Monday, October 3, 2011

* Đời sống - Y học - Cuộc sống


Uống rượu điều độ giảm nguy cơ mắc hen suyễn

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch được trình bày tại Hội thảo thường niên của Hiệp hội Hô hấp châu Âu ở Amsterdam, uống rượu bia với một lượng vừa phải có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.


Nhóm nghiên cứu trên đã tìm hiểu 19.349 cặp sinh đôi ở độ tuổi từ 12-41. Tất cả các đối tượng này đã hoàn thành một bảng câu hỏi vào thời điểm bắt đầu và kết thúc công trình nghiên cứu này để so sánh lượng hấp thụ cồn và nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn trong hơn tám năm.
Kết quả cho thấy nguy cơ mắc bệnh hen suyễn thấp nhất nằm ở nhóm sử dụng rượu bia ở mức vừa phải.
Theo nhóm nghiên cứu trên, những người hiếm khi hay không bao giờ uống rượu bia thì có nguy cơ cao nhất mắc bệnh hen suyễn, cao hơn 1,4 lần.
Những người uống nhiều cũng có nguy cơ gia tăng phát triển bệnh hen suyễn, cao hơn 1,2 lần.
Nhà nghiên cứu Sofie Lieberoth thuộc bệnh viện Bispebjerg, Đan Mạch cho hay: “Việc uống rượu bia quá mức có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe, các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc sử dụng đồ uống có cồn với lượng vừa phải từ 1-6 đơn vị có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn”.

Uống rượu vừa phải sẽ giảm nguy cơ tiểu đường

Theo một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên "Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ," những người trưởng thành mà uống từ một đến hai chén rượu mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người kiêng rượu hoàn toàn.

Tiến sỹ Michel M. Joosten thuộc Đại học Wageningen ở Hà Lan và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu đối với hơn 35.000 người trưởng thành ở độ tuổi từ 20-70 trong vòng một thập kỷ. Khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu, những người này không bị các bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc ung thư.

Những người tham gia thí nghiệm được cân đo các chỉ số về chiều cao, cân bằng, vòng hông và hoàn thành các câu hỏi về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Sau khoảng nghiên cứu kéo dài 10 năm có tổng cộng 793 người bị tiểu đường type 2.

Kết quả cho thấy những người uống rượu vừa phải, 1 chén đối với phụ nữ và 1-2 chén đối với đàn ông mỗi ngày, có thể giảm 45% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với những người không bao giờ uống rượu.

Kết quả này vẫn đúng khi xét tới các tác động của các nhân tố liên quan đến lối sống.

Ví dụ, đối với những phụ nữ và đàn ông có cân nặng trung bình thì những người uống rượu vừa phải có thể giảm 65% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người không bao giờ uống rượu.

Tương tự, đối với những người tập thể dục thường xuyên, thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người uống rượu vừa phải cũng thấp hơn 35%.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không chứng minh được rằng riêng việc uống rượu có thể giảm nguy cơ tiểu đường. 
Bệnh tiểu đường type 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường. Do đó ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường.

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường type 2 đều có số cân nặng hơn mức trung bình, nói đúng hơn là hơi mập.

Việc này không tốt vì sự béo mập này có thể cản trở tính xúc tác của insulin và làm cho các tế bào không thể hấp thụ đường được. Vì lý do này nên lượng đường trong máu càng ngày càng cao hơn.

Nếu bạn là người béo mập và bị bệnh tiểu đường thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải ăn ít đi và tập thể dục để giảm cân./.

Tỏi tây và khoai tây liên quan đến bùng phát E.coli

Dịch bệnh tại Anh được kết luận do chủng vi khuẩn E.coli có tên O157 PT8 gây ra, đây là chủng vi khuẩn khác với chủng vi khuẩn đã gây bùng phát dịch tại Đức hồi đầu năm qua.
Tính từ tháng 12/2010 tới tháng 7/2011, tại Anh, xứ Wale và Scotland đã có 250 trường hợp nhiễm bệnh. Hầu hết các trường hợp bị nhiễm khuẩn nhẹ, nhưng 74 người đã phải nhập viện và một bệnh nhân vốn đã có vấn đề về sức khoẻ đã tử vong.

Tỏi tây và khoai tây liên quan đến bùng phát E.coli

Cơ quan tiêu chuẩn về thực phẩm cho biết người ta lầm tưởng rằng vết bẩn trên rau củ sẽ không nguy hại gì. HPA cũng đã nhấn mạnh rằng ăn rau củ là an toàn nhưng khuyến cáo mọi người hãy đảm bảo chúng đã được rửa sạch trước khi ăn.
Giáo sư Bob Adak, Người đứng đầu đội kiểm soát dịch bệnh của HPA đã phát biểu: Rau củ có thể mang theo đất bị ô nhiễm. Có khả năng người sử dụng rau củ đã bị ngộ độc do quá trình cất giữ rau củ, không rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn hoặc các dụng cụ chứa, nấu bếp chưa được làm sạch sau khi chuẩn bị rau củ.
Giáo sư Andrew Wadge, Giám đốc khoa học của Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh (The UK Food Standardd Agency – FSA) cho biết người ta thường lầm tưởng rằng bẩn một chút sẽ không gây hại gì cho sức khoẻ.
Đất đôi khi có chứa những vi khuẩn gây hại, mặc dù các nhà sản xuất đã có các quy trình làm sạch rau củ nhưng rủi ro sẽ không bao giờ được loại bỏ hoàn toàn.
Sự bùng phát dịch này là sự nhắc nhở đúng lúc rằng cần phải rửa sạch tất cả các loại rau, hoa quả, kể cả salad trước khi ăn.

No comments:

Post a Comment