Thursday, December 22, 2011

* Những sáng kiến thay đổi cục diện thế giới

Trong nền ngoại giao quốc tế đương đại, đâu là những nhân tố tiềm ẩn thay đổi cuộc chơi? Theo Stephen M. Walt - giáo sư về quan hệ quốc tế của Đại học Harvard, Mỹ - "nhân tố thay đổi cuộc chơi" là sáng kiến táo bạo và liều lĩnh làm biến đổi về mặt cơ bản bối cảnh chiến lược; tạo ra các khả năng nới và buộc người khác phải xem xét lại các quan điểm riêng của họ.


Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc
Các ví dụ trước đó có thể kể ra là chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc, tuyên bố bất ngờ của Anwar Sadat rằng ông sẵn sàng tới Jerusalemđể tìm kiếm hòa bình, hoặc hiệp ước Molotov-Ribbentro giữa Đức Quốc Xã và Liên Xô đã giúp mở cửa cho thế giới tiến vào Thế chiến II.

Những sáng kiến này thường bao gồm các yếu tố được lên kế hoạch hậu trường từtrước, nhưng chúng lại rất bất ngờ đối với niều người và có tác động rất lớn khiđược công bố.
Stephen M. Walt đã liệt kê ra 5 sáng kiến như vậy mà các lãnh đạo thế giới có thể đưa ra. Những sáng kiến này rất liều lĩnh, nhưng không ai dám chắc là sẽthành công.
Mỹ chưa có phương án sử dụng quân sự với Iran

Tổng thống Mỹ Barack Obama chuẩn bị có bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an liên Hợp Quốc về việc trừng phạt Iran vì chương trình hạt nhân của nước này vào năm 2010.
Ít nhất là trong một thập kỷ, các lãnh đạo của Mỹ đã nói đi nói lại rằng tất cả mọi phương án "đều được tính đến" với Iran. Trong một khía cạnh, điều này thật quá rõ ràng: chừng nào mà bạn còn các khả năng cụ thể, bạn luôn có phương án sử dụng chúng dù cho bất kể trước đó bạn đã nói gì. Nhưng cứ nhai đi nhai lại một khả năng sử dụng phương án quân sự thì đó không phải là cách hay để xây dựng lòng tin - đặc biệt là khi đối phương lúc nào cũng hoài nghi.

Nhưng đó cũng là mộ cách tốt để thuyết phục đối phương rằng họ phải thế nào thì mới dẫn tới một cuộc tấn công nghiêm trọng, chẳng hạn như có vũkhí hạt nhân (mà điều đó thì Mỹ không hề muốn). Trong mọi trường hợp, việc duy trì "xem xét" phương án quân sự không có nghĩa là phải đẩy sự việc lên tới mứcđó.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như chính quyền Obama tuyên bố hoàn toàn "không tính đến" phương án quân sự? Nó chỉ đơn giản là nhắc mọi người nhớ rằng biện pháp đó không loại trừ hành động quân sự để bảo vệ các đồng minh của Mỹ hoặc trả đũa các cuộc tấn công trực diện vào Mỹ hoặc các lực lượng của Mỹ, nhưng Mỹ không hề dự tính tấn công vào Iran mà thay vào đó, chỉ dựa trên các biện pháp ngoại giao.
Hamas sửa lại Hiến chương

Những người Palestine tuần hành qua các biểu ngữ của Hamas ở Gaza vào tháng 3/2011.
Trong Hiến chương của nhóm Hamas (Palestine), các chuyên gia cho rằng có rất nhiều yếu tố không chỉ ra rõ các điểm mấu chốt của nhóm này, nhưng lại có rất nhiều nội dung không liên quan gì tới các vấn đề gây chia rẽ giữa Israel và Palestine.
Nhưng cứ thử hình dung điều gì sẽ xảy ra khi Hamas tuyên bố họ từ bỏ các điều khoản cứng rắn nhất trong hiến chương hiện nay của họ? Họ vẫn có thể có quanđiểm cứng rắn về các vấn đề khác. Nhưng dựa trên một dấu hiệu không lẫn vào đâuđược rằng: Hamas sẵn sàn từ bỏ các tuyên bố cực đoan nhất của mình, thì việc chỉnh sửa lại bản Hiến chương có thể mở ra một lối để cho tổ chức này tham gia vào quá trình đàm phán hòa bình (điều này thực sự cần thiết), và do đó, đây cũng là một nhân tố tiềm ẩn làm thay đổi cục diện.
Mỹ đề xuất cùng Giảm vũ khí hạt nhân toàn cầu

Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Washington DC, tháng 4/2010.
Kho đạn dược hạt nhân của Mỹ và Nga đã giảm đi đáng kể từ sau Chiến tranh Lạnh, nhưng vẫn còn lớn hơn rất nhiều so với số lượng mà họ cần. Nhưng trong mọi tình huống hiện nay, chiến tranh hạt nhân giữa các cường quốc không đáng ngại bằng việc bom hạt nhân có thể rơi vào tay các nhóm khủng bố, hoặc các nguyên liệu để họ có thể tự tạo bom.

Đề xuất này không nhất thiết là phải giải trừ vũ trang hoàn toàn. Nhưng ý tưởng cơ bản có thể là nhằm buộc các cường quốc hạt nhân khác có suy nghĩ nghiêm túc trong việc giảm bớt kho vũ khí hạt nhân của họ bằng cách nói rõ rằng Mỹ sẵn sàng cắt giảm thêm nữa kho đạn dược của minh.
Một đề xuất như vậy nghe có vẻ không tưởng, nhưng Mỹ chẳng có gì nhiều để mất khi làm vậy. Và ít nhất thì, Mỹ lại được coi là biết lo xa, và nhấn mạnh được tầm quan trọng của vấn đề an ninh hạt nhân, cùng lúc lại tiết kiệm được khối tiền.
Israel chấp thuận kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ả Rập

Thủ tướng Israel Netanyahu gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas trong suốt cuộc đàm phán hòa bình ba bên tháng 9/2010.
Trở lại năm 2002, Ả Rập Xê Út đã đưa ra một đề xuất hòa bình hứa hẹn việc ẢRập sẽ hoàn toàn công nhận Israel một khi đạt được giải pháp hai nhà nước. Đềxuất này được khởi động lại vào năm 2007 và được cả Liên đoàn Ả Rập tán thành.Đây chỉ là một đề xuất chung chung và không phải là một "thỏa thuận cuối cùng" hoàn chỉnh, nhưng nó chỉ ra hầu hết các vấn đề then chốt có thể được giải quyết và cho thấy rõ là các vấn đề này có thể được giải quyết thông qua đàm phán. Tuy nhiên, Israel vẫn đang khước từ sáng kiến này.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thường nói rằng ông không thật sựhứng thú với giải pháp hai nhà nước cùng tồn tại, và rằng tất cả mọi cuộc đàm phán của ông rất mơ hồ và nhằm mua thời gian để xây thêm nhiều khu vực định cư.Nhưng sẽ ra sao nếu như ông chấp thuận đề xuất của Liên đoàn Ả Rập và sẵn sàngđàm phán dựa trên các cơ sở của đề xuất này? Đây có thể là một nhân tố thay đổi cục diện, và không hề ảnh hưởng gì tới các lợi ích sống còn của Israel.

  • Lê Thu (theo FP)

No comments:

Post a Comment