Năm 1949, Delmar bất ngờ nhận được lệnh từ Moscow hoàn tất đợt công tác và trở về Liên Xô.
Nhưng trước đó Delmar đã chuẩn bị cho ngày ra đi rất kỹ lưỡng. Có lẽ, không có điệp viên nào tự tổ chức cho mình một “cuộc ra đi” êm thấm và dài lâu đến như vậy. Ba năm chuẩn bị một vỏ bọc hoàn hảo để ra đi an toàn, không tang chứng.
Kỳ 3: Trở về
Ngày trở về, Delmar được trở lại với tên cũ: Koval. Sau 10 năm xa cách, ông mới được gặp lại người vợ của mình, người đã mòn mỏi chờ đợi ông và chỉ thỉnh thoảng mới biết được tin chồng qua những dòng thư ngắn do lãnh đạo GRU đưa tới.
Thời gian đầu, sau khi trở về Liên Xô, cuộc sống của Koval không gặp trở ngại lớn nhưng có những khoảng thời gian trong lý lịch mà ông không thể nói ra, đã đem lại nhiều phiền toái.
Vùng trắng trong lý lịch
Tháng 6/1949, Đại tướng M.Zakharov, Cục trưởng Cục 2 thuộc Tổng cục Tình báo Liên Xô đã ký lệnh liên quan đến số phận của Delmar rằng “chiến sĩ G.Koval” được phục viên ra khỏi lực lượng vũ trang. Chàng cựu nghiên cứu sinh được trở lại giảng đường đại học, anh không tốn mấy công sức để tiếp tục đề tài khoa học của mình, bởi vì niềm say mê nghiên cứu khoa học bao giờ cũng cháy bỏng trong anh.
Hai năm sau, G.Koval bảo vệ xong luận án Phó tiến sĩ Khoa học - kỹ thuật. Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng Khoa học ,: luận án của Koval là một công trình quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì có nhiều ứng dụng thực tế. Thế nhưng, mặc dù bảo vệ thành công luận án, Koval vẫn không có việc làm (mà đáng lẽ ông được nhận vào giảng dạy ở trường đại học). Giải thích lý do, một lần, Bộ Đại học Liên Xô trả lời rằng, "do nhu cầu cực kỳ hạn chế về cán bộ khoa học thuộc ngành nghề của anh”.
Hơn nửa năm, Koval chạy vạy khắp các nơi, từ trường đại học đến các viện nghiên cứu, ngay cả các nhà máy cũng không muốn nhận ông vào làm việc. Cuối cùng ông mới biết, các quan chức không thể hiểu nổi bản sơ yếu lý lịch của ông.
Suốt 10 năm, từ 1939 - 1949, Koval phục vụ trong Hồng quân, mà khi giải ngũ vẫn là một binh nhì, mà lẽ ra ít nhất cũng phải hàm Thiếu úy. Hơn nữa, trong hồ sơ của Koval chỉ có duy nhất huy chương “Vì chiến thắng phát xít Đức”. Koval rất hoang mang, ông không được phép nói về thời gian phục vụ trong GRU.
Mãi cho đến tháng 3/1953, không thể chịu đựng được nữa, Koval quyết định viết thư cho lãnh đạo GRU để trình bày về tình hình của mình. Nhờ có sự can thiệp của lãnh đạo GRU, Trung tướng M.Salin, chỉ một tuần sau số phận của Koval đã được quyết định. Ông được bố trí công tác ở trường đại học cũ, nơi ông từ giã để bước chân vào ngành Tình báo Quân sự.
Ông đã dành 40 năm còn lại của cuộc đời để nghiên cứu khoa học và có được những thành công rực rỡ, kèm theo là một gia đình bình yên. Koval yêu quý bộ môn và các sinh viên của mình. Ông đã công bố gần 100 công trình nghiên cứu khoa học có giá trị. Ông truyền lại cho các thế hệ trẻ lòng yêu khoa học chân chính, dùng tri thức để mang lại hạnh phúc cho con người.
Bí mật được lộ sáng
Ngay từ năm 1950, sau một bài viết đăng ngày 3/11/1949 trên tờ Russiskaya Gazeta, ca ngợi gia đình George Koval là những người di cư hạnh phúc, cơ quan phản gián Mỹ và FBI đã truy tìm G.Koval ở khắp nơi.
Họ dò hỏi tất cả những người quen biết Koval ở Oak-Ridge và những nơi Koval từng sinh sống và hòa nhập vào cộng đồng cư dân Mỹ. Họ đến cả thị trấn Sious, bang Iowa, nơi gia đình người thợ xẻ Abraham Koval đã từng lập nghiệp trong cộng đồng người Do Thái để tìm hiểu xem Koval nào đã trở về Liên Xô năm 1933 và Koval nào đã làm việc tại các cơ sở nguyên tử tuyệt mật của Mỹ vào nửa đầu thập niên 1940.
Năm 1949, Liên Xô thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên đã làm Mỹ hết sức ngạc nhiên: Vì sao Moscow lại tiến bộ nhanh chóng đến vậy trong công nghệ vũ khí hạt nhân?
Trước đó, linh tính của Koval về việc cơ quan phản gián Mỹ sớm hay muộn sẽ quan tâm đến số phận của ông. Chuyện này không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng của ông mà còn liên quan đến cả một dây chuyền các sự việc, nếu như đổ vỡ… Koval quyết định trở về.
Ông ra đi không hề vội vã nhưng khôn khéo. Trước hết, năm 1946, Koval xin ra khỏi lực lượng vũ trang Mỹ và quay trở lại học tiếp đại học ở College City New York và nhận bằng Cử nhân kỹ sư điện hạng ưu vào ngày 1/2/1948. Sau đó, ông xin làm việc cho hãng Eta Kappa Nu, một hãng chuyên về ngành điện.
Koval tâm sự với bạn bè thân là ông dự định ra nước ngoài, đến Balcan hay Israel gì đó. Theo nhà viết sử khoa học Norris, Koval xin hộ chiếu du lịch 6 tháng đi châu Âu, đồng thời nhận thêm việc làm cho công ty Atlas Trading.
Tháng 10/1948, ông đáp tàu đến cảng Le Havre, sau đó chuyển sang tàu vượt đại dương và không quay trở về Mỹ lần nào nữa cho đến ngày cuối đời mình. George Koval từ trần năm 2006, ở tuổi 94.
Ngày 8/11/2006, Tổng thống Nga Putin và các quan chức cao cấp Nhà nước Nga tới thăm trụ sở Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga. Tại đây, lần đầu tiên các vị lãnh đạo cao nhất đất nước mới biết đến tên tuổi G.Koval - Delmar, một công dân Nga đã giấu mình làm việc nhiều năm tại các phòng thí nghiệm, nhà máy công nghiệp quân sự Mỹ và là điệp viên Liên Xô duy nhất tiếp cận trực tiếp với những bí mật của Dự án Nguyên tử Mỹ.
Điều đó thật ngạc nhiên, nhưng theo tướng Valentin Korabelnikov, lãnh đạo GRU, chỉ vài ngày trước khi chết, G.Koval mới cho phép GRU tiết lộ tên tuổi cũng như hoạt động của mình.
Năm 2007, trong Lễ truy tặng Danh hiệu Anh hùng nước Nga cho G.Koval, ông Putin phát biểu: “George Koval đã đóng góp công lao không gì sánh được cho việc giải quyết vấn đề hạt nhân ở đất nước chúng ta".
Sau khi Nga truy tặng danh hiệu Anh hùng cho Geroge Koval, tờ New York Times đã gọi ông là “một trong những nhà Tình báo quan trọng nhất thế kỷ 20”. Đến lúc đó, FBI mới tìm được câu trả lời chính xác về George Koval và Delmar: Họ là hai, nhưng là một.
Kỳ 3: Trở về
Ngày trở về, Delmar được trở lại với tên cũ: Koval. Sau 10 năm xa cách, ông mới được gặp lại người vợ của mình, người đã mòn mỏi chờ đợi ông và chỉ thỉnh thoảng mới biết được tin chồng qua những dòng thư ngắn do lãnh đạo GRU đưa tới.
Thời gian đầu, sau khi trở về Liên Xô, cuộc sống của Koval không gặp trở ngại lớn nhưng có những khoảng thời gian trong lý lịch mà ông không thể nói ra, đã đem lại nhiều phiền toái.
Vùng trắng trong lý lịch
Tháng 6/1949, Đại tướng M.Zakharov, Cục trưởng Cục 2 thuộc Tổng cục Tình báo Liên Xô đã ký lệnh liên quan đến số phận của Delmar rằng “chiến sĩ G.Koval” được phục viên ra khỏi lực lượng vũ trang. Chàng cựu nghiên cứu sinh được trở lại giảng đường đại học, anh không tốn mấy công sức để tiếp tục đề tài khoa học của mình, bởi vì niềm say mê nghiên cứu khoa học bao giờ cũng cháy bỏng trong anh.
Hai năm sau, G.Koval bảo vệ xong luận án Phó tiến sĩ Khoa học - kỹ thuật. Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng Khoa học ,
Hơn nửa năm, Koval chạy vạy khắp các nơi, từ trường đại học đến các viện nghiên cứu, ngay cả các nhà máy cũng không muốn nhận ông vào làm việc. Cuối cùng ông mới biết, các quan chức không thể hiểu nổi bản sơ yếu lý lịch của ông.
Suốt 10 năm, từ 1939 - 1949, Koval phục vụ trong Hồng quân, mà khi giải ngũ vẫn là một binh nhì, mà lẽ ra ít nhất cũng phải hàm Thiếu úy. Hơn nữa, trong hồ sơ của Koval chỉ có duy nhất huy chương “Vì chiến thắng phát xít Đức”. Koval rất hoang mang, ông không được phép nói về thời gian phục vụ trong GRU.
