Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lại ra nghị quyết mới bày tỏ sự quan ngại về chương trình hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, tất cả dừng lại ở lời nói nhờ nỗ lực ngăn cản của Nga và Trung Quốc.
Nóng mắt với Iran
Trước đây, giới chức Nga, Trung đều đổ lỗi cho chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush vì sự bất hợp tác với các nỗ lực đàm phán nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, hay thậm chí là gây sức ép quá đáng buộc Tehran phải cân nhắc khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, chính sách ưu tiên ngoại giao của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama đối với bài toán Iran cũng như nhiều vấn đề khác khiến không ít quan chức trong giới lãnh đạo Nga, Trung nghĩ rằng, chính Tổng thống Iran Ahmadinejad mới là người phải chịu trách nhiệm chính cho cuộc khủng hoảng hạt nhân của nước này.
Sau nhiều năm theo đuổi nỗ lực ngoại giao cũng như các biện pháp trừng phạt đơn phương và đa phương, chính quyền Iran vẫn cương quyết làm giàu uranium trong nước mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp từ nước ngoài. Quốc gia Hồi giáo cũng từ chối đáp ứng mọi yêu cầu của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó có việc tạm ngưng chương trình làm giàu uranium như là một điều kiện tiên quyết để khởi động đàm phán.
Vì vậy, lãnh đạo Nga, Trung không giấu khỏi sự nóng mắt trước sự ngoan cố của Iran. Theo đó, trong các hội nghị quốc tế, giới chức của Moscow và Bắc Kinh hạn chế tiếp xúc công khai với nhà lãnh đạo Ahmadineja, đồng thời cố gắng tránh xa những tuyên bố cứng rắn chống Do Thái và chống Mỹ của Tổng thống Iran.
Tháng 6/2010, Moscow và Bắc Kinh bất ngờ đứng về phía phương Tây tại cuộc họp của Hội đồng bảo an và bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp trừng phạt thứ 4 của Liên Hiệp Quốc đối với Tehran vì những hoạt động đáng ngờ trong chương trình hạt nhân. Theo phương Tây, những hoạt động này vi phạm các nghị quyết trước của Hội đồng bảo an nhằm cấm Iran làm giàu uranium cho đến khi quốc gia Hồi giáo này có thể minh bạch hóa những hoạt động hạt nhân hiện tại và trong quá khứ của mình với IAEA.
Bên cạnh đó, sự nóng giận đối với Iran của Nga và Trung Quốc còn có thể thấy rõ khi hai nước này tuyên bố rằng, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) mà Moscow và Bắc Kinh cùng lãnh đạo không thể kết nạp Tehran là một thành viên đầy đủ với lý do Iran đang phải chịu sự trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Đi xa hơn nữa, sau hàng loạt tuyên bố đầy mâu thuẫn của giới chức Nga, điện Kremlin thông báo rằng, lệnh trừng phạt thứ 4 của Liên Hiệp Quốc cấm Moscow bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Tehran. Quyết định này làm “mát mặt” giới chức phương Tây và Israel, vốn luôn cảnh báo rằng, hợp đồng cung cấp vũ khí này có thể buộc Israel tấn công Iran.
Thông báo này của điện Kremlin rõ ràng cho thấy sự thay đổi thái độ. Trước đó, giới chức Nga khăng khăng rằng, S-300 là một vũ khí phòng thủ và việc cung cấp thứ vũ khí này cho Iran hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luật Nga. Tuy nhiên, cuối cùng vì sự mất kiên nhẫn của mình với Tehran, Moscow quyết định “trừng phạt”.
Theo giới phân tích, cả hai quyết định này của Nga và Trung Quốc đều viện dẫn lý do về nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc một cách rất chủ quan. Trên thực tế, Bắc Kinh và Moscow hoàn toàn có thể tranh luận rằng, các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng bảo an có phạm vi ảnh hưởng rất hạn chế, theo đó, việc Iran có được hệ thống S-300 hay tư cách thành viên đầy đủ tại SCO không liên quan gì đến các nghị quyết này.
