Sunday, December 25, 2011

* Toàn cảnh chính trị giới năm 2011 (kỳ 1) 30a

Trong suốt năm 2011 vừa qua, từ khắp Trung Đông đến châu Âu lẫn Mỹ chứng kiến làn sóng biểu tình, nổi dậy chưa từng thấy, diễn ra cả trong hòa bình lẫn bạo lực, góp phần tái định hình nền chính trị toàn cầu.

Năm nay, cuộc bầu chọn Nhân vật của năm do tạp chí Time của Mỹ phát động kết thúc với chiến thắng thuộc về “Người biểu tình” bởi trong suốt cả năm 2011, từ Quảng trường Tahrir ở Ai Cập, phố Wall ở Mỹ cho tới điện Kremlin ở Nga, đâu đâu cũng tràn ngập sự nổi dậy của họ như là minh chứng cho sức mạnh con người và góp phần tái định hình nền chính trị thế giới.
Dưới đây là toàn cảnh các cuộc biểu tình trên toàn thế giới trong suốt năm qua:
Tunisia
Một người biểu tình Tunisia ném đá vào lực lượng an ninh trong một cuộc đụng độ diễn ra hồi 10/1/2011.


Các cuộc biểu tình ở Tunisia theo sau cái chết tức tưởi của Mohamed Bouazizi, một sinh viên tốt nghiệp ĐH nhưng thất nghiệp, phải mưu sinh băng nghề đi bán rau quả dạo để nuôi bản thân và gia đình.
Thế nhưng cuộc mưu sinh dựa vào sạp rau quả vốn bấp bênh và vô cùng khó khăn, Mohamed Bouazizi còn thường xuyên phải đối mặt với việc bị cảnh sát tịch thu quầy hàng do không có giấy phép bán hàng. Cuối cùng, sau một lần bị tịch thu hàng hóa và còn bị cảnh sát đánh đập tơi tả, quá cùng quẫn, Bouazizi chỉ còn nước tự thiêu để phản đối vào ngày 4/1.
Ngọn đuốc sống Bouazizi ngay sau đó thổi bùng lên làn sóng biểu tình phản đối thất nghiệp, giá lương thực tăng cao và chống chính quyền độc tài của Tổng thống Zine El-Abidine Ben Ali và thu hút mọi tầng lớp nhân dân Tunisia tham gia.
Điều đáng nói là các cuộc biểu tình ở Tunisia không chỉ giúp lật đổ chế độ độc tài của Tổng thống Ben Ali vào ngày 14/1 mà còn truyền lửa cho các cuộc biểu tình tương tự mà sau này được giới truyền thông gán cho cái tên là “Mùa xuân Arab” bùng lên mạng mẽ lan khắp Trung Đông, Bắc Phi và có lẽ, cả thế giới.
Ai Cập
Người biểu tình Ai Cập bắn pháo hoa ăn mừng tại Quảng trường Tahrir ở Thủ đô Cairo ngay sau khi Tổng thống độc tài Hosni Mubarak “theo gót” ông bạn là Tổng thống Tunisia Ben Ali ngày 11/2/2011.

Ngày 25/1/2011, ngọn lửa cách mạng từ Tunisia lan tới Ai Cập. Hàng chục nghìn người tập trung tại quảng trường Tahrir ở Thủ đô Cairo và ở một số tỉnh thành lớn đòi Tổng-thống Hosni Mubarak từ chức để thành lập một chế độ dân chủ tự do mới.
Cũng như Tunisia, các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Ai Cập đã chấm dứt 30 năm cai trị của Tổng thống Mubarak. Tuy nhiên, ngay sau đó, đất nước Bắc Phi lại rơi vào vòng cai trị của một chính quyền quân sự mới đứng đầu là Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (CSFA). Hội đồng này cam kết sẽ chuyển giao quyền lực cho Chính phủ mới sau khi các cuộc bầu cử dân chủ kết thúc vào cuối tháng 1/2012.
Libya
Người đàn ông Libya vẫy cờ cổ vũ những người đồng bào biểu tình chống lại chế độ độc tài của Đại tá Gaddafi.


Không “êm đềm” như Tunisia hay Ai Cập, các cuộc biểu tình yêu cầu Đại tá Gaddafi từ chức ở Libya đã chuyển thành cuộc nổi dậy vũ trang đẫm máu, kéo dài gây ra cái chết cho hàng nghìn dân thương Libya.
Đáng nói là, cuộc chiến ở Libya là cuộc chiến duy nhất tình trong cách mạng Mùa xuân Arab tính tới thời điểm này nhận được sự can thiệp quốc tế khi quân đội NATO, được Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc phó thác sứ mệnh bảo vệ dân thường Libya khỏi sự đàn áp thẳng tay, đẫm máu của chính quyền Đại tá Gaddafi. Đồng thời, gia tăng áp lực buộc nhà độc tài Libya phải “cuốn gói”.
Do đó, chiến thắng của phe nổi dậy Libya không thể không kể đến vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định của quân đội NATO với các chiến dịch không kích đầy uy lực nhằm mục tiêu vào chế độ độc tài Gaddafi.
Có thể nói cuộc chiến ở Libya là cuộc chiến thu hút được sự quan tâm, chú ý nhiều nhất từ cộng đồng thế giới và khiến giới truyền thông tốn không ít giấy mực.
Syria
Bước ảnh được cắt từ đoạn video lan truyền rộng rãi trên YouTube chỉ ra hàng trăm người biểu tình chống chế độ Tổng thống Assad tụ tập tại Duma, vùng ngoại ô Damacus, sau buổi cầu nguyện trưa thứ 6 ngày 12/8.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, cho đến thời điểm này có hơn 5.000 người Syria thiệt mạng bởi cuộc biểu tình đòi Tổng thống Assad từ chức.
Cho đến nay, những nỗ lực không mệt mỏi của người dân Syria vẫn chưa giúp họ đạt được mục đích là lật đổ chế độ độc tài và thiết lập một Syria mới dân chủ hơn.
Trong khi đó, bất chấp áp lực trong nước và quốc tế, Tổng thống Assad vẫn kiên quyết không chịu từ bỏ quyền lực và dùng mọi biện pháp kiểm soát chặt truyền thông trong nước cũng như quốc tế nhằm bưng bít tình hình bên trong Syria.
Yemen
Cô bé gái Yemen cùng mẹ tham gia biểu tình giữa lòng Thủ đô Sanaa hôm 26/8 sau khi lực lượng an ninh giết hại vài phụ nữ trong một cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.

Bắt đầu từ đầu tháng hai, phong trào biểu tình chống Chính phủ ở Yemen đã phát triển thành cuộc chiến đẫm máu giữa các phe phái quân sự đối lập.
Tuy nhiên, không chịu nổi áp lực trong nước và quốc tế cũng như lo sợ một kết cục giống với người đồng nhiệm Gaddafi ở Libya, ngày 24/11, Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh đặt bút ký thỏa thuận cam kết bước khỏi bục quyền lực vào tháng 2/2012 để đổi lấy quyền miễn truy tố cho bản thân ông và gia đình.
Bahrain
Người biểu tình chống Chính phủ hò reo nhấc bổng một tù nhân chính trị vừa được chính quyền thả tự do ngày 22/2 ở Manama.

Trong thời gian gần đây, Chính phủ Bahrain chỉ ra mộ

Lê Dung (theo Foreign Policy)

No comments:

Post a Comment