Khó sánh với “mắt thần” trên biển như P-3 Orion, P-8 Poseidon hay Il-38, nhưng trực thăng hạm Ka-25, Ka-27 và Seahawk vẫn là giải pháp chống ngầm hiệu quả.
Không hẳn quốc gia nào cũng đủ tiền để sắm cho mình những máy bay cánh cố định săn ngầm, dù chúng có nhiều ưu điểm về tốc độ, trần bay, tải trọng... Vì thế, sự phát triển của trực thăng với khả năng mang ngư lôi giúp giải bài toán chống tàu ngầm trong điều kiện tài chính eo hẹp.
Với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, trực thăng săn tàu ngầm có thể đáp trên tàu chiến, trực tiếp sẵn sàng bảo vệ tàu trước mối nguy dưới nước. Ngược lại, trực thăng nhận được sự hỗ trợ của hệ thống phòng không từ chiến hạm. Chi phí đầu tư cho trực thăng hạm khá dễ chịu. Theo Global Aircraft, giá một chiếc Ka-27 vào khoảng 1,5 triệu USD, rẻ hơn nhiều so với mức 36 triệu USD của chiếc P-3 Orion. Ngày nay, các loại trực thăng săn ngầm phát triển mạnh mẽ, đi đầu vẫn là những nước có ngành công nghiệp quốc phòng mạnh như Nga, Mỹ và Tây Âu.
Độc đáo Kamov Trong xu hướng đó, năm 1963, Liên Xô hoàn thiện trực thăng Kamov Ka-25 có “thiết kế đồng trục” gồm hai cánh quạt cùng kích thước chồng lên nhau và gắn cùng trên trục chính nóc trực thăng, nhưng quay ngược chiều để triệt tiêu mô-men xoay, giúp ổn định thân khi bay. Thiết kế này vừa đảm bảo sự cơ động linh hoạt vừa rút gọn thân máy bay, phù hợp với điều kiện neo đậu trên chiến hạm. Cùng là trực thăng hạm, nhưng Ka-27 chỉ dài 11,30 m, còn SH-60 Seahawk dài tới 19,75 m. Khởi đầu từ Ka-25, Liên Xô tiếp tục chế tạo các mẫu trực thăng Ka-27, Ka-28, Ka-29, Ka-32…
Với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, trực thăng săn tàu ngầm có thể đáp trên tàu chiến, trực tiếp sẵn sàng bảo vệ tàu trước mối nguy dưới nước. Ngược lại, trực thăng nhận được sự hỗ trợ của hệ thống phòng không từ chiến hạm. Chi phí đầu tư cho trực thăng hạm khá dễ chịu. Theo Global Aircraft, giá một chiếc Ka-27 vào khoảng 1,5 triệu USD, rẻ hơn nhiều so với mức 36 triệu USD của chiếc P-3 Orion. Ngày nay, các loại trực thăng săn ngầm phát triển mạnh mẽ, đi đầu vẫn là những nước có ngành công nghiệp quốc phòng mạnh như Nga, Mỹ và Tây Âu.
Độc đáo Kamov Trong xu hướng đó, năm 1963, Liên Xô hoàn thiện trực thăng Kamov Ka-25 có “thiết kế đồng trục” gồm hai cánh quạt cùng kích thước chồng lên nhau và gắn cùng trên trục chính nóc trực thăng, nhưng quay ngược chiều để triệt tiêu mô-men xoay, giúp ổn định thân khi bay. Thiết kế này vừa đảm bảo sự cơ động linh hoạt vừa rút gọn thân máy bay, phù hợp với điều kiện neo đậu trên chiến hạm. Cùng là trực thăng hạm, nhưng Ka-27 chỉ dài 11,30 m, còn SH-60 Seahawk dài tới 19,75 m. Khởi đầu từ Ka-25, Liên Xô tiếp tục chế tạo các mẫu trực thăng Ka-27, Ka-28, Ka-29, Ka-32…
Trực thăng săn ngầm Ka-27. |
Để thực hiện nhiệm vụ săn tàu ngầm, trực thăng Ka-27 trang bị hệ thống radar và định vị thủy âm có thể phát hiện tàu ngầm đối phương ở độ sâu tối đa 500 m dưới mặt nước biển, cự ly 10km. Vũ khí mà trực thăng này mang theo gồm 4 ngư lôi APR-3 cỡ 350mm có đầu tự dẫn âm thanh (tìm kiếm âm thanh phát ra từ động cơ của tàu ngầm), diệt mục tiêu ở độ sâu 800m, tầm bắn khoảng 3km.
Tuy nhiên, Ka-25/27 đều mắc phải điểm yếu cố hữu của vũ khí Nga là hệ thống điện tử không hiện đại, chiếm nhiều diện tích, làm giảm trọng tải mang vũ khí, không có thiết bị đối phó điện tử. Nhưng với nhiều ưu điểm, Kamov vẫn “làm mưa, làm gió” trên thị trường vũ khí thế giới, không chỉ những nước có truyền thống sử dụng vũ khí Nga, mà còn thu hút nhiều bạn hàng lâu năm của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản. Thậm chí, cả những nước Tây Âu có nền công nghiệp phát triển như Thụy Điển, Tây Ban Nha cũng nhập khẩu trực thăng loại này.
