Không quân Trung Quốc đang chuẩn bị rất kỹ về cả con người và tư duy quân sự cho mục tiêu trở thành lực lượng lớn thứ 2 trên thế giới.
Công tác huấn luyện của Không quân Trung Quốc (PLAAF)
Công tác huấn luyện và triết lý hành động của PLAAF đã được cải thiện một cách rõ rệt về chất.
Đào tạo một phi công có trình độ đại học mất 4 năm và được chia ra làm 2 phần rõ rệt. Phần đầu kéo dài 20 tháng tại một trong hai trường bay cơ bản là Changchun và Banding, gồm đào tạo về quân sự, chính trị, văn hóa/văn học và rèn luyện thể lực cùng với tập nhảy dù.
Giai đoạn 2 kéo dài trong 28 tháng tại một trong 10 học viện lái máy bay, mỗi học viện có từ 3-4 trung đội bay và bao gồm chủ yếu là các khóa huấn luyện về kỹ thuật bay đặc biệt.
Giai đoạn đầu được chia thành các giai đoạn 5 tháng một để học về lý thuyết máy bay, các khóa chính trị, lý thuyết về bay, hoa tiêu, nguyên lý bay, sử dụng súng không-đối-không, cấu trúc máy bay, động lực bay, động cơ máy bay, thiết bị, thời tiết, và hai cách nhảy dù thực hành, cũng như mệnh lệnh, kiểm soát và đào tạo khoa học.
Giai đoạn đào tạo tiếp theo kéo dài một năm và bao gồm 155 giờ huấn luyện với máy mô phỏng CJ-6. Học viên phải qua 6 khóa đào tạo về nhào lộn, hoa tiêu và thông tin, lượn vòng tròn và hiểu biết về các thiết bị bay. Trong giai đoạn này thường có 30% học viên bị loại.
Giai đoạn cuối cùng (còn gọi là đào tạo nâng cao) kéo dài 12 tháng và bao gồm 130 giờ bay trên máy bay F-5. Các học viên phi công huấn luyện tấn công, hoa tiêu, nhào lộn và phương tiện bay cũng như rèn luyện thể lực. Giai đoạn này thường loại khoảng 10% học viên.
Tổng cộng tỷ lệ bị loại bỏ trong 3 giai đoạn là 55%. Những người trượt thì được tạo điều kiện để được đào tạo trong một trường thích hợp để trở thành sỹ quan hỗ trợ mặt đất.
Các học viên tốt nghiệp được nhận bằng tốt nghiệp khoa học quốc phòng. Những người tốt nghiệp loại ưu có thể trở thành các sỹ quan tốt nghiệp cấp trung đoàn.
PLAAF cũng đưa ra những hạn chế về tuổi tác cho một số loại sỹ quan phi công. Khi một phi công đến độ tuổi bắt buộc hoặc không qua được các đòi hỏi về y tế thì nghề bay của anh ta kết thúc.
Một trong những khó khăn thường được nói đến là PLAAF không có một cơ chế để sử dụng những phi công không được bay này vào những công việc khác. Giới hạn tuổi được ấn định như sau: 43 đến 45 tuổi cho các phi công máy bay tiêm kích và tấn công mặt đất (tuổi trung bình là 28), từ 48 đến 50 tuổi cho các phi công ném bom, 55 tuổi cho phi công vận tải, 47 đến 50 tuổi đối với phi công máy bay lên thẳng và 48 tuổi cho nữ phi công.
"Chiếm ưu thế trên không" theo cách hiểu của Trung Quốc
Quan điểm về hành động của PLAAF nói rằng chế ngự chiến trường phụ thuộc vào cuộc chiến tổng hợp giành ưu thế về không lực, không gian, thông tin và điện tử.
Trung Quốc nhận thức là một lực lượng nhỏ hơn, được trang bị tốt hơn thông qua việc huấn luyện tốt, được hỗ trợ bằng những máy bay công nghệ tàng hình cao và khả năng đánh trả nhanh là điều cần thiết trong chiến tranh hiện đại.
Tuy nhiên, PLAAF khẳng định, không nhất thiết phải giành được thế áp đảo tuyệt đối trên không trong tất cả các giai đoạn và ở mọi chiến trường. Thay vào đó, PLAAF nhằm vào giành ưu thế trên không để đạt được các mục tiêu chiến thuật.
PLAAF nhấn mạnh hàng đầu vào việc giành được ưu thế trên không thông qua việc tấn công các lực lượng, vũ khí, căn cứ và các bệ phóng trên đất liền hoặc trên biển của kẻ thù.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, PLAAF sẽ cố gắng tấn công các sân bay, các căn cứ tên lửa, tàu sân bay và tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình tấn công đất liền, trước khi các máy bay của kẻ thù có thể cất cánh hoặc tổ chức một cuộc tấn công trên không bằng cách khác.
Một cách khác để đạt được ưu thế trên không là tiến hành các cuộc tấn công để tiêu diệt hoặc kiềm chế các hệ thống phòng không và các hệ thống chỉ huy phòng không của kẻ thù. Ngoài ra, các hoạt động phòng thủ cũng là một phần quan trọng trong suốt chiến dịch giành ưu thế trên không.
Trong các cuộc chiến tranh tương lai, ưu thế trên không dự kiến sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc kiểm soát các trận chiến trên bộ, trên biển và trên không. Để giành ưu thế trên không, các hệ thống vũ khí tấn công và phòng thủ sẽ được triển khai trên mặt đất, trên không, biển và cả trong vũ trụ. Các hoạt động kiểm soát rất có thể sẽ bao gồm “chiến tranh phong tỏa khoảng không”, “chiến tranh tấn công từ khoảng không quỹ đạo”, chiến tranh phòng thủ khoảng không, và các cuộc tấn công không-đối-đất.
Trong cuộc đấu tranh giành ưu thế tuyệt đối về thông tin, mục tiêu là kiểm soát được thông tin trên mặt trận, cho phép thông tin rõ ràng cho một phía nhưng lu mờ với kẻ thù.
Những biện pháp để giành được ưu thế về thông tin bao gồm đạt được ưu thế trên điện thông qua sự can thiệp điện tử, đạt được ưu thế trên mạng thông qua các cuộc tấn công mạng, sử dụng hỏa lực để tiêu diệt các hệ thống thông tin của đối phương và đạt được "kiểm soát tâm lý".
Việc sở hữu những chiếc AWACS cũng cho phép PLAAF có thể chỉ huy và điều khiển trên 100 máy bay các loại cùng một lúc. PLAAF giờ đây đã có khả năng bay một lúc 30 máy bay các loại đến khu vực Biển Đông với các máy bay tiếp dầu trên không và cảnh báo sớm AWACS.
Cuộc chiến điện tử
Trong khi giành ưu thế về điện tử được miêu tả là một phần nhỏ của việc giành ưu thế về thông tin, nó được coi như là một cuộc chiến khác. Các biện pháp giành ưu thế điện tử bao gồm tấn công điện tử và phòng vệ điện tử.
Trong tấn công điện tử, các biện pháp tiêu diệt mềm gồm gây nhiễu điện tử và đánh lừa điện tử. Các biện pháp tấn công cứng thường bao gồm chống bức xạ, tấn công bằng các vũ khí điện tử, phá hủy bằng hỏa lực, và các cuộc tấn công vào các căn cứ và hệ thống điện tử của đối phương.
Còn phòng thủ điện tử đơn giản là chống lại các cuộc tấn công bằng điện tử hay bằng hỏa lực của kẻ thù. Những mục tiêu đầu tiên của cuộc chiến tranh điện tử bao gồm các hệ thống chỉ huy, kiểm soát và thu thập thông tin tình báo.
Các tài liệu quân sự của Trung Quốc xác định 4 loại chiến dịch của không quân: Tấn công, phòng thủ, phong tỏa và không vận.
Những chiến dịch này có thể chỉ sử dụng không quân hoặc thông thường là chiến dịch phối kết hợp, nhưng lấy không quân làm chủ đạo kết hợp với các binh chủng khác.
Những chiến dịch không quân cũng có thể là một phần của các chiến dịch tổng hợp rộng lớn hơn như một chiến dịch đổ bộ lên đảo hay chiến dịch phong tỏa chung.
Trong hầu hết các chiến dịch không quân, phần chủ lực dựa vào yếu tố bất ngờ, ngụy trang, sử dụng chiến thuật, lên kế hoạch tỉ mỉ, và các cuộc tấn công vào các mục tiêu quan trọng.
PLAAF đang huấn luyện và phát triển các chiến thuật để hoạt động trên toàn quốc chứ không phải chỉ ở một quân khu riêng rẽ nào.
Trong cuộc tập trận lấy tên là Lưỡi kiếm Đỏ năm 2008, các máy bay Su-30MKK, JH-7 và H-6 đã phối hợp tiến hành những phi vụ tấn công tầm xa với các máy bay KD-88, KH-59ME, KH-31P và LGB-250.
Trên thực tế, PLAAF đã bắn thử nhiều tên lửa A2G của Nga hơn là Nga đã dùng trong cuộc xung đột ở Gruzia năm 2008. Cuộc tập trận chứng tỏ rằng vai trò của không quân Trung Quốc đã chuyển từ hỗ trợ các lực lượng mặt đất sang có khả năng tiến hành các chiến dịch một cách độc lập.
PLAAF đang có chủ trương thành lập một số nhóm máy bay tiêm kích đặt dưới sự chỉ huy cùa Quân khu Bắc Kinh, đồng thời tích cực để hấp thụ các chương trình đào tạo tốt hơn từ phương Tây.
Họ đã gia tăng huấn luyện chung với các lực lượng không quân của một số nước khác trong những năm gần đây. Trong Chiến dịch Hòa bình năm 2007, một trung đội máy bay JH-7A đã thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất tốt hơn một máy bay Su-25 của Nga. Năm 2010, PLAAF đã tổ chức các cuộc tập trận chung với Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.
Theo một số tin tức, PLAAF đã không làm tốt trong cuộc tập trận chung với Không quân Thổ Nhĩ Kỳ nhưng họ đã học hỏi được một số bài học bổ ích trong quá trình tập luyện đó. Để trở thành một lực lượng không quân hiện đại chắc chắn họ còn phải nếm trải thêm các kinh nghiệm cay đắng.
PLAAF đang cố gắng để trở thành không lực lớn thứ 2 thế giới, cấu trúc của nó cho đến nay chỉ ra rằng họ sẽ đạt được mục tiêu này trong một tương lai gần.
Khó khăn kinh tế ở Mỹ và châu Âu đã hạn chế không lực phương Tây chi nhiều khoản cho quốc phòng, tuy nhiên với một ngân sách quốc phòng 700 tỷ USD Mỹ vẫn dẫn đầu các nước khác. Chắc chắn chương trình hiện đại hóa PLAAF hiện nay nằm trong kế hoạch mở rộng “sức mạnh quốc gia” của Trung Quốc ra ngoài khu vực.
Công tác huấn luyện và triết lý hành động của PLAAF đã được cải thiện một cách rõ rệt về chất.
Đào tạo một phi công có trình độ đại học mất 4 năm và được chia ra làm 2 phần rõ rệt. Phần đầu kéo dài 20 tháng tại một trong hai trường bay cơ bản là Changchun và Banding, gồm đào tạo về quân sự, chính trị, văn hóa/văn học và rèn luyện thể lực cùng với tập nhảy dù.
Giai đoạn 2 kéo dài trong 28 tháng tại một trong 10 học viện lái máy bay, mỗi học viện có từ 3-4 trung đội bay và bao gồm chủ yếu là các khóa huấn luyện về kỹ thuật bay đặc biệt.
Giai đoạn đầu được chia thành các giai đoạn 5 tháng một để học về lý thuyết máy bay, các khóa chính trị, lý thuyết về bay, hoa tiêu, nguyên lý bay, sử dụng súng không-đối-không, cấu trúc máy bay, động lực bay, động cơ máy bay, thiết bị, thời tiết, và hai cách nhảy dù thực hành, cũng như mệnh lệnh, kiểm soát và đào tạo khoa học.
Phi công máy bay quân sự Trung Quốc được đào tạo hết sức bài bản. |
Giai đoạn cuối cùng (còn gọi là đào tạo nâng cao) kéo dài 12 tháng và bao gồm 130 giờ bay trên máy bay F-5. Các học viên phi công huấn luyện tấn công, hoa tiêu, nhào lộn và phương tiện bay cũng như rèn luyện thể lực. Giai đoạn này thường loại khoảng 10% học viên.
Tổng cộng tỷ lệ bị loại bỏ trong 3 giai đoạn là 55%. Những người trượt thì được tạo điều kiện để được đào tạo trong một trường thích hợp để trở thành sỹ quan hỗ trợ mặt đất.
