Hãy cùng điểm lại những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Nhật – người vừa qua đời hôm thứ 7 vừa qua tại Thủ đô Bình Nhưỡng.
1945: Sau thế chiến thứ II, Triều Tiên hết bị Nhật Bản chiếm đóng (1910 – 1945), mà chịu sự chiếm đóng của Hồng quân Liên Xô ở phía Bắc và quân đội Mỹ ở phía Nam.
1946: Đảng Cộng sản của Bắc Triều Tiên (Đảng Lao động Bắc Triều Tiên – KWP) ra đời với sự hậu thuẫn của Liên Xô trong đó bao gồm cả Đại úy Hồng quân Liên xô Kim il Sung (Kim Nhật Thành).
1948: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời. Quân đội Xô Viết rút lui.
1950: Nam Triều Tiên tuyên bố độc lập. Bắt đầu giai đoạn chiến tranh và chia cắt giữa Nam và Bắc Triều Tiên.
1953: Chiến tranh Triều Tiên tạm chấm dứt bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, theo thống kê, cuộc chiến đó đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 2 triệu người.
1968: Tàu thu thập thông tin tình báo của Mỹ bị bắt giữ bởi các pháo hạm của Bắc Triều Tiên.
1969: Máy bay trinh sát của Mỹ bị bắn hạ.
1972: Sau các cuộc đàm phán bí mật giữa Nam – Bắc Triều Tiên, cả hai bên cùng tìm cách phát triển.
1980: Con trai của Kim Il-sung - Kim Jong-il được chọn là người kế vị. Ông Kim Jong-il bắt đầu theo đuổi sự nghiệp chính trị của cha.
1991: Cả Bắc và Nam Triều Tiên đều gia nhập Liên Hợp Quốc.
1992: Bắc Triều Tiên chấp nhận thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, hơn 2 năm sau đó họ lại từ chối việc thanh sát của IAEA tại các khu vực bị nghi ngờ là nơi sản xuất vũ khí hạt nhân.
1994: Kim Il-sung qua đời. Kim Jong-il kế vị cha với vai trò người đứng đầu Đảng Lao động Triều Tiên. Bắc Triều Tiên khi đó đã đồng ý đóng băng chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy khoản viện trợ dầu trị giá 5 tỷ USD và 2 lò phản ứng hạt nhân.
1995: Mỹ chính thức đồng ý giúp Bắc Triều Tiên xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân hiện đại để sản xuất điện.
Lụt và nạn đói1996: Tại Bắc Triều Tiên xảy ra lũ lụt trên diện rộng khiến nạn đói hoành hành.
Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ không còn tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn – thứ từng giúp chấm dứt chiến tranh Triều Tiên nữa, đồng thời họ điều quân tới khu phi quân sự nằm ở biên giới Liên Triều.
Một tàu ngầm CHDCND Triều Tiên mắc cạn trong lãnh hải Hàn Quốc.
1998: Quyền lực của Kim Jong-il ngày càng được mở rộng.
Liên Hợp Quốc viện trợ lương thực để cứu đói cho những người dân ở đây.
Bắc Triều Tiên đã phóng một vật thể lên không gian, mà theo nước này là vệ tinh viễn thông. Trong khi đó, theo Hoa Kỳ và các đồng minh thì đây là một vụ bắn tên lửa tầm xa.
Hàn Quốc đã bắt giữ tàu ngầm nhỏ của Bắc Triều Tiên khi chúng di chuyển trên vùng lãnh hải của họ. Tuy nhiên, toàn bộ các thuỷ thủ trên tàu đều đã chết vào thời điểm người ta tìm thấy nó.
Cái bắt tay lịch sử 2000: Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã tới Bình Nhưỡng để hội đàm thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il.
Bắc Triều Tiên khi đó dừng phát sóng các chương trình tuyên truyền nhằm chống lại Hàn Quốc. Các nhà báo cấp cao từ Hàn Quốc sang thăm Bắc Triều Tiên được mở cửa thông tin.
Hàn Quốc ban lệnh ân xá cho hơn 3.500 tù nhân. Hàng trăm người Bắc Triều Tiên đã được gặp lại những người thân yêu của họ ở Hàn Quốc trong một cuộc hội ngộ đầy xúc động được cả 2 bên chấp thuận sau cuộc hội đàm thượng đỉnh trên.
5/2001: Một phái đoàn thuộc Liên minh châu Âu (EU) đứng đầu là Thủ tướng Thuỵ Điển Goran Persson đã tới thăm đất nước này nhằm giúp họ đẩy nhanh quá trình hoà giải với Hàn Quốc.
6/2001: Bắc Triều Tiên phải vật lộn với đợt hạn hán lớn nhất trong lịch sử.
8/2001: Lần đầu tiên nhà lãnh đạo Kim Jong Il có chuyến thăm tới Moscow (Nga). Tuy nhiên, ông Kim Jong Il đã chọn đi bằng tàu lửa dù chặng đường dài khoảng 10.000 km tính từ Bình Nhưỡng tới Nga.
6/2002: Xảy ra giao tranh khốc liệt giữa hải quân CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải. Đây là cuộc giao tranh khốc liệt nhất trong vòng 3 năm trở về trước. Khoảng 30 thuỷ thủ của Bắc Triều Tiên và 4 thuỷ thủ Hàn Quốc đã thiệt mạng sau cuộc giao tranh đẫm máu trên.
9/2002: Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi tới thăm Bắc Triều Tiên. Đây là vị lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản từng tới thăm đất nước này. Trong cuộc gặp với ông Koizumi, ông Kim Jong-il đã xin lỗi vì những vụ bắt cóc công dân Nhật Bản vào những năm 1970 và 1980.
Vấn đề hạt nhân 10 – 12/2002: Các mối căng thẳng liên quan tới vấn đề hạt nhân xuất hiện. Trong tháng 10, Mỹ tuyên bố rằng Bắc Triều Tiên đã thừa nhận có một chương trình vũ khí bí mật. Mỹ đã quyết định ngừng các chuyến tàu chở dầu cho Bình Nhưỡng. Trong tháng 12, Bắc Triều Tiên bắt đầu kích hoạt lò phản ứng hạt nhân Yongbyon của họ. Các thanh sát viên quốc tế bắt đầu “dòm ngó” mọi động thái của họ.
1/2003: Bắc Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân – một hiệp ước quốc tế quan trọng nhằm ngăn chặn sự lan tràn của vũ khí nguyên tử.
4/2003: Đoàn đại biểu tới từ Bắc Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc bắt đầu cuộc hội đàm ở Bắc Kinh (Trung Quốc) về tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên họ có những cuộc thảo luận như vậy kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân.
7/ 2003: Bình Nhưỡng tuyên bố, họ có đủ plutonium để bắt đầu chế tạo bom nguyên tử.
Các cuộc đàm phán 6 bên 8/2003: Cuộc đàm phán 6 bên ở Bắc Kinh (Trung Quốc) về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên gặp thất bại trong việc rút ngắn khoảng cách giữa Washington và Bình Nhưỡng.
10/2003: Bình Nhưỡng tuyên bố họ đã tái chế được 8.000 thanh nhiên liệu hạt nhân và đủ lực để chế tạo tới 6 quả bom hạt nhân.
4/2004: Hơn 160 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương khi hai đoàn tàu chở dầu và khí đốt hoá lỏng đã đâm vào nhau, gây ra vụ nổ chấn động cả một vùng tại nhà ga Ryongchon ở CHDCND Triều Tiên.
6/2004: Vòng đàm phán thứ 3 của cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã kết thúc không như mong đợi. Bắc Triều Tiên tuyên bố rút khỏi cuộc hội đàm sáu bên theo kế hoạch được tổ chức vào tháng 9 năm đó.
12/2004: Xuất hiện thông tin gây sốc về số phận của các công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Theo báo cáo, họ bị bắt và được đào tạo trở thành điệp viên cho Bắc Triều Tiên trong những năm 1970, 1980. Tokyo cho hay, 8 nạn nhân bị Bình Nhưỡng tuyên bố là đã chết, hiện vẫn còn sống.
Còn tiếp...
No comments:
Post a Comment