Liệu Trung Quốc có đuổi kịp Mỹ hay không? Không. Liệu họ muốn đạt được mọi thứ có thể? Có. Đơn giản là họ đang theo đuổi cái mà họ tin là có lợi cho mình và với cái mà một quan chức Mỹ gọi là "chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn".
Định nghĩa kinh điển về một cuộc chiến tranh thương mại là hành vi hai quốc gia lập các hàng rào thương mại chống lại nhau theo một cái vòng luẩn quẩn của chủ nghĩa bảo hộ và trả đũa. Kết quả cuối cùng là điều mà các nhà kinh tế học gọi là sự "cân bằng tuyệt đối" - trạng thái tự cung tự cấp mà các nước rơi vào khi bùng phát một cuộc chiến tranh thương mại.
Các cuộc chiến tranh thương mại thường xảy ra liên quan đến các loại sản phẩm cụ thể như hàng tiêu dùng - sản phẩm đầu cuối như dệt may chẳng hạn. Nhưng trong thế kỷ 21, xuất hiện hoạt động trao đổi sở hữu trí tuệ, các mô hình kinh doanh và các sản phẩm không sờ thấy được. Vì vậy, cần đặt câu hỏi liệu hoạt động này có gây ra một kiểu chiến tranh mới là chiến tranh thương mại cách tân, đặc biệt bên trong cái mà ta gọi là G2 (giữa Trung Quốc và Mỹ), hay không.
Một số người cho rằng Trung Quốc, với nguồn lực và quy mô của mình, hiện đang tìm vị trí cao trong tất cả các chương trình cách tân. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của nước này đã ủng hộ quan điểm này. 10 trụ cột của nó gồm: một là danh mục các dự án công nghệ đặc biệt nhằm tạo đột phá về năng lượng sạch và khai thác dưới lòng biển. Hai là mở rộng các ngành công nghiệp mới nổi như nguồn năng lượng mới, thế hệ IT mới, công nghệ sinh học, vật liệu mới và phương tiện năng lượng mới.
Ba là nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống thông qua các công nghệ mới cách tân. Bốn là cách tân để cải thiện chất lượng sống bằng cách tập trung vào sản xuất lương thực, tính hiệu quả trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Năm là tăng cường các nghiên cứu khoa học cơ bản. Sáu là cổ vũ tài năng trẻ. Bảy là nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu tư cho công nghệ và cách tân. Tám là cải cách hệ thống quản lý công nghệ. Chín là thúc đẩy phát triển thương mại công nghệ. Và mười là mở rộng hợp tác quốc tế về công nghệ và cách tân.
Chao ôi, dường như không có gì bị bỏ quên! Thực vậy, câu hỏi mà một thành viên trong đoàn của tôi hỏi đi hỏi lại người Trung Quốc là: "Nếu bạn phát triển mọi thứ trong lịch trình cách tân nói trên, thì bạn còn muốn nhập khẩu cái gì từ các nước khác để tạo ra hoạt động trao đổi thương mại hai chiều dựa trên cách tân?". Và câu trả lời lúc nào cũng là: "Chúng tôi là nước đang phát triển cố gắng hòa nhập với thế giới và không làm tổn thương ai cả".
Một thế giới được định hình bởi cách tân sẽ đền đáp cho những ai biết sử dụng thông minh các nguồn lực toàn cầu. Trung Quốc có những nguồn lực quan trọng đó, ví dụ như họ không thiếu nhân tài, các lợi thế của họ được tăng cường nhờ sự khác biệt cơ bản giữa cách tân và các quá trình công nghiệp. Chỉ cần một số nhà khoa học quan trọng, một vài tỷ phú đôla, thêm một chút trợ cấp của chính phủ, thế là Trung Quốc đã bước vào cuộc chạy đua cách tân với đối thủ Singapore giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sinh học và các khoa học liên quan, cũng như các dự án lớn về truyền thông kỹ thuật số - BioPolis và Fusionopolis.
Tác giả khoa học viễn tưởng William Gibson từ cách đây gần hai thập kỷ đã đoán trước về một thế giới trong đó các cuộc chiến tranh sẽ không phải nhằm tranh giành lãnh thổ hay các nguồn tài nguyên, mà liên quan đến nhân tài - yếu tố quan trọng để phát triển một công nghệ mới. Đòn bẩy từ các tài sản cách tân, một khi được thiết lập, sẽ không phụ thuộc vào quy mô, nguồn tài nguyên, dân số hay các ngành công nghiệp truyền thống của mỗi quốc gia.
