Friday, December 16, 2011

* Obama tới Thái Bình Dương: 'Chúng tôi đến đây và ở lại'

Những sự kiện xảy ra trên khắp thế giới 12 tháng qua phần lớn đều là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sựthay đổi hoặc báo hiệu thay đổi trong hoạt động chính trường, quản trị đất nước, hay hoạch định chính sách đối ngoại…


Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nước Đông Á. Ảnh: Reuters
Ngay cả trước khi Obama chuẩn bịcho chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du - một cuộc gặp thượng đỉnh APEC, nhóm Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 21 thành viên - thì chính quyền Mỹ đã phác thảo ra lịch trình với bài báo của Ngoại trưởng Hillary Clinton trên tạp chí Chính sách đối ngoại. Tiêu đề của nó là: Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ. Trong đó, bà Clinton tuyên bố rằng, Mỹ đang "xoay quanh trục" từ Trung Đông. Tương lai, bà nói, sẽ mở ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ sẽ "tiếp tục tham dự và dẫn dắt".
Trong suốt chuyến đi kéo dài 9 ngày, ông Obama và đội ngũ của mình đã nỗ lực củng cố các liên minh cũ, nhìn vào khoảng trống giữa Trung Quốc và các nước thân cận, thiết lập nền tảng cho sự hồi sinh ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Đó là cách thể hiện khác xa những gì mọi người chứng kiến những ngày đầu chính quyền Obama ra mắt. Ông trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nước Đông Á. Và chỉ trong ít ngày, Washington đã "quay ngoắt 180 độ" với Trung Quốc bằng hàng loạt động thái mà công bằng có thể nói rằng, họ đã thay đổi tâm lý của cả một khu vực.
Trước quốc hội Australia ngày 17/11, ông Obama khẳng định, châu Á - Thái Bình Dương cực kỳ quan trọng với Mỹ."Tôi đã yêu cầu đội ngũ an ninh quốc gia đặt sự hiện diện và các sứ mệnh của chúng tôi ở châu Á - Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu. Mỹ là một siêu cường Thái Bình Dương, và chúng tôi tới đây để ở lại".

Người biểu tình phản đối kết quả bầu cử hạ viện tại Nga. Ảnh: Getty Images

Nước Nga - "gió nghịch mùa"?
Chỉ vài tháng trước đây, Thủtướng Nga Putin còn được coi là ứng viên chắc chắn giành thắng lợi ở thêm hai nhiệm kỳ tổng thống nữa. Nhưng cho tới ngày 4/12, với cuộc bầu cử hạ viện, mọi thứ đã có thể thay đổi. Sau cuộc bỏ phiếu, đảng Nước Nga thống nhất của Putin, cũng là đảng cầm quyền giành được 238 ghế trong tổng số 450 ghế hạ viện, ít hơn 77 ghế cách đây 4 năm. Theo giới phân tích, sự trở lại với ghếtổng thống của Putin giờ đây có thể khó khăn hơn nhiều, khi cử tri Nga, trước nạn tham nhũng, khoảng cách giàu - nghèo, đã mất đi ít nhiều lòng tin vào triển vọng dẫn dắt đất nước của người đàn ông đã nắm giữ quyền lực hơn một thập niên.
Ngay sau cuộc bầu cử một ngày, 7.000 người dân đã xuống đường biểu tình tại trung tâm của Moscow phản đối kết quả bỏ phiếu. Liên tục sau đó tại các thành phố lớn của Nga, biểu tình tiếp tục diễn ra với số lượng người tham dự ngày một lớn và đỉnh cao là hôm thứ bảy (gần một tuần sau bầu cử hạ viện), khoảng 40.000 người đã có mặt cho dù nhiệt độ lạnh cóng và tuyết rơi nhiều trên một hòn đảo ở sông Moskva, không cách xa điện Kremlin.
Tổng thống Dmitri Medvedev trên trang Facebook của mình viết rằng, ông đã lệnh cho điều tra về các vi phạm bầu cử. Phe đối lập tuyên bố, nếu yêu cầu bầu cử mới không được đáp ứng trong vòng hai tuần lễ, họ sẽ biểu tình quy mô cực lớn tại Moscow và nhiều thành phố khác nữa với hy vọng buộc chính phủ phải đàm phán.
Lần này, và cả trong tương lai, Putin không thể bỏ qua các thách thức đặt ra với ông hay đơn giản là bác bỏchúng.

Yingluck Shinawatra trong một lần gặp gỡ cử tri ở Bangkok. Ảnh: AP
Những gì còn lại...
Thái Lan có nữ thủ tướng đầu tiên: Ngay từ đầu năm 2009, các nhà ngoại giao Mỹ sau khi tới Thái Lan đã dựbáo sự nổi lên Yingluck và kết luận rằng ẩn số gây kinh ngạc này có một "tương lai đầy xán lạn", dù khi đó bà chưa hề chính thức tham gia chính trị. Cuối cùng, bà Yingluck - một doanh nhân thành đạt - đã trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan nhờ chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hôm 3/7. Trong chiến dịch tranh cử, bà nói rằng sẽ sử dụng lợi thế của một phụ nữ để thúcđẩy hòa giải dân tộc và muốn một cơ hội để chứng tỏ bản thân. Nhiều người hy vọng, bất ổn tại Thái Lan suốt 5 năm qua sẽ chấm dứt, đất nước của nụ cười sẽtrở lại đúng hình ảnh của mình với làn gió mới Yingluck.
Cái chết của trùm khủng bố: Ngày 2/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xuất hiện trên truyền hình và tuyên bố lãnh đạo của tổ chức khủng bố Al-Qaeda Bin Laden đã chết. Chiến công thuộc về đội đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ khi họ đột kích một khu trại ở Pakistan và tiêu diệt kẻ khủng bố bị truy nã số 1 thếgiới - kẻ chủ mưu vụ tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001. Với Obama, cuộcđột kích nơi ở của Bin Laden đã đánh dấu một điểm nổi bật trong thời kỳ nắm quyền của ông.
Thái An 

No comments:

Post a Comment