục tình báo nội (ISI) của nước này và các “chóp bu” của ISI sẽ chẳng đời nào chịu ngồi yên nhìn quyền lực của họ bị san sẻ bớt đi.
Do đó, một câu hỏi đặt ra là trong năm tới, liệu những người điều khiển rối sẽ tiếp tục đứng sau giật dây con rối của họ hay sẽ chính thức bước vào văn phòng Chính phủ? Bất cứ ai cá cược rằng cuối năm sau, Islamabad sẽ có nội các mới nhiều khả năng sẽ lãi to.
5. Sự sụp đổ của chế độ Ahmadinejad ở Iran
Chế độ Ahmadinejad của Iran cũng sẽ sụp đổ vào năm 2012?


Nếu những bất đồng và mâu thuẫn hiện nay giữa hai phe phái chính trị cầm quyền ở Iran là Tổng thống Ahmadinejad và phe giáo sĩ Hồi giáo tiếp tục leo thang thì có khả năng Cộng hòa Hồi giáo bị lật đổ sẽ không phải bởi sức mạnh đến từ các cường quốc phương Tây mà sẽ đến từ một cuộc nội chiến đẫm máu.
Iran là quốc gia có nền chính trị thần quyền, nơi các giáo sĩ trực tiếp nắm triều chính. Trong chính quyền luôn tồn tại hai phe phái, một bên muốn xây dựng một đất nước dân chủ và mang tính thế tục, không bị tôn giáo thao túng. Một bên chỉ kiên trì tư tưởng Hồi giáo và quân sự hóa chính quyền. Dù có Tổng thống và 8 Phó Tổng thống điều hành công việc nhưng quyền lực tối cao của Iran lại nằm trong tay lãnh tụ tối cao Khamenei.
Cơ chế này khiến quyền lực ở Iran mặc dù tập trung, nhưng luôn xảy ra xung khắc và rạn nứt giữa các thế lực cầm quyền.
6. Suy thoái toàn cầu
Năm 2012 sẽ đánh dấu sự trở lại của Mỹ và Nhật Bản?


Khủng hoảng nợ công đang lan rộng trên khắp châu Âu lẫn Mỹ, cường quốc số 1 thế giới. Chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc sẽ chẳng thể giúp họ giải quyết vấn đề mà chỉ khiến mọi thứ trở nên trầm trọng hơn dẫn đến hậu quả khủng hoảng ở châu Âu và Mỹ nhiều khả năng tác động mạnh mẽ và lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Thực tế, tiến trình này bắt đầu diễn ra.
Tuy nhiên, có một khuynh hướng ở đây: Mỹ sẽ là kẻ thắng cuộc. Phỏng đoán này dựa trên việc nghiên cứu và đánh giá lịch sử với những nét đặc trưng đặc biệt, khó hiểu của nước Mỹ. Nhật Bản cũng có khả năng đó. Họ có thể không làm tốt được như trong quá khứ nhưng nhiều người vẫn tin người Nhật sẽ vươn lên mạnh mẽ từ “đống tro tàn” hay trong những thời khắc khó khăn, gian khổ nhất.

Lê Dung (theo Foreign Policy)

No comments:

Post a Comment