Công tác cứu hỏa đối với các tòa nhà cao tầng trong thành phố đông đúc luôn cần các thiết bị đặc chủng, khác với những đám cháy thông thường.
Hàng năm, có nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra trên các tòa nhà cao tầng ở khắp nơi trên thế giới với số thiệt hại về người và tài sản lên tới hàng tỷ USD.
Theo thống kê từ năm 1985 tới 2002, có khoảng 20.170 vụ hỏa hoạn xảy ra đối với các tòa nhà cao tầng trên thế giới. Con số này nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng vì nhà chọc trời vẫn là xu hướng xây dựng hiện nay và trong tương lai.
Thách thức mới của các đơn vị cứu hỏa Việt Nam
Hiện nay, số lượng các tòa nhà cao tầng tại Việt Nam đang gia tăng rất nhanh và ngành cứu hỏa cũng phải đối mặt với bài toàn giải cứu cho người bị nạn và chữa cháy nếu xảy ra hỏa hoạn tại đây.
Đây từng là bài toán khó đối với lực lượng cứu hỏa, cứu nạn ở nhiều nước trên thế giới.
Theo thống kê từ năm 1985 tới 2002, có khoảng 20.170 vụ hỏa hoạn xảy ra đối với các tòa nhà cao tầng trên thế giới. Con số này nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng vì nhà chọc trời vẫn là xu hướng xây dựng hiện nay và trong tương lai.
Thách thức mới của các đơn vị cứu hỏa Việt Nam
Hiện nay, số lượng các tòa nhà cao tầng tại Việt Nam đang gia tăng rất nhanh và ngành cứu hỏa cũng phải đối mặt với bài toàn giải cứu cho người bị nạn và chữa cháy nếu xảy ra hỏa hoạn tại đây.
Đây từng là bài toán khó đối với lực lượng cứu hỏa, cứu nạn ở nhiều nước trên thế giới.
Đám cháy khiến toàn bộ khu vực đường Yên Phụ ùn tắc, nhiều người hiếu kỳ đã đứng quanh hồ Trúc Bạch để theo dõi vụ cháy. Ảnh: Vũ Lộc |
Theo các chuyên gia, khi cứu hỏa cho các tòa nhà cao từ 20 tầng trở lên thì các phương pháp truyền thống gặp nhiều hạn chế. Thêm vào đó, khói dày đặc bốc lên theo chiều dọc tòa nhà và phải làm việc cheo leo trên các thang cứu hộ tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với lính cứu hỏa.
Theo tính toán, ở khoảng cách cao hơn 8 tầng thì các phương tiện cứu hỏa như vòi phun, xe phun nước đặt dưới mặt đất gần như mất tác dụng. Bởi áp lực cột nước dù đủ mạnh để đưa nước lên chiều cao cần thiết nhưng góc phun quá dốc khiến cho hiệu quả chữa cháy giảm thấp.
Nếu sử dụng các thang nâng thì hiệu quả cũng giảm thấp theo cách tính toán trên. Và chiều cao của các thang nâng cũng bị giới hạn ở dưới 100m vì ở độ cao lớn, gió mạnh sẽ khiến thang nâng rung lắc và không thể hoạt động hiệu quả.
Theo tính toán, ở khoảng cách cao hơn 8 tầng thì các phương tiện cứu hỏa như vòi phun, xe phun nước đặt dưới mặt đất gần như mất tác dụng. Bởi áp lực cột nước dù đủ mạnh để đưa nước lên chiều cao cần thiết nhưng góc phun quá dốc khiến cho hiệu quả chữa cháy giảm thấp.
Nếu sử dụng các thang nâng thì hiệu quả cũng giảm thấp theo cách tính toán trên. Và chiều cao của các thang nâng cũng bị giới hạn ở dưới 100m vì ở độ cao lớn, gió mạnh sẽ khiến thang nâng rung lắc và không thể hoạt động hiệu quả.
Tính toán về giới hạn của những thiết bị chữa cháy thông thường đối với các vụ hỏa hoạn trên nhà cao tầng. |
Do vậy, ngoài việc nâng cao kỹ năng cho lính cứu hỏa và đảm bảo những thiết bị chống cháy, cứu hộ cần thiết trong các tòa nhà cao tầng thì việc trang bị những phương tiện hiện đại như máy bay cứu hỏa là rất cần thiết.
