Các cơ quan phản gián Mỹ bắt và tuyên án ngày càng nhiều điệp viên Trung Quốc tại Mỹ.
Phát hiện hàng loạt các vụ gián điệp công nghiệp
Vụ bắt giữ gần đây nhất là Sixing Liu, kỹ sư của một công ty sản xuất hệ thống định vị cho quân đội Mỹ.
Liu được nuôi dưỡng ở Trung Quốc và sống hợp pháp tại Mỹ, bị băt vì sau chuyến đi bí mật về Trung Quốc cuối tháng 11/2010. Trong chuyến đi, anh ta báo cáo các dự án mà công ty của mình làm cho Bộ Quốc phòng Mỹ tới các quan chức Trung Quốc.
Đã có một số ví dụ tương tự về về kiểu đánh cắp thông tin kiểu này. Năm 2010, Liangtian Yang, nhà phân tích Mỹ gốc Hoa làm việc trong Lục quân Hoa Kỳ bị bắt khi chuẩn bị bay bay sang Trung Quốc bằng vé một chiều. Yang giữ trong mình một file điện tử về tài liệu mật của Lục quân Hoa Kỳ.
Gần đây, Mỹ đưa ra bản cáo trạng dành một người gốc Trung Quốc khác là Kexua Huang. Cáo trạng buộc tội Huang ăn cắp bí mật thương mại cách thức sản xuất thuốc trừ sâu hữu cơ mới (trị giá 300 triệu USD). Điểm đáng lưu ý, công nghệ này được sử dụng để tạo ra độc tố sử dụng cho chiến tranh hóa học.
Trước đó, năm 2009, Dongfan Chung bị tuyên án 30 tù giam vì có hàng chục năm làm gián điệp cho Trung Quốc. Công dân Mỹ gốc Hoa này đã đến Đài Loan năm 1948, đến Mỹ sinh sống năm 1962. Sau đó, người này làm việc trong các công ty hàng không vũ trụ, chủ yếu là hãng Boeing, trước khi bị bắt vào năm 2006.
Các tài liệu tìm thấy ở nhà ông ta nêu rõ mối quan hệ giữa ông với Hoa Nam tình báo cục. Theo đó, Dongfan Chung đã chuyển cho Trung Quốc các chi tiết kỹ thuật của tàu con thoi, vệ tinh Delta IV, máy bay chiến đấu F-15, máy bay ném bom B-52, máy bay trực thăng CH-46/47, và một số hệ thống quân sự khác... Khi bị bắt, Chung là cố vấn cho Boeing.
Vụ bắt giữ gần đây nhất là Sixing Liu, kỹ sư của một công ty sản xuất hệ thống định vị cho quân đội Mỹ.
Liu được nuôi dưỡng ở Trung Quốc và sống hợp pháp tại Mỹ, bị băt vì sau chuyến đi bí mật về Trung Quốc cuối tháng 11/2010. Trong chuyến đi, anh ta báo cáo các dự án mà công ty của mình làm cho Bộ Quốc phòng Mỹ tới các quan chức Trung Quốc.
Đã có một số ví dụ tương tự về về kiểu đánh cắp thông tin kiểu này. Năm 2010, Liangtian Yang, nhà phân tích Mỹ gốc Hoa làm việc trong Lục quân Hoa Kỳ bị bắt khi chuẩn bị bay bay sang Trung Quốc bằng vé một chiều. Yang giữ trong mình một file điện tử về tài liệu mật của Lục quân Hoa Kỳ.
Gần đây, Mỹ đưa ra bản cáo trạng dành một người gốc Trung Quốc khác là Kexua Huang. Cáo trạng buộc tội Huang ăn cắp bí mật thương mại cách thức sản xuất thuốc trừ sâu hữu cơ mới (trị giá 300 triệu USD). Điểm đáng lưu ý, công nghệ này được sử dụng để tạo ra độc tố sử dụng cho chiến tranh hóa học.
