Nhân Vũ
Tiêm kích thế hệ 6 được Mỹ nghiên cứu ở cấp độ khái niệm. Khả năng của máy bay này được hình dung gần như giáp ranh với khoa học viễn tưởng.
Theo đó, máy bay sẽ hoạt động bằng năng lượng điện, trang bị vũ khí laser, viba và cả vũ khí virus…
Xu thế tất yếu
Từ thập niên 2060, không quân các nước hàng đầu thế giới bắt đầu giai đoạn quá độ chuyển sang tiêm kích đa năng thế hệ 6 không người lái. Cuộc đua tiêm kích thế hệ 6 đã bắt đầu và tiên phong khởi đầu cuộc đua vẫn là người Mỹ.
Trong khi đó, Nga, Trung Quốc và một số nước khác vẫn loay hoay với các dự án tiêm kích thế hệ 5 thì hiện nay, Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và lên danh sách các yêu cầu đối với tiêm kích thế hệ 6. Lầu Năm góc dự định nhận máy bay này vào trang bị năm 2030.
Xu thế tất yếu
Từ thập niên 2060, không quân các nước hàng đầu thế giới bắt đầu giai đoạn quá độ chuyển sang tiêm kích đa năng thế hệ 6 không người lái. Cuộc đua tiêm kích thế hệ 6 đã bắt đầu và tiên phong khởi đầu cuộc đua vẫn là người Mỹ.
Trong khi đó, Nga, Trung Quốc và một số nước khác vẫn loay hoay với các dự án tiêm kích thế hệ 5 thì hiện nay, Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và lên danh sách các yêu cầu đối với tiêm kích thế hệ 6. Lầu Năm góc dự định nhận máy bay này vào trang bị năm 2030.
Hình ảnh giả định tiêm kích thế hệ 6 trang bị vũ khí năng lượng định hướng và kết nối mạng dữ liệu tàng hình của Northrop Grumman. |
Tiêm kích thế hệ 6 hiện tại chủ yếu được nghiên cứu ở Mỹ trên cấp độ khái niệm. Tạp chí Air Force Magazine số tháng 10/2009 đã nêu một số quan điểm của giới công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ về diện mạo tiêm kích thế hệ 6.
Họ cho rằng, thế hệ tiêm kích thứ 6 có thể xuất hiện vào năm 2020 hoặc muộn hơn và có những khả năng gần như khoa học viễn tưởng. Chẳng hạn, máy bay tiêm kích có thể điều khiển thay đổi hình dáng của mình trong khi bay (morfing) phù hợp tối ưu với tốc độ bay, được trang bị vũ khí năng lượng định hướng như vũ khí laser, vũ khí vi ba để phòng vệ và tấn công.
Trong vòng 20 năm tới, có thể chế tạo tiêm kích không người lái và vũ khí năng lượng định hướng cho máy bay.
Máy bay thế hệ 6, ngoài động cơ chính, có thể sẽ được trang bị các động cơ phụ để cấp năng lượng cho vũ khí năng lượng định hướng. Công nghệ siêu vượt âm sẽ được áp dụng cho máy bay thế hệ 6, song không phải ở máy bay mà ở vũ khí động năng của nó.
Theo quan điểm của đa số các chuyên gia Mỹ, Nga, tiêm kích thế hệ 6 sẽ là loại không người lái. Máy bay không người lái có những ưu thế lớn như không cần phi công, sẵn sàng chiến đấu bất kể ngày đêm, thời tiết, có thể bay trên không nhiều ngày đêm, cơ động tốc độ cao và ở điều kiện quá tải mà một phi công không thể chịu nổi.
Các chương trình của Hải quân và Không quân Mỹ
Chương trình NGAD (Máy bay giành ưu thế trên không thế hệ mới), trước đó gọi là F/A-XX, của Hải quân Mỹ nhằm phát triển tiêm kích giành ưu thế trên không thế hệ 6, triển khai trên tàu sân bay, để thay thế các máy bay F/A-18E/F của Hải quân Mỹ từ năm 2025.
Máy bay sử dụng công nghệ tàng hình thế hệ 6, có thể có hoặc không người lái tùy thuộc vào nhiệm vụ. Tiêm kích mới sẽ thực hiện các nhiệm vụ tiến công, giành ưu thế trên không, hỗ trợ mặt đất, ném bom chính xác và trinh sát.
Hình ảnh máy bay khái niệm F/A-XX của Boeing. |
Họ đã đề xuất thiết kế dạng cánh bay không đuôi, sau đó là thiết kế mới có cánh kết hợp, hình dáng giống tiêm kích thông thường từ khu vực buồng lái đến mũi.