Phân loại máy bay sử dụng cho cứu hỏaĐể giải quyết khó khăn trên, các nước phát triển đã sớm sử dụng các phương tiện bay cho nhiệm vụ cứu hỏa.
Máy bay là phương tiện được nghĩ tới đầu tiên, gồm cả máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng. Trong đó, trực thăng cứu hỏa đã được sử dụng từ rất lâu tại các quốc gia phát triển. Phòng cứu hỏa California của Mỹ đã sử dụng máy bay cứu hỏa từ những 1950 khi phương tiện này vừa mới đạt được thiết kế hiện đại cơ bản . Hiện tại, đơn vị này sở hữu hơn 50 máy bay và trực thăng cứu hỏa.
Phân loại máy bay sử dụng cho cứu hỏaĐể giải quyết khó khăn trên, các nước phát triển đã sớm sử dụng các phương tiện bay cho nhiệm vụ cứu hỏa.
Máy bay là phương tiện được nghĩ tới đầu tiên, gồm cả máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng. Trong đó, trực thăng cứu hỏa đã được sử dụng từ rất lâu tại các quốc gia phát triển. Phòng cứu hỏa California của Mỹ đã sử dụng máy bay cứu hỏa từ những 1950 khi phương tiện này vừa mới đạt được thiết kế hiện đại cơ bản . Hiện tại, đơn vị này sở hữu hơn 50 máy bay và trực thăng cứu hỏa.
Máy bay cứu hỏa Canadair CL415 thuộc dạng máy bay bồn chở nước. |
Hiện, máy bay sử dụng cho công tác cứu hỏa được phân ra làm 3 loại chính là: máy bay bồn chở nước, trực thăng cứu hỏa và máy bay giám sát chiến lược.
Máy bay giám sát chiến lược có thể là máy bay cánh cố định hoặc trực thăng với nhiệm vụ quan sát, thu thập thông tin và chỉ huy hoạt động cứu hỏa.
Máy bay giám sát chiến lược thường bay ở độ cao lớn để quan sát toàn bộ khu vực bị cháy cũng như tìm kiếm các nguồn nước để sử dụng trong công tác chữa cháy. Đây là một bộ phận rất quan trọng khi thực hiện chữa cháy rừng ở qui mô lớn.
Máy bay bồn chở nước là máy bay cánh cố định được trang bị những khoang nước rất lớn và thường được sử dụng để dập tắt các đám cháy rừng. Để nâng cao hiệu quả cho công tác chữa cháy, các bồn nước có thể chứa những hợp chất dập cháy dạng bọt.
Máy bay bồn chở nước lớn nhất hiện nay là Tanker 910, được cải tiến từ máy bay Mc Donnel Douglas DC-10 và có khả năng mang tới 45.000 lít nước hoặc bọt cứu hỏa.
Máy bay giám sát chiến lược có thể là máy bay cánh cố định hoặc trực thăng với nhiệm vụ quan sát, thu thập thông tin và chỉ huy hoạt động cứu hỏa.
Máy bay giám sát chiến lược thường bay ở độ cao lớn để quan sát toàn bộ khu vực bị cháy cũng như tìm kiếm các nguồn nước để sử dụng trong công tác chữa cháy. Đây là một bộ phận rất quan trọng khi thực hiện chữa cháy rừng ở qui mô lớn.
Máy bay bồn chở nước là máy bay cánh cố định được trang bị những khoang nước rất lớn và thường được sử dụng để dập tắt các đám cháy rừng. Để nâng cao hiệu quả cho công tác chữa cháy, các bồn nước có thể chứa những hợp chất dập cháy dạng bọt.
Máy bay bồn chở nước lớn nhất hiện nay là Tanker 910, được cải tiến từ máy bay Mc Donnel Douglas DC-10 và có khả năng mang tới 45.000 lít nước hoặc bọt cứu hỏa.
Một chiếc máy bay vận tải quân sự Hercules C-130 của Mỹ được cải tiến thành máy bay cứu hỏa. Chiếc máy bay này đang thả hợp chất chữa cháy để cô lập đám cháy rừng. |
Máy bay trực thăng cứu hỏa được phân ra làm 2 loại: trực thăng có bồn chứa nước và trực thăng mang túi chứa nước. Hai loại này đều có khả năng lấy thêm nước thông qua vòi hút tại những hồ, sông hoặc nguồn nước gần nơi xảy ra hỏa hoạn.