Trước đó, năm 2009, Dongfan Chung bị tuyên án 30 tù giam vì có hàng chục năm làm gián điệp cho Trung Quốc. Công dân Mỹ gốc Hoa này đã đến Đài Loan năm 1948, đến Mỹ sinh sống năm 1962. Sau đó, người này làm việc trong các công ty hàng không vũ trụ, chủ yếu là hãng Boeing, trước khi bị bắt vào năm 2006.
Các tài liệu tìm thấy ở nhà ông ta nêu rõ mối quan hệ giữa ông với Hoa Nam tình báo cục. Theo đó, Dongfan Chung đã chuyển cho Trung Quốc các chi tiết kỹ thuật của tàu con thoi, vệ tinh Delta IV, máy bay chiến đấu F-15, máy bay ném bom B-52, máy bay trực thăng CH-46/47, và một số hệ thống quân sự khác... Khi bị bắt, Chung là cố vấn cho Boeing.
“Ngàn hạt cát”
Trên đây là các ví dụ về việc Trung Quốc sử dụng gián điệp công nghiệp để biến quốc gia này thành một cường quốc quân sự trên thế giới. Trong hơn 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã cố gắng để đạt được điều mà Liên Xô chưa thực hiện được: lấy công nghệ phương Tây và sử dụng chúng để vượt trước phương Tây.
Trung Quốc đánh cắp công nghệ bằng cách tạo thuận lợi cho các công ty phương Tây thành lập nhà máy tại Trung Quốc. Tại đây, các quản đốc và công nhân của họ có thể được dạy cách thức sản xuất sản phẩm. Cùng lúc đó, Trung Quốc cho phép các sinh viên tốt nhất của họ sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Hầu hết các sinh viên này sẽ ở lại Mỹ, nơi có nhiều cơ hội và công việc hơn. Sau đó, một số hồi hương mang về kỹ năng kinh doanh và kỹ thuật.
Phương pháp tình báo trên được gọi là “ngàn hạt cát”: Trung Quốc đưa càng nhiều công dân ra nước ngoài càng tốt, một số trong họ và con cháu họ ở nước sở tại sẽ được thuyết phục làm gián điệp cho Trung Quốc.
Cỗ máy tình báo khổng lồ
Biện pháp làm gián điệp này không có gì là mới. Các quốc gia khác đã sử dụng hệ thống tương tự trong nhiều thế kỷ. Vấn đề bất thường ở chỗ là quy mô nỗ lực của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Hậu thuẫn cho các hoạt động gián điệp công nghiệp của Trung Quốc là Bộ máy Tình báo chỉ đạo từ lục địa, với đội ngũ nhân viên đông đảo gần 100.000 người. Họ có nhiệm vụ liên tục theo nhiều Hoa kiều ở nước ngoài và những gì mà họ có thể, nên là tìm mọi cách ăn cắp công nghệ về cho Tổ quốc.
Trung Quốc có hơn 100.000 sinh viên đi du học nước ngoài mỗi năm. Số lượng đi du lịch và làm ăn còn lớn hơn. Hầu hết những người này không bị yêu cầu phải làm gián điêp nhưng đơn giản, họ có thể chia sẻ với các quan chức chính phủ (những người không bao giờ nhận mình là nhân viên tình báo) về bất kỳ thông tin nào mà họ có.
Giống như Nga, Trung Quốc cũng đang thực hiện các biện pháp truyền thống, sử dụng những người có quyền miễn trừ ngoại giao để tuyển mộ điệp viên, sử dụng tiền bạc, mỹ nhân kế hoặc bất cứ chiêu thức nào có thể, để thuyết phục người khác bán thông tin cho họ. Việc làm này vẫn còn hiệu quả và khi kết hợp với các biện pháp “ngàn hạt cát” đã mang về cho Trung Quốc rất nhiều bí mật.
