Gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á gần đây, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói rằng sự hiện diện của Ấn Độ ở khu vực biển Đông đang tranh chấp hoàn toàn mang tính thương mại. Ông nói thêm rằng vấn đề lãnh thổ nên được giải quyết theo luật pháp quốc tế.
Tuyên bố của Thủ tướng Singh đã đặt lại thế cân bằng rất cần thiết cho các cuộc thảo luận - tại Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây - về sự can dự của Ấn Độ trong khu vực. Câu chuyện được nói nhiều gần đây là biển Đông là một khu vực mới của sự đối đầu chiến lược Trung - Ấn. Một bài xã luận trên một nhật báo của Trung Quốc còn đi xa hơn khi cảnh báo Ấn Độ rằng "các hành động của họ tại biển Đông sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn".
Trên thực tế, khi Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh ký các hợp đồng khai thác dầu khí chung với Việt Nam ở hai khu mỏ năm 2006, Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) đã không ý thức về các tác động nhạy cảm tiềm ẩn của thỏa thuận này cho đến tháng 11/2007, sau khi Trung Quốc đưa ra phản đối chính thức... New Dehli sau đó có quan điểm tiếp tục khai thác. Như vậy, giả định cho rằng Ấn Độ đã có một động thái chiến lược được cân nhắc kỹ trong việc gắn mình vào tranh chấp biển Đông là có thể phủ nhận.
Trong một năm rưỡi qua, kể từ khi tranh chấp này nóng lên, các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực đã khuyến khích Ấn Độ có một sự hiện diện lớn hơn. Không có lý do gì để Ấn Độ lùi lại - nếu như việc này không gây khó cho họ trong các tranh chấp với Trung Quốc. Việc Ấn Độ cần có những bước đi thận trọng xuất phát từ các thay đổi lớn hơn đang diễn ra trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Liên minh Thái Bình Dương và Trung Quốc
Điểm chính của những thay đổi này là quyết định của Mỹ thay đổi trọng tâm chiến lược sang châu Á. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gần đây viết: "Tương lai nền chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, không phải ở Afghanistan hay Iraq, và Mỹ sẽ ở trung tâm của hành động này". Tổng thống Barack Obama tuyên bố trong một phát biểu hồi tuần trước rằng "nước Mỹ sẽ hoàn toàn có vị trí của mình ở châu Á Thái Bình Dương thế kỷ 21. Đây là một quyết định đã được cân nhắc và mang tính chiến lược".
Quyết định này đã được cụ thể hóa trong một loạt động thái của Mỹ nhằm tạo một kiến trúc mới cho châu Á trong cả lĩnh vực kinh tế và an ninh. Điều quan trọng là phải bảo đảm rằng Mỹ vẫn là cường quốc số 1 ngay cả khi họ đang trải qua thời kỳ suy yếu tương đối do Trung Quốc đang nổi lên.
Về mặt kinh tế, Mỹ đang thúc đẩy một Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Được ký kết năm 2005 bởi Brunei, Chile, New Zealand và Singapore, TPP đã thu hút sự quan tâm của 5 quốc gia khác: Australia, Malaysia, Peru, Nhật Bản và Việt Nam.
TPP có một lịch trình đầy tham vọng. Nó nhằm đến một FTA thông thường với các điều khoản bảo vệ sở hữu trí tuệ; tạo các nền tảng quy chế và chính sách đầu tư thân thiện; và hướng đến các vấn đề đang nổi, trong đó có các giải pháp nhằm đảm bảo các công ty nhà nước "cạnh tranh lành mạnh" với các công ty tư nhân và không để các công ty tư nhân rơi vào thế bất lợi.
Trung Quốc coi TPP là một nhóm kinh tế nhằm trực tiếp vào mình. Điều này không ngạc nhiên, vì TPP được thúc đẩy khi các lãnh đạo Mỹ cũng đang khiển trách Trung Quốc vì hoạt động thương mại không công bằng. Rõ ràng Mỹ hy vọng rằng một TPP thành công sẽ có thể bắt Trung Quốc phải phù hợp với nó - giống như Trung Quốc đã phải làm với APEC và WTO.