Trung Quốc đã thay đổi các chính sách cách tân của mình trong 5 năm qua và cả sau này theo hướng tạo thuận lợi cho nền tảng của các tài sản cách tân. Các chính sách này bao gồm chính sách "cách tân bản địa" nhằm thúc đẩy cách tân từ bên trong, ở từng địa phương, thông qua hỗ trợ tài chính, ngăn chặn công nghệ nước ngoài và thâu tóm thị trường cho các công ty trong nước.
Một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm là chính sách của Trung Quốc lập danh mục các công nghệ phù hợp với nhu cầu trong nước. Các công nghệ này phải mang tính bản địa, tức là do một công ty của Trung Quốc hoặc một công ty liên doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài phát triển. Việc này đã vấp phải phản ứng dữ dội của các công ty quốc tế. Mùa hè năm nay, các chính sách như vậy đã bị hủy bỏ dưới sức ép của Mỹ và nhiều nước khác.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc thúc đẩy cách tân đã mở đường cho cuộc xung đột trong tương lai, khi cỗ máy cách tân của Mỹ có dấu hiệu giảm sút. Và đây là một thời điểm nhạy cảm, vì vậy cần có ý thức chung về việc này.
Liệu Trung Quốc có đuổi kịp Mỹ hay không? Không. Liệu họ muốn đạt được mọi thứ có thể? Có. Đơn giản là họ đang theo đuổi cái mà họ tin là có lợi cho mình và với cái mà một quan chức Mỹ gọi là "chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn".
Tôi tin là có nhiều cách để tạo cam kết giữa Mỹ và Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, cũng như vì lợi ích của toàn cầu. Theo quan điểm của tôi, Mỹ và Trung Quốc có một cơ hội để nhìn lại quá trình cách tân của nhau: đánh giá các thói quen tốt, xây dựng khuôn khổ chung cho phép hợp tác tốt hơn vì mô hình kinh tế của hai nước khác nhau, và coi cách tân như một chương trình toàn cầu, không của riêng ai.
Trong thế giới cách tân thế kỷ 21, hợp tác là tên của trò chơi. Vì vậy, sẽ rất hữu ích khi xác định một hoặc hai thách thức lớn nhất toàn cầu có thể góp phần cho chuỗi dây chuyền giá trị chung - giữa Mỹ và Trung Quốc - để hợp tác và tập trung vào thách thức lớn đó. Thông qua quá trình này, tôi cho rằng chúng ta sẽ đều xác định được cách tân là để làm gì, và các cỗ máy cách tân của hai nước sẽ vận hành vì lợi ích, thay vì cạnh tranh. Cách tân một cách hòa bình nên được ưu tiên hơn chiến tranh cách tân.
Các cuộc chiến tranh thương mại thường xảy ra liên quan đến các loại sản phẩm cụ thể như hàng tiêu dùng - sản phẩm đầu cuối như dệt may chẳng hạn. Nhưng trong thế kỷ 21, xuất hiện hoạt động trao đổi sở hữu trí tuệ, các mô hình kinh doanh và các sản phẩm không sờ thấy được. Vì vậy, cần đặt câu hỏi liệu hoạt động này có gây ra một kiểu chiến tranh mới là chiến tranh thương mại cách tân, đặc biệt bên trong cái mà ta gọi là G2 (giữa Trung Quốc và Mỹ), hay không.
Một số người cho rằng Trung Quốc, với nguồn lực và quy mô của mình, hiện đang tìm vị trí cao trong tất cả các chương trình cách tân. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của nước này đã ủng hộ quan điểm này. 10 trụ cột của nó gồm: một là danh mục các dự án công nghệ đặc biệt nhằm tạo đột phá về năng lượng sạch và khai thác dưới lòng biển. Hai là mở rộng các ngành công nghiệp mới nổi như nguồn năng lượng mới, thế hệ IT mới, công nghệ sinh học, vật liệu mới và phương tiện năng lượng mới.
Ba là nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống thông qua các công nghệ mới cách tân. Bốn là cách tân để cải thiện chất lượng sống bằng cách tập trung vào sản xuất lương thực, tính hiệu quả trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Năm là tăng cường các nghiên cứu khoa học cơ bản. Sáu là cổ vũ tài năng trẻ. Bảy là nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu tư cho công nghệ và cách tân. Tám là cải cách hệ thống quản lý công nghệ. Chín là thúc đẩy phát triển thương mại công nghệ. Và mười là mở rộng hợp tác quốc tế về công nghệ và cách tân.
