100 năm trước, vào ngày 14/12/1911, đoàn thám hiểm người Na Uy dẫn đầu bởi Roald Amundsen đã vượt qua sương mù, lạnh buốt cùng với gió rét và cắm được lá cờ Na Uy lên vùng đất Nam Cực. Trong khi đó, một nhóm thám hiểm khác của nước Anh do Robert Falcon Scott dẫn đầu đã vĩnh viễn nằm lại với băng tuyết nơi này. Câu chuyện 100 năm trướcAmundsen và Scott, cả hai đều có tham vọng giành chiến thắng trong cuộc đua này. Tuy nhiên, mỗi người lại có cách tiếp cận, thăm dò khác nhau và đây chính là điều quyết định đến sự thành công hay thất bại của họ.Nghiêm túc và có phương pháp, Amundsen đã cẩn thận nghiên cứu các tài liệu và ghi chép trước đó đồng thời kết hợp những kinh nghiệm bản thân để vạch ra kế hoạch chu đáo cho chuyến đi đến lục địa lạnh nhất hành tinh. Việc sử dụng xe chó kéo là một trong những yếu tố mang lại thành công sau này cho đoàn thám hiểm Amundsen. Trong cuốn “The South Pole”, Amundsen cho biết ông cần phải chinh phục Nam Cực để có tiền tài trợ cho chuyến đi Bắc Cực mà mình đã dự định. Về phía đoàn thám hiểm của Scott, họ lại sử dụng xe trượt kéo bằng ngựa và xe trượt tuyết có gắn động cơ. Trên hành trình, họ cũng đã thực hiện một số cuộc thám hiểm địa chất vùng cực. Ngày 24/10/1911, nhóm Scott bắt đầu hướng tới gần Nam Cực. Tuy nhiên, họ không thể ngờ rằng kế hoạch của mình lại thất bại, việc dùng ngựa thay chó thực chất là một sai lầm nghiêm trọng, ngựa chết và động cơ bị hỏng vì thời tiết khắc nghiệt. Khi nhóm Amundsen đã hoàn thành chuyến đi 2000 dặm và nghỉ ngơi tại vịnh Cá Voi thì những nhà thám hiểm người Anh mới đặt chân tới Nam Cực vào ngày 17/1/1912, chậm hơn đội bạn 5 tuần. Họ đã chính thức thua cuộc. Trong cuốn nhật ký của mình, Scott viết khi nhìn thấy lá cờ Na Uy đã cắm ở đó: “Chúa ơi! Đây là một nơi khủng khiếp, chúng tôi phải trải qua rất nhiều điều tồi tệ vậy mà không có chút kết quả nào”. Bức ảnh chụp đoàn thám hiểm của Amundsen bên lá cờ Na Uy sau chuyến đi thành công của họ tới Nam Cực 100 năm trước. Và những khám phá khoa học sau nàyNhân kỉ niệm 100 năm chinh phục Nam Cực, nhà sử học Edward J. Larson đến từ trường Đại học Pepperdine đã xuất bản cuốn sách “Một đế quốc của băng đá: Scott, Shackleton và thời đại anh hùng của khoa học về Nam Cực”. Theo đó, Larson cho biết đối với khoa học, điều quan trọng không phải là ai đã đến được Nam Cực trước mà là ai đã thực hiện nghiên cứu tại chỗ tốt nhất dọc đường đi. Và theo thước đo này, Scott là người chiến thắng.Nhờ vào thám hiểm của Scott và đối thủ của ông, Ernest Shackleton, việc đo chuyển động của các sông băng cũng như lập bản đồ bờ biển và khu vực nội địa đã được tiến hành. Từ các trầm tích dưới đáy biển và quá trình trồi lên mặt đất, họ nhận định rằng Nam Cực là lục địa thực sự, có một vùng đất rộng lớn nằm bên dưới lớp băng dày (trái ngược với Bắc cực, nơi mà một vùng biển rộng được che phủ bởi lớp băng mỏng hơn). Tiến bộ trong lĩnh vực hàng không, tàu phá băng và nhiều công nghệ khác sau chiến tranh thế giới thứ II đã mở ra con đường rộng lớn hơn, bền vững hơn cho những nghiên cứu khoa học về Nam Cực. Giờ đây, dọc vùng đất Nam Cực là rất nhiều phòng thí nghiệm quốc tế quy mô lớn phục vụ cho nhiều khám phá đa dạng về vật lý thiên văn và khí hậu học, địa vật lý và hải dương học. Sắp tới, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia sẽ công bố một nghiên cứu mang tên “Cơ hội Khoa học trong tương lai ở Nam Cực và Nam Dương”. Khuyến nghị chính của báo cáo tập trung vào vai trò của châu lục này trong sự thay đổi khí hậu toàn cầu. “Chúng tôi rất ý thức về tầm quan trọng của vùng cực trong vài năm gần đây đối với những dấu hiệu thay đổi trên quy mô toàn cầu”, ông Raymond S. Bradley, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hệ thống khí hậu tại Đại học Massachusetts, Amherst nói. “Những vùng này đặc biệt nhạy cảm với sự gia tăng của nhiệt độ, từ đó dẫn tới hiện tượng tan chảy băng trên biển và sông băng. Băng rút xuống làm cho trái đất phản chiếu lượng ánh sáng mặt trời ít đi, tỉ lệ thuận với quá trình nóng lên và gia tăng những thay đổi tiêu cực trong đại dương và khí quyển”, Bradley cho biết thêm. Giáo sư Robin E. Bell tại Đại học Columbia cũng khẳng định: “Nam Cực giữ vị trí vô cùng quan trọng cung cấp cái nhìn sâu sắc về hệ thống khí hậu toàn cầu và tạo ra các mô hình giúp dự đoán thay đổi trong tương lai”. Bên cạnh đó, với sự ra đời của hình ảnh vệ tinh vào những năm 1970, NASA và Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia đã thu thập được nhiều dữ liệu kêu gọi sự quan tâm của thế giới đến lục địa này. “Sông băng đã bắt đầu chảy nhanh hơn, mang theo nhiều băng đổ vào đại dương hơn và sẽ có thể làm gia tăng mực nước biển trong thế kỷ tới”, Scott Borg, Giám đốc bộ phận khoa học Nam Cực NSF cảnh báo. Trước đó, vào “Năm địa cực Quốc tế”, 2007-2009, một nhóm gồm các nhà khoa học đến từ bảy quốc gia đã tiến hành điều tra những bí ẩn của dãy núi Gamburtsev ẩn dưới lớp băng khổng lồ phía đông Nam Cực. Trong một báo cáo vào tháng trước, nhóm khoa học kết luận đó là những gì còn sót lại sau một vụ va chạm của các châu lục cách đây một tỷ năm. Ở lĩnh vực sinh vật học, các chuyên gia ghi nhận cơ thể hải cẩu, cá voi và chim cánh cụt vùng Nam Cực đã phát triển một số chức năng sinh lý nhằm thích nghi với môi trường cực đoan, và điều này có thể là chìa khóa giúp ngăn chặn nhiều loại bệnh tật như đau tim, đột quỵ. Gần đây nhất, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, Trung Quốc đang phát triển một đài quan sát quy mô tại khu vực cách 700 dặm về phía đông Nam Cực. Họ hy vọng đây sẽ là phương tiện nghiên cứu thiên văn hữu hiệu ở nơi lạnh nhất trái đất này. |
Sunday, December 18, 2011
* Thám hiểm Nam Cực – Câu chuyện 100 năm trước
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment