Nội bộ chính quyền Obama đang trao đổi về khả năng cắt giảm thêm số vũ khí hạt nhân so với số lượng đã ký kết trong hiệp định START Mới với Nga.
Foreign Policy đưa tin các cuộc thảo luận hiện nay của Ngũ Giác Đài chủ yếu xoay quanh chủ đề đòi hỏi Bộ Quốc phòng và Năng lượng cắt giảm 213 tỷ USD hoặc hơn nữa trong vòng 10 năm tới nhưng vẫn phải hiện đại hóa bộ ba chiến lược là tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên mặt đất và máy bay ném bom tầm xa, cũng như nâng cấp các tổ hợp quân sự sản xuất và bảo quản các đầu đạn và bom hạt nhân trong kho đã già nua.
Bộ trưởng Quốc phòng Leon E. Panetta tiết lộ, đã có các cuộc trao đổi “bước đầu” về việc duy trì khả năng răn đe hạt nhân có hiệu quả trong khi giảm thiểu số đầu đạn trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Trong đó, báo cáo của Ngũ Giác Đài đánh giá “những nhu cầu chiến lược” của Mỹ, tức là những đe dọa có thể hoặc cần đến sự răn đe hạt nhân. Dựa trên những đánh giá như vậy, báo cáo sẽ nghiên cứu “cơ cấu lực lượng” hạt nhân của Mỹ gồm số lượng và chủng loại các hệ thống phóng và đầu đạn cần thiết.
Cuối cùng, báo cáo sẽ xem xét đến “vị thế sức mạnh” của Mỹ cần bao nhiêu đầu đạn hạt nhân được triển khai trên tên lửa ICBM, đặt trên tàu ngầm hay trên đất liền hoặc trên máy bay ném bom, và liệu những tên lửa này cần đặt trong tình trạng báo động hay nên cất giữ trong kho.
Trong báo cáo ngày 3/11 trước Tiểu ban lực lượng chiến lược của Ủy ban quốc phòng Hạ viện, Phó trợ lý chính Bộ trưởng Quốc phòng, N. Miller cho biết chi phí dự kiến cho việc thay thế 3 hệ thống phóng cũng đã tăng thêm 25% trong năm 2010.
Trong cuộc tranh luận về Hiệp ước mới với Nga năm 2010, chi phí dự kiến cho việc thay thế các tàu ngầm chiến lược, các tên lửa đạn đạo ICBM trên đất liền và các máy bay ném bom chiến lược trong vòng 10 năm đã lên tới 100 tỷ USD. Năm 2011 là 124,8 tỷ USD.
Theo nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ, Loretta Sanchez (Calif.), kế hoạch hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân dự tính rằng chi phí cho việc xây dựng một số hạm đội tàu ngầm sẽ vào khoảng 110 tỷ USD, nhưng trong thời hạn hơn 10 năm. Dự kiến tổng chi phí hoạt động trong suốt thời gian 50 năm của tuổi đời của chúng sẽ vào khoảng 250 tỷ USD. Dự kiến, Không lực Mỹ sẽ trang bị thêm 100 máy bay ném bom chiến lược mới, có hoặc không có người lái, và cần thêm khoảng 55 tỷ USD. Hiện chưa có số liệu dự toán cho loại ICBM thế hệ mới đặt trên mặt đất.
Trong bài phát biểu tháng 4/2009 tại CH Séc, Tổng thống Obama nói: “Để chấm dứt tư duy Chiến tranh lạnh, chúng ta cần giảm thiểu vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược an ninh quốc gia và kêu gọi các nước khác cũng làm như vậy.” Mục tiêu ngày nay, như đòi hỏi trong hiệp định START mới, cần có 1.550 đầu đạn hạt nhân triển khai trên 700 hệ thống phóng vào năm 2018.
Những con số này đại diện cho cách tư duy Chiến tranh lạnh. Họ lập luận rằng chúng liên quan đến Moscow và dùng để răn đe Moscow. Nhưng răn đe Moscow về cái gì? Nếu để răn đe thì với 1.550 đầu đạn làm thế nào Mỹ có thể răn đe Trung Quốc, hoặc al-Qaeda hay các nhóm khủng bố phi nhà nước? Cho đến nay những đầu đạn hạt nhân của Mỹ đã không thể răn đe Triều Tiên tìm cách xây dựng lực lượng hạt nhân cho riêng mình; những đầu đạn này cũng không ngăn cản được Iran. Ngựơc lại, chỉ khuyến khích họ theo đuổi chương trình hạt nhân của họ.
Nhưng bất chấp những gì các nhà hoạch định quốc phòng nói về sử dụng những loại vũ khí này chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự có giá trị. Trên thực tế, chúng là các loại vũ khí có thể giết chết hàng nghìn thường dân hoặc là ngay lập tức hoặc do bị tác động phóng xạ sau đó. Hai quả bom nguyên tử, có sức công phá kém hơn những đầu đạn hạt nhân ngày nay rất nhiều, đã được sử dụng hai lần chống lại các “mục tiêu quân sự” của Nhật Bản, đã hủy diệt hai thành phố và giết chết và làm bị thương hàng trăm ngàn người dân thường Nhật.
Liệu Tổng thống Mỹ dám sử dụng vũ khí hạt nhân trước, hay chỉ sử dụng khi nước Mỹ bị tấn công? Cả hai tình huống này đều không đòi hỏi nước Mỹ phải cần đến 1.000 đầu đạn hạt nhân hoặc hơn nữa. Nước Mỹ cũng không cần tất cả 12 tàu ngầm hạt nhân mỗi cái trị giá 4 tỷ USD, mỗi tàu mang 16 tên lửa, mỗi tên lửa mang tối thiểu là 4 đầu đạn. Nước Mỹ chỉ cần tối thiều là 192 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng là có thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên thế giới.
Với một hạm đội tàu ngầm như hiện nay, nước Mỹ có cần đến 400 ICBM trên đất liền hay không? Và tại sao còn cần đến các máy bay ném bom chiến lược được trang bị vũ khí hạt nhân?
Cần nhớ rằng, ở thời kỳ cao điểm của Chiến tranh lạnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong những năm 1960, ông Robert McNamara từng nói, Mỹ chỉ cần 500 đầu đạn hoặc ít hơn là đủ. Ông McNamara đưa ra đánh giá như vậy khi hội kiến với Tổng thống John F. Kennedy, trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba.
“Khi tôi rời Nhà Trắng, tôi cảm thấy lo sợ rằng chúng tôi có lẽ sẽ kết thúc thế giới ngay khi đó trừ phi chúng tôi có thể ngăn cản điều đó xảy ra”, Ông McNamara kể lại.
Theo ông McNamara thì lúc đó mỗi bên chỉ cần vài trăm đầu đạn cũng đủ để răn đe, và chắc chắn bây giờ cũng vậy. Với tình hình kinh tế hiện nay, nước Mỹ không đủ sức để chơi sang kiểu Chiến tranh lạnh về xây dựng lực lượng hạt nhân áp đảo. Đây có thể là một điềm lành.
Bộ trưởng Quốc phòng Leon E. Panetta tiết lộ, đã có các cuộc trao đổi “bước đầu” về việc duy trì khả năng răn đe hạt nhân có hiệu quả trong khi giảm thiểu số đầu đạn trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Trong đó, báo cáo của Ngũ Giác Đài đánh giá “những nhu cầu chiến lược” của Mỹ, tức là những đe dọa có thể hoặc cần đến sự răn đe hạt nhân. Dựa trên những đánh giá như vậy, báo cáo sẽ nghiên cứu “cơ cấu lực lượng” hạt nhân của Mỹ gồm số lượng và chủng loại các hệ thống phóng và đầu đạn cần thiết.
Cuối cùng, báo cáo sẽ xem xét đến “vị thế sức mạnh” của Mỹ cần bao nhiêu đầu đạn hạt nhân được triển khai trên tên lửa ICBM, đặt trên tàu ngầm hay trên đất liền hoặc trên máy bay ném bom, và liệu những tên lửa này cần đặt trong tình trạng báo động hay nên cất giữ trong kho.
Trong báo cáo ngày 3/11 trước Tiểu ban lực lượng chiến lược của Ủy ban quốc phòng Hạ viện, Phó trợ lý chính Bộ trưởng Quốc phòng, N. Miller cho biết chi phí dự kiến cho việc thay thế 3 hệ thống phóng cũng đã tăng thêm 25% trong năm 2010.
Trong cuộc tranh luận về Hiệp ước mới với Nga năm 2010, chi phí dự kiến cho việc thay thế các tàu ngầm chiến lược, các tên lửa đạn đạo ICBM trên đất liền và các máy bay ném bom chiến lược trong vòng 10 năm đã lên tới 100 tỷ USD. Năm 2011 là 124,8 tỷ USD.
Theo nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ, Loretta Sanchez (Calif.), kế hoạch hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân dự tính rằng chi phí cho việc xây dựng một số hạm đội tàu ngầm sẽ vào khoảng 110 tỷ USD, nhưng trong thời hạn hơn 10 năm. Dự kiến tổng chi phí hoạt động trong suốt thời gian 50 năm của tuổi đời của chúng sẽ vào khoảng 250 tỷ USD. Dự kiến, Không lực Mỹ sẽ trang bị thêm 100 máy bay ném bom chiến lược mới, có hoặc không có người lái, và cần thêm khoảng 55 tỷ USD. Hiện chưa có số liệu dự toán cho loại ICBM thế hệ mới đặt trên mặt đất.
Trong bài phát biểu tháng 4/2009 tại CH Séc, Tổng thống Obama nói: “Để chấm dứt tư duy Chiến tranh lạnh, chúng ta cần giảm thiểu vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược an ninh quốc gia và kêu gọi các nước khác cũng làm như vậy.” Mục tiêu ngày nay, như đòi hỏi trong hiệp định START mới, cần có 1.550 đầu đạn hạt nhân triển khai trên 700 hệ thống phóng vào năm 2018.
Những con số này đại diện cho cách tư duy Chiến tranh lạnh. Họ lập luận rằng chúng liên quan đến Moscow và dùng để răn đe Moscow. Nhưng răn đe Moscow về cái gì? Nếu để răn đe thì với 1.550 đầu đạn làm thế nào Mỹ có thể răn đe Trung Quốc, hoặc al-Qaeda hay các nhóm khủng bố phi nhà nước? Cho đến nay những đầu đạn hạt nhân của Mỹ đã không thể răn đe Triều Tiên tìm cách xây dựng lực lượng hạt nhân cho riêng mình; những đầu đạn này cũng không ngăn cản được Iran. Ngựơc lại, chỉ khuyến khích họ theo đuổi chương trình hạt nhân của họ.
Nhưng bất chấp những gì các nhà hoạch định quốc phòng nói về sử dụng những loại vũ khí này chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự có giá trị. Trên thực tế, chúng là các loại vũ khí có thể giết chết hàng nghìn thường dân hoặc là ngay lập tức hoặc do bị tác động phóng xạ sau đó. Hai quả bom nguyên tử, có sức công phá kém hơn những đầu đạn hạt nhân ngày nay rất nhiều, đã được sử dụng hai lần chống lại các “mục tiêu quân sự” của Nhật Bản, đã hủy diệt hai thành phố và giết chết và làm bị thương hàng trăm ngàn người dân thường Nhật.
Liệu Tổng thống Mỹ dám sử dụng vũ khí hạt nhân trước, hay chỉ sử dụng khi nước Mỹ bị tấn công? Cả hai tình huống này đều không đòi hỏi nước Mỹ phải cần đến 1.000 đầu đạn hạt nhân hoặc hơn nữa. Nước Mỹ cũng không cần tất cả 12 tàu ngầm hạt nhân mỗi cái trị giá 4 tỷ USD, mỗi tàu mang 16 tên lửa, mỗi tên lửa mang tối thiểu là 4 đầu đạn. Nước Mỹ chỉ cần tối thiều là 192 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng là có thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên thế giới.
Với một hạm đội tàu ngầm như hiện nay, nước Mỹ có cần đến 400 ICBM trên đất liền hay không? Và tại sao còn cần đến các máy bay ném bom chiến lược được trang bị vũ khí hạt nhân?
Cần nhớ rằng, ở thời kỳ cao điểm của Chiến tranh lạnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong những năm 1960, ông Robert McNamara từng nói, Mỹ chỉ cần 500 đầu đạn hoặc ít hơn là đủ. Ông McNamara đưa ra đánh giá như vậy khi hội kiến với Tổng thống John F. Kennedy, trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba.
“Khi tôi rời Nhà Trắng, tôi cảm thấy lo sợ rằng chúng tôi có lẽ sẽ kết thúc thế giới ngay khi đó trừ phi chúng tôi có thể ngăn cản điều đó xảy ra”, Ông McNamara kể lại.
Theo ông McNamara thì lúc đó mỗi bên chỉ cần vài trăm đầu đạn cũng đủ để răn đe, và chắc chắn bây giờ cũng vậy. Với tình hình kinh tế hiện nay, nước Mỹ không đủ sức để chơi sang kiểu Chiến tranh lạnh về xây dựng lực lượng hạt nhân áp đảo. Đây có thể là một điềm lành.
No comments:
Post a Comment