Nếu là lần đầu tiên bạn đặt chân tới miền Đông Congo, bạn sẽ thấy tràn ngập những điều kỳ lạ và khác thường, đó có thể là các loài động thực vật nơi đây, hoặc là những điều kì dị nhưng có thật - như là cánh của một chiến đấu cơ của Nga bị cắt rời để bên vệ đường, hoặc là một cậu bé tay lăm lăm súng.
Mảnh đất này hít thở theo độ nóng và năng lượng của những con người đang đấu tranh để sống thêm dù chỉ một ngày nữa. Nhưng bạo lực tại đây lại vô cùng dữ dội bởi sự pha trộn giữa cả những điều đẹp đẽ và tồi tệ nhất của một châu Phi say mê và cả tàn bạo.
Đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc là Margot Wallstrom gọi miền Đông Congo là “thủ phủ hiếp dâm tập thể của thế giới”. Bản báo cáo đưa ra thông tin khủng khiếp - cứ mỗi giờ lại có 48 phụ nữ bị cưỡng bức.
Nhà báo Fiona Lloyd-Davies tới một thị trấn nằm sâu trong rừng có tên Shabunda. “Đó là vào năm 2001 và tình cảnh khiến cho tôi tới Congo mà không phải là Afghanistan. Một máy bay với động cơ kép nhỏ xíu là con đường duy nhất để ra - vào nơi đây” - Fiona viết.
Lúc đó, chiến tranh đang ở đỉnh điểm, Fiona đi cùng với đội Bác sĩ Không biên giới trở lại Congo. Họ rút khỏi nơi này bởi các cuộc tấn công liên tục và thị trấn nhưng sau đó lại quyết định quay trở lại vì thấy việc cứu trợ là rất cần kíp.
Chiếc máy bay hạ cánh liều lĩnh trên mặt cỏ, khi đó, Fiona hiểu rằng họ “tạm biệt” lối thoát duy nhất khỏi vùng lửa đạn. Cô cùng mọi người ở đây trong một tuần.
Đó là một tuần phải nghe những câu chuyện kinh hoàng về tra tấn và cưỡng bức. Các vụ cưỡng bức tập thể. Bạo lực, cưỡng bức tàn bạo. Cưỡng bức cùng với những gậy, súng - và cả lưỡi lê.
Những người phụ nữ kể cho Fiona về lựa chọn thường nhật của họ - một là ngồi ở nhà và chết đói. Hai là ra ngoài ruộng để kiếm ăn và bị cưỡng bức. Hầu hết phụ nữ phải chọn cách thứ 2. Đó là một thông lệ.
Chiến tranh tiếp tục kéo dài cho tới năm 2003 khi một hiệp ước hòa bình được ký kết. Cuộc chiến ngưng một cách chính thức nhưng vẫn chưa chấm dứt. Nạn cưỡng bức cũng vậy.
Năm 2005, Fiona lại trở lại Shabunda để tìm người phụ nữ mà cô phỏng vấn và chụp ảnh 4 năm trước. Đó là một cuộc kiếm tìm lành ít dữ nhiều, vì hầu hết phụ nữ chết hoặc biến mất trong rừng sau các cuộc tấn công, không ai nhìn thấy họ nữa.
Những phụ nữ mà Fiona gặp lần này có hoàn cảnh dã man tương tự. Nhưng lại có một uẩn khúc. Những người nhà báo gặp lần này lại liên quan tới các trại hiếp dâm tập thể có tổ chức, với những cuộc “gọi” hàng ngày. Tần suất cưỡng bức cũng khác và nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những nhóm phiến quân. Một người phụ nữ nói rằng: điều đó đang diễn ra một cách có hệ thống.
Năm 2009, Fiona lại quay trở lại mảnh đất dữ này, cùng với một bộ phim về nạn cưỡng bức và cô lại phát hiện ra một xu hướng khác tệ hơn.
Những người phụ nữ nói với Fiona về cách mà họ bị cưỡng bức. Không chỉ một, mà là rất nhiều lần. Họ nói về những vụ cưỡng bức tập thể - 3 hoặc 4 lần gì đó. Đôi khi thì “chỉ” có hai tên nhưng thường thì có rất nhiều, 10 - 20 người, cứ như vậy từng tên một.
Nhiều người kể về việc trẻ con và các bé gái, thậm chí cả những em bé chỉ vài tháng tuổi, cũng bị cưỡng bức.
Tại bệnh viện Panzi, Bukavu, bác sĩ Mukwege vẫn làm việc không ngừng nghỉ để chữa trị các vết thương này cho các phụ nữ. Fiona gặp một trong số các bệnh nhân tại đây. Đó là một em bé trẻ trung vui tươi, không ai có thể làm tắt nụ cười trên khuôn mặt em.
Nhưng ít nhất là không phải với một người phụ nữ đặc biệt như Masika Katsuva. Cô có vóc người nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là nghị lực phi thường. Câu chuyện của cô lay động mọi người, nó đau thương nhưng cũng chất chứa hy vọng bởi cô đem lại câu trả lời cho những người phụ nữ xấu số.
Cũng giống như rất nhiều nạn nhân cưỡng bức còn sống sót, cô không thể chịu nổi khi cô và hai đứa con gái nhỏ đều bị các tay súng cưỡng bức. Chồng của cô bị giết ngay trước mắt, cô bị ép phải nuốt một số bộ phận trên người của chồng.
Hai con gái của cô là Rachel và Yvette đang ở độ tuổi 15 và 13. Cả hai đều mang thai. Gia đình chồng của Masika xua đuổi cô. Ba mẹ con và những đứa trẻ phải tới một thị trấn khác ở khu vực hồ Kivu để xây dựng lại cuộc sống.
Lần này, Fiona làm phim về Masika và công việc mới. Lúc này, Masika đang quản lý 170 phụ nữ, họ gọi cô là “Mẹ Masika”. Trong suốt 10 năm qua, cô giúp đỡ hơn 6.000 nạn nhân bị cưỡng bức, giúp và chăm sóc họ tận tình - về cả sức khỏe, tâm lý và thực hành.
Cô tạo nên một cộng đồng trong một khu vực ít khi bị tấn công, giúp đỡ bất kỳ ai đang cần giúp và cô dùng một nông trại để họ có thể sống ở đó.
Mảnh đất đó là niềm hy vọng, nơi họ chữa trị và cũng là nguồn sống của họ. Những người tới nơi đây đều là nạn nhân của nạn cưỡng bức, bị gia đình và cộng đồng địa phương nguyền rủa và chối bỏ. Họ trồng trọt, chăm bẵm và thu hoạch những sản phẩm của riêng họ.
Masika trở thành người mẹ của những nạn nhân xấu số và những đứa trẻ sinh ra từ những vụ cưỡng bức. Cô cố gắng mơ ước tới một tương lai tốt đẹp hơn nhưng cũng rất thực tế. Cô mong muốn những phụ nữ này bớt dần lao động đồng áng và học thêm các kỹ năng khác như may vá. Nhưng để làm được điều đó, Masika tin rằng xung đột và nạn cưỡng bức phải chấm dứt.
Đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc là Margot Wallstrom gọi miền Đông Congo là “thủ phủ hiếp dâm tập thể của thế giới”. Bản báo cáo đưa ra thông tin khủng khiếp - cứ mỗi giờ lại có 48 phụ nữ bị cưỡng bức.
Nhà báo Fiona Lloyd-Davies tới một thị trấn nằm sâu trong rừng có tên Shabunda. “Đó là vào năm 2001 và tình cảnh khiến cho tôi tới Congo mà không phải là Afghanistan. Một máy bay với động cơ kép nhỏ xíu là con đường duy nhất để ra - vào nơi đây” - Fiona viết.
Lúc đó, chiến tranh đang ở đỉnh điểm, Fiona đi cùng với đội Bác sĩ Không biên giới trở lại Congo. Họ rút khỏi nơi này bởi các cuộc tấn công liên tục và thị trấn nhưng sau đó lại quyết định quay trở lại vì thấy việc cứu trợ là rất cần kíp.
Chiếc máy bay hạ cánh liều lĩnh trên mặt cỏ, khi đó, Fiona hiểu rằng họ “tạm biệt” lối thoát duy nhất khỏi vùng lửa đạn. Cô cùng mọi người ở đây trong một tuần.
Đó là một tuần phải nghe những câu chuyện kinh hoàng về tra tấn và cưỡng bức. Các vụ cưỡng bức tập thể. Bạo lực, cưỡng bức tàn bạo. Cưỡng bức cùng với những gậy, súng - và cả lưỡi lê.
Những người phụ nữ kể cho Fiona về lựa chọn thường nhật của họ - một là ngồi ở nhà và chết đói. Hai là ra ngoài ruộng để kiếm ăn và bị cưỡng bức. Hầu hết phụ nữ phải chọn cách thứ 2. Đó là một thông lệ.
Chiến tranh tiếp tục kéo dài cho tới năm 2003 khi một hiệp ước hòa bình được ký kết. Cuộc chiến ngưng một cách chính thức nhưng vẫn chưa chấm dứt. Nạn cưỡng bức cũng vậy.
Năm 2005, Fiona lại trở lại Shabunda để tìm người phụ nữ mà cô phỏng vấn và chụp ảnh 4 năm trước. Đó là một cuộc kiếm tìm lành ít dữ nhiều, vì hầu hết phụ nữ chết hoặc biến mất trong rừng sau các cuộc tấn công, không ai nhìn thấy họ nữa.
Những phụ nữ mà Fiona gặp lần này có hoàn cảnh dã man tương tự. Nhưng lại có một uẩn khúc. Những người nhà báo gặp lần này lại liên quan tới các trại hiếp dâm tập thể có tổ chức, với những cuộc “gọi” hàng ngày. Tần suất cưỡng bức cũng khác và nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những nhóm phiến quân. Một người phụ nữ nói rằng: điều đó đang diễn ra một cách có hệ thống.
Năm 2009, Fiona lại quay trở lại mảnh đất dữ này, cùng với một bộ phim về nạn cưỡng bức và cô lại phát hiện ra một xu hướng khác tệ hơn.
Những người phụ nữ nói với Fiona về cách mà họ bị cưỡng bức. Không chỉ một, mà là rất nhiều lần. Họ nói về những vụ cưỡng bức tập thể - 3 hoặc 4 lần gì đó. Đôi khi thì “chỉ” có hai tên nhưng thường thì có rất nhiều, 10 - 20 người, cứ như vậy từng tên một.
Nhiều người kể về việc trẻ con và các bé gái, thậm chí cả những em bé chỉ vài tháng tuổi, cũng bị cưỡng bức.
Tại bệnh viện Panzi, Bukavu, bác sĩ Mukwege vẫn làm việc không ngừng nghỉ để chữa trị các vết thương này cho các phụ nữ. Fiona gặp một trong số các bệnh nhân tại đây. Đó là một em bé trẻ trung vui tươi, không ai có thể làm tắt nụ cười trên khuôn mặt em.
Người y tá nhìn thấy Fiona chơi với em bé lập tức cảnh tỉnh: “Cô cần biết là cháu bị nhiễm HIV dương tính”. Em bé mới chỉ 3 tuổi. Chị gái sinh đôi của em bị giết trong khi em và mẹ của mình đang bị cưỡng bức. Bản thân em cũng được sinh ra từ một vụ cưỡng bức.
Sự thật rất khó để chấp nhận nhưng không đến mức khó khăn như với những nạn nhân của các vụ cưỡng bức - những người phải sống với hậu quả và những “vết nhơ” còn lại. Nhưng ít nhất là không phải với một người phụ nữ đặc biệt như Masika Katsuva. Cô có vóc người nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là nghị lực phi thường. Câu chuyện của cô lay động mọi người, nó đau thương nhưng cũng chất chứa hy vọng bởi cô đem lại câu trả lời cho những người phụ nữ xấu số.
Cũng giống như rất nhiều nạn nhân cưỡng bức còn sống sót, cô không thể chịu nổi khi cô và hai đứa con gái nhỏ đều bị các tay súng cưỡng bức. Chồng của cô bị giết ngay trước mắt, cô bị ép phải nuốt một số bộ phận trên người của chồng.
Hai con gái của cô là Rachel và Yvette đang ở độ tuổi 15 và 13. Cả hai đều mang thai. Gia đình chồng của Masika xua đuổi cô. Ba mẹ con và những đứa trẻ phải tới một thị trấn khác ở khu vực hồ Kivu để xây dựng lại cuộc sống.
Lần này, Fiona làm phim về Masika và công việc mới. Lúc này, Masika đang quản lý 170 phụ nữ, họ gọi cô là “Mẹ Masika”. Trong suốt 10 năm qua, cô giúp đỡ hơn 6.000 nạn nhân bị cưỡng bức, giúp và chăm sóc họ tận tình - về cả sức khỏe, tâm lý và thực hành.
Cô tạo nên một cộng đồng trong một khu vực ít khi bị tấn công, giúp đỡ bất kỳ ai đang cần giúp và cô dùng một nông trại để họ có thể sống ở đó.
Mảnh đất đó là niềm hy vọng, nơi họ chữa trị và cũng là nguồn sống của họ. Những người tới nơi đây đều là nạn nhân của nạn cưỡng bức, bị gia đình và cộng đồng địa phương nguyền rủa và chối bỏ. Họ trồng trọt, chăm bẵm và thu hoạch những sản phẩm của riêng họ.
Masika trở thành người mẹ của những nạn nhân xấu số và những đứa trẻ sinh ra từ những vụ cưỡng bức. Cô cố gắng mơ ước tới một tương lai tốt đẹp hơn nhưng cũng rất thực tế. Cô mong muốn những phụ nữ này bớt dần lao động đồng áng và học thêm các kỹ năng khác như may vá. Nhưng để làm được điều đó, Masika tin rằng xung đột và nạn cưỡng bức phải chấm dứt.
Masika nhìn vào mắt của Fiona, rồi ra dấu hiệu và nói: “Nhưng hôm nay tôi không hề thấy nạn cưỡng bức cũng như xung đột đang kết thúc”.
No comments:
Post a Comment