Ngoài trực thăng săn ngầm, gần đây Nga đã đưa vào sử dụng trực thăng tấn công cánh quạt đồng trục Ka-50/52 dùng để chống tăng, tiêu diệt đối phương trên đất liền. Trong tương lai, loại này sẽ được Nga trang bị cho tàu vận tải đổ bộ lớp Mistral (mua của Pháp) phục vụ cho hoạt động hỗ trợ hỏa lực đổ bộ đường biển.
Tuy nhiên, Ka-25/27 đều mắc phải điểm yếu cố hữu của vũ khí Nga là hệ thống điện tử không hiện đại, chiếm nhiều diện tích, làm giảm trọng tải mang vũ khí, không có thiết bị đối phó điện tử. Nhưng với nhiều ưu điểm, Kamov vẫn “làm mưa, làm gió” trên thị trường vũ khí thế giới, không chỉ những nước có truyền thống sử dụng vũ khí Nga, mà còn thu hút nhiều bạn hàng lâu năm của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản. Thậm chí, cả những nước Tây Âu có nền công nghiệp phát triển như Thụy Điển, Tây Ban Nha cũng nhập khẩu trực thăng loại này.
Ngoài trực thăng săn ngầm, gần đây Nga đã đưa vào sử dụng trực thăng tấn công cánh quạt đồng trục Ka-50/52 dùng để chống tăng, tiêu diệt đối phương trên đất liền. Trong tương lai, loại này sẽ được Nga trang bị cho tàu vận tải đổ bộ lớp Mistral (mua của Pháp) phục vụ cho hoạt động hỗ trợ hỏa lực đổ bộ đường biển.
Hiện đại và đa nhiệmNgược lại với thiết kế của Nga, trực thăng săn tàu ngầm của Mỹ và Tây Âu vẫn trung thành với truyền thống có cánh ổn định bay ở đuôi. Nhờ hệ thống điện tử và tác chiến đa nhiệm chống tàu ngầm, chống hạm, chống tăng… hiện đại, các mẫu trực thăng này cũng có chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Nổi lên trong số đó là các loại trực thăng SH-60 Seahawk, EH-101, NH-90. Trong đó, SH-60 là biến thể của UH-60 Blackhawk, cải tiến một phần về khung thân, vật liệu để phù hợp với môi trường biển, hạ cánh trên hạm. SH-60 trang bị radar tìm kiếm, thiết bị định vị thủy âm, thiết bị ngắm bắn hồng ngoại, hệ thống đối phó trả đũa điện tử.
Ngoài khả năng chống ngầm với các loại ngư lôi Mk 46 cỡ 324mm (tầm bắn 11km, dùng đầu tự dẫn âm thanh chủ động/thụ động), Seahawk còn còn thể thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt chiến hạm nổi dùng tên lửa AGM-119, hoặc tác chiến trên bộ bằng tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, rocket, súng máy. Các biến thể SH-60 dành cho mục đích xuất khẩu đưa tới hơn 10 nước.
Ngoài khả năng chống ngầm với các loại ngư lôi Mk 46 cỡ 324mm (tầm bắn 11km, dùng đầu tự dẫn âm thanh chủ động/thụ động), Seahawk còn còn thể thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt chiến hạm nổi dùng tên lửa AGM-119, hoặc tác chiến trên bộ bằng tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, rocket, súng máy. Các biến thể SH-60 dành cho mục đích xuất khẩu đưa tới hơn 10 nước.
Trực thăng săn ngầm SH-60 phóng tên lửa chống hạm AGM-119. |
Không phải mang hệ thống khí tài trinh sát cồng kềnh, trực thăng săn ngầm Tây Âu “rảnh rang” hơn Ka-27 và SH-60 về khả năng vận tải, nhờ đó mang được nhiều loại vũ khí và binh lính cho các nhiệm vụ đổ bộ đường không. Về vũ khí, cả Eh-101 và NH-90 đều mang được ngư lôi Sting Ray (tầm bắn 8-11km) và tên lửa chống hạm có điều khiển. Ngoài ra, chúng còn mang được thêm 20 lính, nhiều hơn hẳn SH-60 (chỉ khoảng 8 người) và Ka-27 (2-3 người).
Tuy nhiên, giá thành luôn là rào cản với nhiều khách hàng muốn tiếp cận trực thăng châu Âu. Một chiếc EH-101 có giá 21 triệu USD, còn NH-90 khoảng 16 triệu USD. Hiện nay, ở khu vực Đông Nam Á, Không quân Indonesia đặt hàng mua 12 chiếc EH-101, còn Malaysia nhập 32 chiếc EH-101. Dù sao mức giá trên vẫn “mềm” hơn nhiều so với máy bay săn ngầm cánh cố định.
Ảnh phụ chú:
Trực thăng săn ngầm NH-90 mang hai ngư lôi. |
Trực thăng săn ngầm EH101. |
Trong thiết kế trực thăng vận tải, vũ trang hay săn ngầm, động cơ và cánh quạt đặt ở đầu sẽ tạo lực nâng cất cánh. Để trực thăng hoạt động bình thường, nó cần thêm cánh quạt nằm phía đuôi để triệt tiêu mô men xoay của thân máy bay khi cánh quạt chính hoạt động. Việc sử dụng cánh quạt đuôi làm trực thăng có điểm nguy hiểm, trong trường hợp kẻ địch bắn hỏng cánh quạt đuôi thì trực thăng sẽ mất điều khiển. Thực tế, từ năm 1936, một nhà sáng chế người Pháp đã thiết kế thành công mẫu trực thăng với cơ cấu cánh quạt đồng trục loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi để giải quyết vấn đề trên. |
No comments:
Post a Comment