Các học viên tốt nghiệp được nhận bằng tốt nghiệp khoa học quốc phòng. Những người tốt nghiệp loại ưu có thể trở thành các sỹ quan tốt nghiệp cấp trung đoàn.
PLAAF cũng đưa ra những hạn chế về tuổi tác cho một số loại sỹ quan phi công. Khi một phi công đến độ tuổi bắt buộc hoặc không qua được các đòi hỏi về y tế thì nghề bay của anh ta kết thúc.
Một trong những khó khăn thường được nói đến là PLAAF không có một cơ chế để sử dụng những phi công không được bay này vào những công việc khác. Giới hạn tuổi được ấn định như sau: 43 đến 45 tuổi cho các phi công máy bay tiêm kích và tấn công mặt đất (tuổi trung bình là 28), từ 48 đến 50 tuổi cho các phi công ném bom, 55 tuổi cho phi công vận tải, 47 đến 50 tuổi đối với phi công máy bay lên thẳng và 48 tuổi cho nữ phi công.
"Chiếm ưu thế trên không" theo cách hiểu của Trung Quốc
Quan điểm về hành động của PLAAF nói rằng chế ngự chiến trường phụ thuộc vào cuộc chiến tổng hợp giành ưu thế về không lực, không gian, thông tin và điện tử.
Trung Quốc nhận thức là một lực lượng nhỏ hơn, được trang bị tốt hơn thông qua việc huấn luyện tốt, được hỗ trợ bằng những máy bay công nghệ tàng hình cao và khả năng đánh trả nhanh là điều cần thiết trong chiến tranh hiện đại.
Tuy nhiên, PLAAF khẳng định, không nhất thiết phải giành được thế áp đảo tuyệt đối trên không trong tất cả các giai đoạn và ở mọi chiến trường. Thay vào đó, PLAAF nhằm vào giành ưu thế trên không để đạt được các mục tiêu chiến thuật.
Trung Quốc chú trọng dành ưu thế trên không để đạt được các mục tiêu chiến thuật. |
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, PLAAF sẽ cố gắng tấn công các sân bay, các căn cứ tên lửa, tàu sân bay và tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình tấn công đất liền, trước khi các máy bay của kẻ thù có thể cất cánh hoặc tổ chức một cuộc tấn công trên không bằng cách khác.
Một cách khác để đạt được ưu thế trên không là tiến hành các cuộc tấn công để tiêu diệt hoặc kiềm chế các hệ thống phòng không và các hệ thống chỉ huy phòng không của kẻ thù. Ngoài ra, các hoạt động phòng thủ cũng là một phần quan trọng trong suốt chiến dịch giành ưu thế trên không.
Trong các cuộc chiến tranh tương lai, ưu thế trên không dự kiến sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc kiểm soát các trận chiến trên bộ, trên biển và trên không. Để giành ưu thế trên không, các hệ thống vũ khí tấn công và phòng thủ sẽ được triển khai trên mặt đất, trên không, biển và cả trong vũ trụ. Các hoạt động kiểm soát rất có thể sẽ bao gồm “chiến tranh phong tỏa khoảng không”, “chiến tranh tấn công từ khoảng không quỹ đạo”, chiến tranh phòng thủ khoảng không, và các cuộc tấn công không-đối-đất.
Trong cuộc đấu tranh giành ưu thế tuyệt đối về thông tin, mục tiêu là kiểm soát được thông tin trên mặt trận, cho phép thông tin rõ ràng cho một phía nhưng lu mờ với kẻ thù.
Những biện pháp để giành được ưu thế về thông tin bao gồm đạt được ưu thế trên điện thông qua sự can thiệp điện tử, đạt được ưu thế trên mạng thông qua các cuộc tấn công mạng, sử dụng hỏa lực để tiêu diệt các hệ thống thông tin của đối phương và đạt được "kiểm soát tâm lý".
Việc sở hữu những chiếc AWACS cũng cho phép PLAAF có thể chỉ huy và điều khiển trên 100 máy bay các loại cùng một lúc. PLAAF giờ đây đã có khả năng bay một lúc 30 máy bay các loại đến khu vực Biển Đông với các máy bay tiếp dầu trên không và cảnh báo sớm AWACS.