Chao ôi, dường như không có gì bị bỏ quên! Thực vậy, câu hỏi mà một thành viên trong đoàn của tôi hỏi đi hỏi lại người Trung Quốc là: "Nếu bạn phát triển mọi thứ trong lịch trình cách tân nói trên, thì bạn còn muốn nhập khẩu cái gì từ các nước khác để tạo ra hoạt động trao đổi thương mại hai chiều dựa trên cách tân?". Và câu trả lời lúc nào cũng là: "Chúng tôi là nước đang phát triển cố gắng hòa nhập với thế giới và không làm tổn thương ai cả".
Ảnh minh họa: THX |
Tác giả khoa học viễn tưởng William Gibson từ cách đây gần hai thập kỷ đã đoán trước về một thế giới trong đó các cuộc chiến tranh sẽ không phải nhằm tranh giành lãnh thổ hay các nguồn tài nguyên, mà liên quan đến nhân tài - yếu tố quan trọng để phát triển một công nghệ mới. Đòn bẩy từ các tài sản cách tân, một khi được thiết lập, sẽ không phụ thuộc vào quy mô, nguồn tài nguyên, dân số hay các ngành công nghiệp truyền thống của mỗi quốc gia.
Trung Quốc đã thay đổi các chính sách cách tân của mình trong 5 năm qua và cả sau này theo hướng tạo thuận lợi cho nền tảng của các tài sản cách tân. Các chính sách này bao gồm chính sách "cách tân bản địa" nhằm thúc đẩy cách tân từ bên trong, ở từng địa phương, thông qua hỗ trợ tài chính, ngăn chặn công nghệ nước ngoài và thâu tóm thị trường cho các công ty trong nước.
Một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm là chính sách của Trung Quốc lập danh mục các công nghệ phù hợp với nhu cầu trong nước. Các công nghệ này phải mang tính bản địa, tức là do một công ty của Trung Quốc hoặc một công ty liên doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài phát triển. Việc này đã vấp phải phản ứng dữ dội của các công ty quốc tế. Mùa hè năm nay, các chính sách như vậy đã bị hủy bỏ dưới sức ép của Mỹ và nhiều nước khác.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc thúc đẩy cách tân đã mở đường cho cuộc xung đột trong tương lai, khi cỗ máy cách tân của Mỹ có dấu hiệu giảm sút. Và đây là một thời điểm nhạy cảm, vì vậy cần có ý thức chung về việc này.
Liệu Trung Quốc có đuổi kịp Mỹ hay không? Không. Liệu họ muốn đạt được mọi thứ có thể? Có. Đơn giản là họ đang theo đuổi cái mà họ tin là có lợi cho mình và với cái mà một quan chức Mỹ gọi là "chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn".
Liệu chúng ta có làm điều tương tự nếu ở trong hoàn cảnh của họ? Chắc chắn! Chẳng phải cách tiếp cận của Anh hồi thế kỷ 19 hay của Mỹ trong thế kỷ 20 cũng mang tính thực dụng như vậy đó sao?
Liệu chúng ta có cơ hội để lật lại thế cờ không? Có. Không có gì nói rằng Mỹ mãi là một con bò sữa cách tân để Trung Quốc và các nước khác theo đuôi. Nhưng các dạng "chủ nghĩa bảo hộ cách tân" mới cũng không phải là câu trả lời.Tôi tin là có nhiều cách để tạo cam kết giữa Mỹ và Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, cũng như vì lợi ích của toàn cầu. Theo quan điểm của tôi, Mỹ và Trung Quốc có một cơ hội để nhìn lại quá trình cách tân của nhau: đánh giá các thói quen tốt, xây dựng khuôn khổ chung cho phép hợp tác tốt hơn vì mô hình kinh tế của hai nước khác nhau, và coi cách tân như một chương trình toàn cầu, không của riêng ai.
Trong thế giới cách tân thế kỷ 21, hợp tác là tên của trò chơi. Vì vậy, sẽ rất hữu ích khi xác định một hoặc hai thách thức lớn nhất toàn cầu có thể góp phần cho chuỗi dây chuyền giá trị chung - giữa Mỹ và Trung Quốc - để hợp tác và tập trung vào thách thức lớn đó. Thông qua quá trình này, tôi cho rằng chúng ta sẽ đều xác định được cách tân là để làm gì, và các cỗ máy cách tân của hai nước sẽ vận hành vì lợi ích, thay vì cạnh tranh. Cách tân một cách hòa bình nên được ưu tiên hơn chiến tranh cách tân.
- Châu Giang theo CNN
No comments:
Post a Comment