Khía cạnh an ninh của kiến trúc này rõ ràng hơn, nhằm cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ đã ký một thỏa thuận đồn trú 2.500 binh lính Mỹ tại Australia. Họ tìm cách củng cố quan hệ với các đồng minh chính thức khác trong khu vực: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan.
Quan trọng nhất, sau khi làm quan sát viên nhiều năm liền, Mỹ đã chính thức gia nhập EAS. Washington có ý định biến EAS thành diễn đàn chính về an ninh và các vấn đề chính trị của khu vực.
Họ đã chứng tỏ sẵn sàng can dự vào các tranh chấp khu vực, như biển Đông. Giới lãnh đạo Mỹ cũng nói về tầm quan trọng của quan hệ đối tác với Ấn Độ trong cam kết của mình với khu vực "Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Tác động đối với Ấn Độ
Trong kịch bản đang nổi lên này, Ấn Độ cần thận trọng. Thủ tướng Singh tuyên bố tại EAS rằng Ấn Độ ủng hộ "một kiến trúc mở, toàn diện và minh bạch trong hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Các lợi ích của Ấn Độ sẽ không phụ thuộc vào một kiến trúc khu vực do Trung Quốc chế ngự, hay bất cứ ai khác nhằm vào Trung Quốc. Hơn nữa, Ấn Độ có một chặng đường dài đáng kể để đi trước khi trở thành một người chơi nghiêm túc tại Đông Á. Các quan hệ kinh tế của họ trong khu vực mới chỉ bắt đầu phát triển.
Tuyên bố của Thủ tướng Singh đã đặt lại thế cân bằng rất cần thiết cho các cuộc thảo luận - tại Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây - về sự can dự của Ấn Độ trong khu vực. Câu chuyện được nói nhiều gần đây là biển Đông là một khu vực mới của sự đối đầu chiến lược Trung - Ấn. Một bài xã luận trên một nhật báo của Trung Quốc còn đi xa hơn khi cảnh báo Ấn Độ rằng "các hành động của họ tại biển Đông sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn".
Trên thực tế, khi Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh ký các hợp đồng khai thác dầu khí chung với Việt Nam ở hai khu mỏ năm 2006, Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) đã không ý thức về các tác động nhạy cảm tiềm ẩn của thỏa thuận này cho đến tháng 11/2007, sau khi Trung Quốc đưa ra phản đối chính thức... New Dehli sau đó có quan điểm tiếp tục khai thác. Như vậy, giả định cho rằng Ấn Độ đã có một động thái chiến lược được cân nhắc kỹ trong việc gắn mình vào tranh chấp biển Đông là có thể phủ nhận.
Trong một năm rưỡi qua, kể từ khi tranh chấp này nóng lên, các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực đã khuyến khích Ấn Độ có một sự hiện diện lớn hơn. Không có lý do gì để Ấn Độ lùi lại - nếu như việc này không gây khó cho họ trong các tranh chấp với Trung Quốc. Việc Ấn Độ cần có những bước đi thận trọng xuất phát từ các thay đổi lớn hơn đang diễn ra trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Liên minh Thái Bình Dương và Trung Quốc
Điểm chính của những thay đổi này là quyết định của Mỹ thay đổi trọng tâm chiến lược sang châu Á. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gần đây viết: "Tương lai nền chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, không phải ở Afghanistan hay Iraq, và Mỹ sẽ ở trung tâm của hành động này". Tổng thống Barack Obama tuyên bố trong một phát biểu hồi tuần trước rằng "nước Mỹ sẽ hoàn toàn có vị trí của mình ở châu Á Thái Bình Dương thế kỷ 21. Đây là một quyết định đã được cân nhắc và mang tính chiến lược".
Quyết định này đã được cụ thể hóa trong một loạt động thái của Mỹ nhằm tạo một kiến trúc mới cho châu Á trong cả lĩnh vực kinh tế và an ninh. Điều quan trọng là phải bảo đảm rằng Mỹ vẫn là cường quốc số 1 ngay cả khi họ đang trải qua thời kỳ suy yếu tương đối do Trung Quốc đang nổi lên.