Cuộc chiến điện tử
Trong khi giành ưu thế về điện tử được miêu tả là một phần nhỏ của việc giành ưu thế về thông tin, nó được coi như là một cuộc chiến khác. Các biện pháp giành ưu thế điện tử bao gồm tấn công điện tử và phòng vệ điện tử.
Trong tấn công điện tử, các biện pháp tiêu diệt mềm gồm gây nhiễu điện tử và đánh lừa điện tử. Các biện pháp tấn công cứng thường bao gồm chống bức xạ, tấn công bằng các vũ khí điện tử, phá hủy bằng hỏa lực, và các cuộc tấn công vào các căn cứ và hệ thống điện tử của đối phương.
Còn phòng thủ điện tử đơn giản là chống lại các cuộc tấn công bằng điện tử hay bằng hỏa lực của kẻ thù. Những mục tiêu đầu tiên của cuộc chiến tranh điện tử bao gồm các hệ thống chỉ huy, kiểm soát và thu thập thông tin tình báo.
Các tài liệu quân sự của Trung Quốc xác định 4 loại chiến dịch của không quân: Tấn công, phòng thủ, phong tỏa và không vận.
Những chiến dịch này có thể chỉ sử dụng không quân hoặc thông thường là chiến dịch phối kết hợp, nhưng lấy không quân làm chủ đạo kết hợp với các binh chủng khác.
Những chiến dịch không quân cũng có thể là một phần của các chiến dịch tổng hợp rộng lớn hơn như một chiến dịch đổ bộ lên đảo hay chiến dịch phong tỏa chung.
Trong hầu hết các chiến dịch không quân, phần chủ lực dựa vào yếu tố bất ngờ, ngụy trang, sử dụng chiến thuật, lên kế hoạch tỉ mỉ, và các cuộc tấn công vào các mục tiêu quan trọng.
PLAAF đang huấn luyện và phát triển các chiến thuật để hoạt động trên toàn quốc chứ không phải chỉ ở một quân khu riêng rẽ nào.
Trong cuộc tập trận lấy tên là Lưỡi kiếm Đỏ năm 2008, các máy bay Su-30MKK, JH-7 và H-6 đã phối hợp tiến hành những phi vụ tấn công tầm xa với các máy bay KD-88, KH-59ME, KH-31P và LGB-250.
Trên thực tế, PLAAF đã bắn thử nhiều tên lửa A2G của Nga hơn là Nga đã dùng trong cuộc xung đột ở Gruzia năm 2008. Cuộc tập trận chứng tỏ rằng vai trò của không quân Trung Quốc đã chuyển từ hỗ trợ các lực lượng mặt đất sang có khả năng tiến hành các chiến dịch một cách độc lập.
PLAAF đang có chủ trương thành lập một số nhóm máy bay tiêm kích đặt dưới sự chỉ huy cùa Quân khu Bắc Kinh, đồng thời tích cực để hấp thụ các chương trình đào tạo tốt hơn từ phương Tây.
Họ đã gia tăng huấn luyện chung với các lực lượng không quân của một số nước khác trong những năm gần đây. Trong Chiến dịch Hòa bình năm 2007, một trung đội máy bay JH-7A đã thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất tốt hơn một máy bay Su-25 của Nga. Năm 2010, PLAAF đã tổ chức các cuộc tập trận chung với Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.
Theo một số tin tức, PLAAF đã không làm tốt trong cuộc tập trận chung với Không quân Thổ Nhĩ Kỳ nhưng họ đã học hỏi được một số bài học bổ ích trong quá trình tập luyện đó. Để trở thành một lực lượng không quân hiện đại chắc chắn họ còn phải nếm trải thêm các kinh nghiệm cay đắng.
PLAAF đang cố gắng để trở thành không lực lớn thứ 2 thế giới, cấu trúc của nó cho đến nay chỉ ra rằng họ sẽ đạt được mục tiêu này trong một tương lai gần.
Khó khăn kinh tế ở Mỹ và châu Âu đã hạn chế không lực phương Tây chi nhiều khoản cho quốc phòng, tuy nhiên với một ngân sách quốc phòng 700 tỷ USD Mỹ vẫn dẫn đầu các nước khác. Chắc chắn chương trình hiện đại hóa PLAAF hiện nay nằm trong kế hoạch mở rộng “sức mạnh quốc gia” của Trung Quốc ra ngoài khu vực.
No comments:
Post a Comment