Tuy nhiên, Moscow và Bắc Kinh không làm vậy vì quá nóng mặt cũng như còn phải tính toán thiệt hơn. Thực tế nếu không thực hiện hợp đồng cung cấp S-300 thì Nga vẫn có thể bán nhiều vũ khí khác. Ngoài ra, đóng băng hợp đồng S-300 với Iran còn có thể giúp Nga nhận lại được sự đáp lễ từ phía Mỹ và Israel khi chấm dứt việc cung cấp vũ khí cho Gruzia.
Còn phía Trung Quốc thì cũng có lý do riêng cho việc ngăn cản Iran bước vào SCO bởi Bắc Kinh không muốn sự hiện diện của Tehran sẽ biến SCO thành một tổ chức chống Mỹ, một điều chắc chắn quốc gia Hồi giáo sẽ thúc đẩy nếu là thành viên đầy đủ của tổ chức này.
Không thể bỏ rơi Iran
Tuy nhiên, sau khi "nguôi giận", Nga và Trung Quốc lại bao bọc Iran. Dù ra mặt kêu gọi Iran chấm dứt những hoạt động gây tranh cãi trong chương trình hạt nhân của mình hoặc minh bạch hóa các hoạt động đó, giới chức Moscow và Bắc Kinh vẫn kiên quyết ngăn cản phương Tây ban hành các nghị quyết trừng phạt mới với Tehran.
Bất chấp việc các nhà ngoại giao phương Tây luôn miệng tuyên bố rằng, các biện pháp trừng phạt hiện nay không còn hiệu quả trong việc giải bài toán hạt nhân Iran nên cần phải cứng rắn với quốc gia Hồi giáo này hơn nữa song Nga và Trung Quốc vẫn một mực kêu gọi khôi phục các nỗ lực đàm phán, quan điểm mà Iran hoàn toàn ủng hộ.
Không chỉ vậy, Bắc Kinh và Moscow còn tìm mọi cách trì hoãn việc công bố bản báo cáo mới nhất của IAEA, trong đó có nhiều chi tiết bất lợi về chương trình hạt nhân Iran; đồng thời khẳng định, nỗ lực công khai nội dung báo cáo sẽ chỉ khiến tình hình thêm phức tạp và dập tắt hy vọng giải quyết vấn đề này thông qua con đường ngoại giao.
Kết quả là, 5 thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ cùng với Đức vừa nhất trí một bản thảo nghị quyết chung về vấn đề Iran để đệ trình lên IAEA. Tuy nhiên, nghị quyết chỉ bày tỏ “quan ngại ngày càng sâu sắc” về những nghiên cứu có thể dẫn tới việc phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Thực tế, nghị quyết này chỉ mang tính tượng trưng và không thể đi đến hành động cứng rắn bởi sự “án ngữ” của Nga và Trung Quốc.
Cụ thể, nghị quyết mới kêu gọi Iran tạo điều kiện để IAEA có thể tiếp cận những cơ sở hạt nhân hay tài liệu cũng như chuyên gia có liên quan đến chương trình hạt nhân để điều tra về cáo buộc Iran nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, bản dự thảo nghị quyết không đề cập đến việc đệ trình bản báo cáo của IAEA lên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, động thái có thể dẫn tới quyết định can thiệp quân sự vào Iran.
Lợi ích là trên hết
Nỗ lực che chở Iran của Nga và Trung Quốc khiến dư luận không khỏi tò mò về động cơ phía sau đó.
Quả thực, cả Bắc Kinh và Moscow đều không muốn Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, vì lợi ích của chính mình, Nga – Trung không thể quay lưng lại với Iran.
Xét dưới góc độ khách quan nhất, quan điểm xưa nay của cả Nga và Trung Quốc đều là ủng hộ quyền được phát triển hạt nhân vì mục đích hòa bình, ví dụ như để sản xuất điện...
Sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2008 nêu rõ, Bắc Kinh duy trì quan điểm rằng, vấn đề hạt nhân của Tehran cần được giải quyết thông qua con đường ngoại giao, đồng thời chấp nhận một Iran phát triển hạt nhân dân sự.
Hồi năm 2007, Tổng thống Nga khi đó là Vladimir Putin cũng cương quyết cho rằng: “Chúng ta không có bằng chứng gì về tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran. Vì vậy, chúng ta có thể tin theo giả thuyết rằng, Tehran không có khát vọng đó. Tuy nhiên, chúng tôi chia sẻ quan điểm với các đối tác khác rằng, Iran cần minh bạch chương trình hạt nhân của mình”.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, rất có thể trong nhiệm kỳ tới, ông Putin cũng sẽ giữ quan điểm này.
Thêm vào đó, giới chức Nga và Trung Quốc có thể muốn thay đổi thái độ của chính quyền Iran song hết sức lo ngại về một sự thay đổi chế độ tại quốc gia này. Cả hai nước này đều thấy rõ từ cuộc biểu tình hồi năm 2009 tại Iran rằng, nếu phe đối lập Tehran lên nắm quyền, họ sẽ không bắt tay với Moscow và Bắc Kinh.
Khả năng đó gần như chắc chắn xảy ra bởi những người biểu tình khi đó hô vang khẩu hiệu chống Nga và Trung Quốc và chỉ trích sự ủng hộ của họ với chế độ của Tổng thống Ahmadinejad.
Hơn nữa, chế độ Ahmadinejad trụ vững sẽ mang lại lợi ích không nhỏ đối với Nga và Trung Quốc mà trước tiên là trong lĩnh vực kinh tế. Lâu nay các lệnh trừng phạt đơn phương và đa phương ngăn cản các công ty phương Tây đầu tư vào Iran. Điều này tạo nên lợi thế rõ ràng cho các doanh nghiệp Nga và Trung Quốc.
Do đó, suốt thập kỷ qua, các nhà ngoại giao Nga, Trung không ngừng nỗ lực “gọt bớt” các lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Iran bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác năng lượng và kinh tế của họ với Tehran. Nhờ sự cương quyết của mình mà họ có thể loại bỏ được những chi tiết bất lợi cho lợi ích kinh tế của họ trong các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng bảo an.
Ngoại trừ thỏa thuận S-300, quan hệ thương mại giữa Nga và Iran đều không bị ảnh hưởng nhiều bởi các lệnh trừng phạt. Moscow vẫn là một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Tehran và các công ty Nga vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu trong nỗ lực giúp Iran phát triển ngành công nghiệp năng lượng dân sự, trong đó có lĩnh vực điện hạt nhân.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn của Iran. Các công ty Trung Quốc đã thế chân vào hầu hết vị trí trong ngành năng lượng Iran mà các doanh nghiệp phương Tây phải buộc lòng từ bỏ.
Theo Thứ trưởng Iran Hossein Noghrekar, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ngành năng lượng Iran tới 40 tỷ USD và đại diện của Tehran và Bắc Kinh đang bàn thảo về kế hoạch xây dựng thêm 7 nhà máy lọc dầu tại quốc gia Hồi giáo.
Không chỉ vậy, việc duy trì một chính quyền Iran chống phương Tây như hiện nay sẽ giúp Nga và Trung Quốc đảm bảo lợi thế ngoại giao. Cuộc chạy đua của Iran và phương Tây nhằm tranh giành sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc sẽ càng củng cố vị thế của hai nước này. Họ sẽ có thể dễ dàng gây sức ép buộc Chính phủ các nước phương Tây thỏa hiệp trong một số vấn đề trong khi cũng có thể can ngăn Tehran ủng hộ các tay súng Hồi giáo tại Nam Caucus hay Tân Cương.
Trước đây, giới chức Nga, Trung đều đổ lỗi cho chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush vì sự bất hợp tác với các nỗ lực đàm phán nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, hay thậm chí là gây sức ép quá đáng buộc Tehran phải cân nhắc khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, chính sách ưu tiên ngoại giao của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama đối với bài toán Iran cũng như nhiều vấn đề khác khiến không ít quan chức trong giới lãnh đạo Nga, Trung nghĩ rằng, chính Tổng thống Iran Ahmadinejad mới là người phải chịu trách nhiệm chính cho cuộc khủng hoảng hạt nhân của nước này.
Sau nhiều năm theo đuổi nỗ lực ngoại giao cũng như các biện pháp trừng phạt đơn phương và đa phương, chính quyền Iran vẫn cương quyết làm giàu uranium trong nước mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp từ nước ngoài. Quốc gia Hồi giáo cũng từ chối đáp ứng mọi yêu cầu của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó có việc tạm ngưng chương trình làm giàu uranium như là một điều kiện tiên quyết để khởi động đàm phán.
Vì vậy, lãnh đạo Nga, Trung không giấu khỏi sự nóng mắt trước sự ngoan cố của Iran. Theo đó, trong các hội nghị quốc tế, giới chức của Moscow và Bắc Kinh hạn chế tiếp xúc công khai với nhà lãnh đạo Ahmadineja, đồng thời cố gắng tránh xa những tuyên bố cứng rắn chống Do Thái và chống Mỹ của Tổng thống Iran.
Sự ngoan cố trong chương trình hạt nhân của Iran khiến Nga, Trung nóng giận. Ảnh minh họa: FP. |
Tháng 6/2010, Moscow và Bắc Kinh bất ngờ đứng về phía phương Tây tại cuộc họp của Hội đồng bảo an và bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp trừng phạt thứ 4 của Liên Hiệp Quốc đối với Tehran vì những hoạt động đáng ngờ trong chương trình hạt nhân. Theo phương Tây, những hoạt động này vi phạm các nghị quyết trước của Hội đồng bảo an nhằm cấm Iran làm giàu uranium cho đến khi quốc gia Hồi giáo này có thể minh bạch hóa những hoạt động hạt nhân hiện tại và trong quá khứ của mình với IAEA.
Bên cạnh đó, sự nóng giận đối với Iran của Nga và Trung Quốc còn có thể thấy rõ khi hai nước này tuyên bố rằng, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) mà Moscow và Bắc Kinh cùng lãnh đạo không thể kết nạp Tehran là một thành viên đầy đủ với lý do Iran đang phải chịu sự trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Đi xa hơn nữa, sau hàng loạt tuyên bố đầy mâu thuẫn của giới chức Nga, điện Kremlin thông báo rằng, lệnh trừng phạt thứ 4 của Liên Hiệp Quốc cấm Moscow bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Tehran. Quyết định này làm “mát mặt” giới chức phương Tây và Israel, vốn luôn cảnh báo rằng, hợp đồng cung cấp vũ khí này có thể buộc Israel tấn công Iran.
Thông báo này của điện Kremlin rõ ràng cho thấy sự thay đổi thái độ. Trước đó, giới chức Nga khăng khăng rằng, S-300 là một vũ khí phòng thủ và việc cung cấp thứ vũ khí này cho Iran hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luật Nga. Tuy nhiên, cuối cùng vì sự mất kiên nhẫn của mình với Tehran, Moscow quyết định “trừng phạt”.
Theo giới phân tích, cả hai quyết định này của Nga và Trung Quốc đều viện dẫn lý do về nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc một cách rất chủ quan. Trên thực tế, Bắc Kinh và Moscow hoàn toàn có thể tranh luận rằng, các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng bảo an có phạm vi ảnh hưởng rất hạn chế, theo đó, việc Iran có được hệ thống S-300 hay tư cách thành viên đầy đủ tại SCO không liên quan gì đến các nghị quyết này.
Tuy nhiên, Moscow và Bắc Kinh không làm vậy vì quá nóng mặt cũng như còn phải tính toán thiệt hơn. Thực tế nếu không thực hiện hợp đồng cung cấp S-300 thì Nga vẫn có thể bán nhiều vũ khí khác. Ngoài ra, đóng băng hợp đồng S-300 với Iran còn có thể giúp Nga nhận lại được sự đáp lễ từ phía Mỹ và Israel khi chấm dứt việc cung cấp vũ khí cho Gruzia.
Còn phía Trung Quốc thì cũng có lý do riêng cho việc ngăn cản Iran bước vào SCO bởi Bắc Kinh không muốn sự hiện diện của Tehran sẽ biến SCO thành một tổ chức chống Mỹ, một điều chắc chắn quốc gia Hồi giáo sẽ thúc đẩy nếu là thành viên đầy đủ của tổ chức này.
Không thể bỏ rơi Iran
Tuy nhiên, sau khi "nguôi giận", Nga và Trung Quốc lại bao bọc Iran. Dù ra mặt kêu gọi Iran chấm dứt những hoạt động gây tranh cãi trong chương trình hạt nhân của mình hoặc minh bạch hóa các hoạt động đó, giới chức Moscow và Bắc Kinh vẫn kiên quyết ngăn cản phương Tây ban hành các nghị quyết trừng phạt mới với Tehran.
Bất chấp việc các nhà ngoại giao phương Tây luôn miệng tuyên bố rằng, các biện pháp trừng phạt hiện nay không còn hiệu quả trong việc giải bài toán hạt nhân Iran nên cần phải cứng rắn với quốc gia Hồi giáo này hơn nữa song Nga và Trung Quốc vẫn một mực kêu gọi khôi phục các nỗ lực đàm phán, quan điểm mà Iran hoàn toàn ủng hộ.
Moscow và Bắc Kinh vẫn một mực kêu gọi khôi phục các nỗ lực đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran. Ảnh: Raceforiran. |
Không chỉ vậy, Bắc Kinh và Moscow còn tìm mọi cách trì hoãn việc công bố bản báo cáo mới nhất của IAEA, trong đó có nhiều chi tiết bất lợi về chương trình hạt nhân Iran; đồng thời khẳng định, nỗ lực công khai nội dung báo cáo sẽ chỉ khiến tình hình thêm phức tạp và dập tắt hy vọng giải quyết vấn đề này thông qua con đường ngoại giao.
Kết quả là, 5 thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ cùng với Đức vừa nhất trí một bản thảo nghị quyết chung về vấn đề Iran để đệ trình lên IAEA. Tuy nhiên, nghị quyết chỉ bày tỏ “quan ngại ngày càng sâu sắc” về những nghiên cứu có thể dẫn tới việc phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Thực tế, nghị quyết này chỉ mang tính tượng trưng và không thể đi đến hành động cứng rắn bởi sự “án ngữ” của Nga và Trung Quốc.
Cụ thể, nghị quyết mới kêu gọi Iran tạo điều kiện để IAEA có thể tiếp cận những cơ sở hạt nhân hay tài liệu cũng như chuyên gia có liên quan đến chương trình hạt nhân để điều tra về cáo buộc Iran nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, bản dự thảo nghị quyết không đề cập đến việc đệ trình bản báo cáo của IAEA lên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, động thái có thể dẫn tới quyết định can thiệp quân sự vào Iran.
Lợi ích là trên hết
Nỗ lực che chở Iran của Nga và Trung Quốc khiến dư luận không khỏi tò mò về động cơ phía sau đó.
Quả thực, cả Bắc Kinh và Moscow đều không muốn Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, vì lợi ích của chính mình, Nga – Trung không thể quay lưng lại với Iran.
Xét dưới góc độ khách quan nhất, quan điểm xưa nay của cả Nga và Trung Quốc đều là ủng hộ quyền được phát triển hạt nhân vì mục đích hòa bình, ví dụ như để sản xuất điện...
Sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2008 nêu rõ, Bắc Kinh duy trì quan điểm rằng, vấn đề hạt nhân của Tehran cần được giải quyết thông qua con đường ngoại giao, đồng thời chấp nhận một Iran phát triển hạt nhân dân sự.
Hồi năm 2007, Tổng thống Nga khi đó là Vladimir Putin cũng cương quyết cho rằng: “Chúng ta không có bằng chứng gì về tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran. Vì vậy, chúng ta có thể tin theo giả thuyết rằng, Tehran không có khát vọng đó. Tuy nhiên, chúng tôi chia sẻ quan điểm với các đối tác khác rằng, Iran cần minh bạch chương trình hạt nhân của mình”.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, rất có thể trong nhiệm kỳ tới, ông Putin cũng sẽ giữ quan điểm này.
Nga luôn bênh vực Iran vì gắn liền lợi ích với quốc gia Hồi giáo này. Ảnh: Diplomat. |
Thêm vào đó, giới chức Nga và Trung Quốc có thể muốn thay đổi thái độ của chính quyền Iran song hết sức lo ngại về một sự thay đổi chế độ tại quốc gia này. Cả hai nước này đều thấy rõ từ cuộc biểu tình hồi năm 2009 tại Iran rằng, nếu phe đối lập Tehran lên nắm quyền, họ sẽ không bắt tay với Moscow và Bắc Kinh.
Khả năng đó gần như chắc chắn xảy ra bởi những người biểu tình khi đó hô vang khẩu hiệu chống Nga và Trung Quốc và chỉ trích sự ủng hộ của họ với chế độ của Tổng thống Ahmadinejad.
Hơn nữa, chế độ Ahmadinejad trụ vững sẽ mang lại lợi ích không nhỏ đối với Nga và Trung Quốc mà trước tiên là trong lĩnh vực kinh tế. Lâu nay các lệnh trừng phạt đơn phương và đa phương ngăn cản các công ty phương Tây đầu tư vào Iran. Điều này tạo nên lợi thế rõ ràng cho các doanh nghiệp Nga và Trung Quốc.
Do đó, suốt thập kỷ qua, các nhà ngoại giao Nga, Trung không ngừng nỗ lực “gọt bớt” các lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Iran bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác năng lượng và kinh tế của họ với Tehran. Nhờ sự cương quyết của mình mà họ có thể loại bỏ được những chi tiết bất lợi cho lợi ích kinh tế của họ trong các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng bảo an.
Ngoại trừ thỏa thuận S-300, quan hệ thương mại giữa Nga và Iran đều không bị ảnh hưởng nhiều bởi các lệnh trừng phạt. Moscow vẫn là một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Tehran và các công ty Nga vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu trong nỗ lực giúp Iran phát triển ngành công nghiệp năng lượng dân sự, trong đó có lĩnh vực điện hạt nhân.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn của Iran. Các công ty Trung Quốc đã thế chân vào hầu hết vị trí trong ngành năng lượng Iran mà các doanh nghiệp phương Tây phải buộc lòng từ bỏ.
Theo Thứ trưởng Iran Hossein Noghrekar, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ngành năng lượng Iran tới 40 tỷ USD và đại diện của Tehran và Bắc Kinh đang bàn thảo về kế hoạch xây dựng thêm 7 nhà máy lọc dầu tại quốc gia Hồi giáo.
Nhìn chung, kim ngạch thương mại giữa Tehran và Bắc Kinh hàng năm tăng tới 30%. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng 10-15% lượng dầu thô nhập khẩu từ Iran, trong khi xuất khẩu cho Tehran cũng không ít mặt hàng như xe máy, sản phẩm dệt may, hàng tiêu dùng, máy móc và các thiết bị gia dụng khác. Cùng với đó, Iran cũng nhập khẩu từ Trung Quốc một số vũ khí, đặc biệt là tên lửa. Đặc biệt, dù sở hữu trữ lượng dầu thô và khí ga khổng lồ nhưng Iran vẫn phải mua các sản phẩm xăng dầu từ một số nước, trong đó có Trung Quốc.
Do đó, chế độ Ahmadinejad thân Nga, Trung sụp đổ thì đồng nghĩa với việc nền kinh tế Iran quay trở lại thời kỳ trước những năm 2000, khi mà các nước phương Tây là đối tác chính của các doanh nghiệp Iran.Không chỉ vậy, việc duy trì một chính quyền Iran chống phương Tây như hiện nay sẽ giúp Nga và Trung Quốc đảm bảo lợi thế ngoại giao. Cuộc chạy đua của Iran và phương Tây nhằm tranh giành sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc sẽ càng củng cố vị thế của hai nước này. Họ sẽ có thể dễ dàng gây sức ép buộc Chính phủ các nước phương Tây thỏa hiệp trong một số vấn đề trong khi cũng có thể can ngăn Tehran ủng hộ các tay súng Hồi giáo tại Nam Caucus hay Tân Cương.
No comments:
Post a Comment