Cả 2 thiết kế đều là tiêm kích tàng hình, không đuôi, trang bị 2 động cơ, có khả năng bay siêu hành trình , 2 chế độ điều khiển (có hoặc không người lái).
Ngoài ra, X-47B của hãng Northrop Grumman cũng được xem là một phương án cho NGAD (F/A-XX) của Hải quân Mỹ.
Phương án tiêm kích thế hệ 6 dạng cánh bay của Boeing. |
USAF cũng có một chương trình nghiên cứu tương tự có tên gọi Next Gen TACAIR (Máy bay chiến thuật thế hệ mới) nhằm tìm kiếm loại máy bay thế hệ mới thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 sau năm 2025.
Năm 2010, Trung tâm các hệ thống hàng không (ASC) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu các hãng máy bay Mỹ cung cấp thông tin về thiết kế tiêm kích thế hệ 6.
Theo dự kiến của Lầu Năm góc, tiêm kích thế hệ 6 sẽ đạt trạng thái sẵn sàng hoạt động ban đầu vào năm 2030.
Đó sẽ là bước đầu tiên cho việc thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor.
Theo yêu cầu của ASC, tiêm kích thế hệ mới phải có khả năng tấn công và phòng thủ tổng hợp, có nhiều chức năng phòng không kết hợp phòng thủ tên lửa, không trợ trực tiếp, chặn đánh mục tiêu bay, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tác chiến điện tử và trinh sát.
Máy bay được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, các hệ thống phòng không tích hợp tinh vi, có thể phát hiện đối phương bằng các sensor hoạt động ở chế độ thụ động, hệ thống phòng vệ tổng hợp, vũ khí năng lượng định hướng và có khả năng thực hiện các cuộc tấn công điều khiển học.
Tiêm kích thế hệ 6 phải có khả năng hoạt động ở các khu vực có phòng không mạnh có thể được xây dựng vào giai đoạn 2030-2050.
FA-XX của Boeing. |
Mới đây, ông Mark Maybury, khoa học gia trưởng của USAF đã đưa ra khái niệm tiêm kích tương lai kiểu hybrid rất táo bạo F-X, dựa trên ý tưởng tiêm kích chạy điện có tên “More-Electric Aircraft”, và có thể nhận vào trang bị sau năm 2030.
Với sứ mệnh kế tục các máy bay thế hệ 5 F-22 và F-35, tiêm kích F-X có khả năng tránh được sự phát hiện bằng radar và khí tài ảnh nhiệt, được trang bị vũ khí laser, vũ khí vi ba và lây nhiễm virus vào các mạng máy tính của kẻ thù. Đồng thời, máy bay sẽ có tầm bay xa hơn và sử dụng ít nhiên liệu hơn.
Hình ảnh khái niệm tiêm kích thế hệ 6 mới nhất F-X mà hãng Boeing giới thiệu tại Hội nghị Hiệp hội Không quân năm 2011 tổ chức ở National Harbor, Maryland. |
Đây có thể hoặc cũng có thể không phải là mẫu hoàn thiện của khái niệm tiêm kích hải quân thế hệ 6 F/A-XX (ảnh dưới) mà Boeing đã tiết lộ năm ngoái. Lưu ý ở ảnh trên, trên phần thân sau máy bay có logo hình chữ P của phân hãng Phantom Works của Boeing.
Thành phần then chốt của F-X gồm hệ thống năng lượng mới có nguyên tắc hoạt động giống với ô tô hybrid (xăng-điện) và một động cơ siêu hiệu quả chu trình làm việc hỗn hợp thích ứng tốt cả cho bay nhanh và bay chậm.
Các bộ tích điện của hệ thống năng lượng làm nhiệm vụ tích trữ điện năng từ động cơ chính để cung cấp cho vũ khí năng lượng định hướng và các hệ thống cơ khí. Nhờ vậy, có thể lắp cho F-X vũ khí laser sát thương năng lượng cao, vũ khí vi ba để thiêu cháy radar đối phương và các radar công suất cao có khả năng phóng mã độc vào các hệ thống máy tính của kẻ thù.
Các hệ thống điện trên F-X còn chuyển hóa nhiệt từ động cơ phản lực thành điện năng cấp thêm cho các bộ tích điện, vừa giảm được độ bộc lộ của máy bay ở dải hồng ngoại. Vì vậy, F-X sẽ có đặc tính tàng hình radar giống như F-22 và F-35, nhưng có đặc tính tàng hình nhiệt tốt hơn.
Tuy nhiên, khái niệm tiêm kích chạy điện F-X rất phức tạp trong phát triển và cực kỳ đắt tiền. Nên người ta rất nghi ngờ khả năng của USAF biến được ý tưởng này thành hiện thực.
No comments:
Post a Comment