Về mặt kinh tế, Mỹ đang thúc đẩy một Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Được ký kết năm 2005 bởi Brunei, Chile, New Zealand và Singapore, TPP đã thu hút sự quan tâm của 5 quốc gia khác: Australia, Malaysia, Peru, Nhật Bản và Việt Nam.
Trung Quốc coi TPP là một nhóm kinh tế nhằm trực tiếp vào mình. Điều này không ngạc nhiên, vì TPP được thúc đẩy khi các lãnh đạo Mỹ cũng đang khiển trách Trung Quốc vì hoạt động thương mại không công bằng. Rõ ràng Mỹ hy vọng rằng một TPP thành công sẽ có thể bắt Trung Quốc phải phù hợp với nó - giống như Trung Quốc đã phải làm với APEC và WTO.
Khía cạnh an ninh của kiến trúc này rõ ràng hơn, nhằm cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ đã ký một thỏa thuận đồn trú 2.500 binh lính Mỹ tại Australia. Họ tìm cách củng cố quan hệ với các đồng minh chính thức khác trong khu vực: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan.
Quan trọng nhất, sau khi làm quan sát viên nhiều năm liền, Mỹ đã chính thức gia nhập EAS. Washington có ý định biến EAS thành diễn đàn chính về an ninh và các vấn đề chính trị của khu vực.
Họ đã chứng tỏ sẵn sàng can dự vào các tranh chấp khu vực, như biển Đông. Giới lãnh đạo Mỹ cũng nói về tầm quan trọng của quan hệ đối tác với Ấn Độ trong cam kết của mình với khu vực "Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Tác động đối với Ấn Độ
Mỹ và các đồng minh đều thận trọng khi dùng từ "chính sách ngăn chặn" khi nói về Trung Quốc. Về phần mình, người Trung Quốc hiểu từ này theo đúng nghĩa đen của nó. Tuy nhiên, không thể so sánh với chiến lược lớn của Mỹ chống Liên Xô trong chiến tranh Lạnh.
Các động thái hiện nay giống hơn với những ý định của Mỹ nhằm xây dựng một kiến trúc kinh tế, chính trị và an ninh xuyên Đại Tây Dương sau khi bức tường Berlin sụp đổ - một kiến trúc mà Nga đã bị loại ra ngoài. Sự lao dốc tự do của nền kinh tế Nga trong những năm 1990 cho thấy rõ rằng họ đã không thể chống lại các cấu trúc do Mỹ đặt ra. Tuy nhiên, vị trí địa chính trị của Trung Quốc trong các thập kỷ tới sẽ khác nhiều.Trong kịch bản đang nổi lên này, Ấn Độ cần thận trọng. Thủ tướng Singh tuyên bố tại EAS rằng Ấn Độ ủng hộ "một kiến trúc mở, toàn diện và minh bạch trong hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Các lợi ích của Ấn Độ sẽ không phụ thuộc vào một kiến trúc khu vực do Trung Quốc chế ngự, hay bất cứ ai khác nhằm vào Trung Quốc. Hơn nữa, Ấn Độ có một chặng đường dài đáng kể để đi trước khi trở thành một người chơi nghiêm túc tại Đông Á. Các quan hệ kinh tế của họ trong khu vực mới chỉ bắt đầu phát triển.
Sẽ tốt nếu chúng ta nhớ rằng thương mại Trung Quốc với ASEAN gần gấp 5 lần với Ấn Độ. Ấn Độ hầu như tách khỏi chuỗi dây chuyền cung ứng và sản xuất vốn là trung tâm của của các nền kinh tế Đông Á. Tương tự, dù Ấn Độ không có lợi thế tương đối trong lĩnh vực biển, nước này còn lâu mới trở thành một cường quốc biển đáng được tính đến. Trong tương lai, thách thức quan trọng đối với Ấn Độ sẽ là xây dựng các năng lực của mình trong khi tránh xa sự đối đầu Trung - Mỹ trên biển. New Delhi nên đảm bảo rằng việc họ vươn tới Đông Á không quá tầm.
No comments:
Post a Comment