Điệp viên Delmar (G.Koval) cuối thập niên 1990 (ảnh trái) và lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga cho ông. |
Mãi cho đến tháng 3/1953, không thể chịu đựng được nữa, Koval quyết định viết thư cho lãnh đạo GRU để trình bày về tình hình của mình. Nhờ có sự can thiệp của lãnh đạo GRU, Trung tướng M.Salin, chỉ một tuần sau số phận của Koval đã được quyết định. Ông được bố trí công tác ở trường đại học cũ, nơi ông từ giã để bước chân vào ngành Tình báo Quân sự.
Ông đã dành 40 năm còn lại của cuộc đời để nghiên cứu khoa học và có được những thành công rực rỡ, kèm theo là một gia đình bình yên. Koval yêu quý bộ môn và các sinh viên của mình. Ông đã công bố gần 100 công trình nghiên cứu khoa học có giá trị. Ông truyền lại cho các thế hệ trẻ lòng yêu khoa học chân chính, dùng tri thức để mang lại hạnh phúc cho con người.
Bí mật được lộ sáng
Ngay từ năm 1950, sau một bài viết đăng ngày 3/11/1949 trên tờ Russiskaya Gazeta, ca ngợi gia đình George Koval là những người di cư hạnh phúc, cơ quan phản gián Mỹ và FBI đã truy tìm G.Koval ở khắp nơi.
Họ dò hỏi tất cả những người quen biết Koval ở Oak-Ridge và những nơi Koval từng sinh sống và hòa nhập vào cộng đồng cư dân Mỹ. Họ đến cả thị trấn Sious, bang Iowa, nơi gia đình người thợ xẻ Abraham Koval đã từng lập nghiệp trong cộng đồng người Do Thái để tìm hiểu xem Koval nào đã trở về Liên Xô năm 1933 và Koval nào đã làm việc tại các cơ sở nguyên tử tuyệt mật của Mỹ vào nửa đầu thập niên 1940.
Năm 1949, Liên Xô thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên đã làm Mỹ hết sức ngạc nhiên: Vì sao Moscow lại tiến bộ nhanh chóng đến vậy trong công nghệ vũ khí hạt nhân?
Trước đó, linh tính của Koval về việc cơ quan phản gián Mỹ sớm hay muộn sẽ quan tâm đến số phận của ông. Chuyện này không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng của ông mà còn liên quan đến cả một dây chuyền các sự việc, nếu như đổ vỡ… Koval quyết định trở về.
Ông ra đi không hề vội vã nhưng khôn khéo. Trước hết, năm 1946, Koval xin ra khỏi lực lượng vũ trang Mỹ và quay trở lại học tiếp đại học ở College City New York và nhận bằng Cử nhân kỹ sư điện hạng ưu vào ngày 1/2/1948. Sau đó, ông xin làm việc cho hãng Eta Kappa Nu, một hãng chuyên về ngành điện.
Koval tâm sự với bạn bè thân là ông dự định ra nước ngoài, đến Balcan hay Israel gì đó. Theo nhà viết sử khoa học Norris, Koval xin hộ chiếu du lịch 6 tháng đi châu Âu, đồng thời nhận thêm việc làm cho công ty Atlas Trading.
Tháng 10/1948, ông đáp tàu đến cảng Le Havre, sau đó chuyển sang tàu vượt đại dương và không quay trở về Mỹ lần nào nữa cho đến ngày cuối đời mình. George Koval từ trần năm 2006, ở tuổi 94.
Ngày 8/11/2006, Tổng thống Nga Putin và các quan chức cao cấp Nhà nước Nga tới thăm trụ sở Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga. Tại đây, lần đầu tiên các vị lãnh đạo cao nhất đất nước mới biết đến tên tuổi G.Koval - Delmar, một công dân Nga đã giấu mình làm việc nhiều năm tại các phòng thí nghiệm, nhà máy công nghiệp quân sự Mỹ và là điệp viên Liên Xô duy nhất tiếp cận trực tiếp với những bí mật của Dự án Nguyên tử Mỹ.
Điều đó thật ngạc nhiên, nhưng theo tướng Valentin Korabelnikov, lãnh đạo GRU, chỉ vài ngày trước khi chết, G.Koval mới cho phép GRU tiết lộ tên tuổi cũng như hoạt động của mình.
Năm 2007, trong Lễ truy tặng Danh hiệu Anh hùng nước Nga cho G.Koval, ông Putin phát biểu: “George Koval đã đóng góp công lao không gì sánh được cho việc giải quyết vấn đề hạt nhân ở đất nước chúng ta".
Sau khi Nga truy tặng danh hiệu Anh hùng cho Geroge Koval, tờ New York Times đã gọi ông là “một trong những nhà Tình báo quan trọng nhất thế kỷ 20”. Đến lúc đó, FBI mới tìm được câu trả lời chính xác về George Koval và Delmar: Họ là hai, nhưng là một.
No comments:
Post a Comment