Trực thăng cứu hỏa có túi chứa nước. |
Trực thăng cứu hỏa có bồn chứa nước đang tiếp thêm nước thông qua vòi hút. Những chiếc trực thăng có khả năng tiếp nước trực tiếp từ các nguồn lân cận đám cháy sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa cháy lên nhiều lần. |
Tương tự như máy bay bồn chở nước, trực thăng cứu hỏa cũng có thể mang các hỗn hợp bọt chữa cháy thay vì nước.
Một trực thăng cứu hỏa có thể chở 9-10 người. Do vậy, phương tiện này rất hữu dụng trong công tác đưa lính cứu hỏa tới đám cháy và sơ tán người bị nạn.
Do đó, phương tiện này không là phương tiện phục vụ chuyên môn mà còn là một phương tiện tâm lý. Sự xuất hiện đúng lúc, hiệu quả của các nhân viên cứu hộ sẽ trấn an các nạn nhân mắc kẹt trong các tòa nhà cao tầng bị cháy.
Một trực thăng cứu hỏa có thể chở 9-10 người. Do vậy, phương tiện này rất hữu dụng trong công tác đưa lính cứu hỏa tới đám cháy và sơ tán người bị nạn.
Do đó, phương tiện này không là phương tiện phục vụ chuyên môn mà còn là một phương tiện tâm lý. Sự xuất hiện đúng lúc, hiệu quả của các nhân viên cứu hộ sẽ trấn an các nạn nhân mắc kẹt trong các tòa nhà cao tầng bị cháy.
Trực thăng cứu hỏa là phương tiện chữa cháy linh hoạt, thuận tiện và hiệu quả, đặc biệt là đối với các tòa nhà cao tầng ở trong thành phố lớn. |
Do có tầm nhìn rộng và di chuyển linh hoạt,trực thăng cứu hỏa cũng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho việc cứu hỏa như: xác định vị trí của người bị nạn đang mắc kẹt, xác định các vị trí yếu trong kết cấu nhà cao tầng có thể dẫn tới đổ, sập.
Ngoài ra, máy bay cứu hỏa cũng được trang bị những công nghệ tiên tiến để đưa nước đúng vào đám cháy. Cửa xả thường được trang bị các bộ cảm biến và vi xử lý. Những cảm biến này sẽ giám sát điều kiện gió và thời tiết biên ngoài để đảm bảo nước hoặc bọt chữa cháy không bị gió thổi lệch hướng.
Tuy nhiên, một đặc điểm của đám cháy ở các công trình cao tầng là dễ tạo ra một vùng không khí nhiễu động mạnh, do nhiệt độ của đám cháy gây nên, ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động của các phương tiện bay, nhất là trực thăng cứu hỏa. Do đó, các nhà chế tạo trực thăng đang dần tìm các biện pháp khắc phục, tăng tính hiệu quả của hoạt động chữa cháy của loại phương tiện này.
Ngoài ra, máy bay cứu hỏa cũng được trang bị những công nghệ tiên tiến để đưa nước đúng vào đám cháy. Cửa xả thường được trang bị các bộ cảm biến và vi xử lý. Những cảm biến này sẽ giám sát điều kiện gió và thời tiết biên ngoài để đảm bảo nước hoặc bọt chữa cháy không bị gió thổi lệch hướng.
Tuy nhiên, một đặc điểm của đám cháy ở các công trình cao tầng là dễ tạo ra một vùng không khí nhiễu động mạnh, do nhiệt độ của đám cháy gây nên, ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động của các phương tiện bay, nhất là trực thăng cứu hỏa. Do đó, các nhà chế tạo trực thăng đang dần tìm các biện pháp khắc phục, tăng tính hiệu quả của hoạt động chữa cháy của loại phương tiện này.
Trực thăng Ka-32A11VS được lắp vòi cứu hỏa (water canon). |
Trực thăng Ka-32A11VS chữa cháy. |
Do có thể phun nước từ một khoảng cách xa, loại trực thăng này có thể bay trong một vùng không khí ổn định hơn và chủ động dập nguồn lửa nếu đám cháy xuất phát từ những độ cao ngoài tầm với của các phương tiện cứu hỏa trên bộ.
No comments:
Post a Comment