Biện pháp cuối cùng là hình thức vận hành vốn đầu tư mạo hiểm bí mật, đôi khi gọi là Dự án 863. đó là cung cấp tiền cho các công ty Trung Quốc chuyển đổi công nghệ đánh cắp thành ứng dụng thực tế. Nếu bạn trở về Trung Quốc mang theo bí mật, bạn sẽ được cấp nhà và giàu có.
Nhưng có một số vấn đề liên quan đến luật pháp. Khi Trung Quốc đánh cắp một số công nghệ và sản xuất ra một sản phẩm nào đó thi các nạn nhân phương Tây có thể chứng minh là bị mất trộm (qua bằng sáng chế và sử dụng trước công nghệ). Các hành động pháp lý có thể sẽ gây rất khó khăn hoặc cản trở Trung Quốc bán bất kỳ sản phẩm sử dụng công nghệ đánh cắp ra nước ngoài.
Với lý do này, Trung Quốc muốn đánh cắp công nghệ quân sự. Loại công nghệ này hiếm khi xuất hiện ngoài Trung Quốc nên cũng không gặp mấy trở ngại về sáng chế của nước ngoài.
Trên đây là các ví dụ về việc Trung Quốc sử dụng gián điệp công nghiệp để biến quốc gia này thành một cường quốc quân sự trên thế giới. Trong hơn 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã cố gắng để đạt được điều mà Liên Xô chưa thực hiện được: lấy công nghệ phương Tây và sử dụng chúng để vượt trước phương Tây.
Trung Quốc đánh cắp công nghệ bằng cách tạo thuận lợi cho các công ty phương Tây thành lập nhà máy tại Trung Quốc. Tại đây, các quản đốc và công nhân của họ có thể được dạy cách thức sản xuất sản phẩm. Cùng lúc đó, Trung Quốc cho phép các sinh viên tốt nhất của họ sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Hầu hết các sinh viên này sẽ ở lại Mỹ, nơi có nhiều cơ hội và công việc hơn. Sau đó, một số hồi hương mang về kỹ năng kinh doanh và kỹ thuật.
Phương pháp tình báo trên được gọi là “ngàn hạt cát”: Trung Quốc đưa càng nhiều công dân ra nước ngoài càng tốt, một số trong họ và con cháu họ ở nước sở tại sẽ được thuyết phục làm gián điệp cho Trung Quốc.
Cỗ máy tình báo khổng lồ
Biện pháp làm gián điệp này không có gì là mới. Các quốc gia khác đã sử dụng hệ thống tương tự trong nhiều thế kỷ. Vấn đề bất thường ở chỗ là quy mô nỗ lực của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Hậu thuẫn cho các hoạt động gián điệp công nghiệp của Trung Quốc là Bộ máy Tình báo chỉ đạo từ lục địa, với đội ngũ nhân viên đông đảo gần 100.000 người. Họ có nhiệm vụ liên tục theo nhiều Hoa kiều ở nước ngoài và những gì mà họ có thể, nên là tìm mọi cách ăn cắp công nghệ về cho Tổ quốc.
Trung Quốc có hơn 100.000 sinh viên đi du học nước ngoài mỗi năm. Số lượng đi du lịch và làm ăn còn lớn hơn. Hầu hết những người này không bị yêu cầu phải làm gián điêp nhưng đơn giản, họ có thể chia sẻ với các quan chức chính phủ (những người không bao giờ nhận mình là nhân viên tình báo) về bất kỳ thông tin nào mà họ có.
Giống như Nga, Trung Quốc cũng đang thực hiện các biện pháp truyền thống, sử dụng những người có quyền miễn trừ ngoại giao để tuyển mộ điệp viên, sử dụng tiền bạc, mỹ nhân kế hoặc bất cứ chiêu thức nào có thể, để thuyết phục người khác bán thông tin cho họ. Việc làm này vẫn còn hiệu quả và khi kết hợp với các biện pháp “ngàn hạt cát” đã mang về cho Trung Quốc rất nhiều bí mật.
Biện pháp cuối cùng là hình thức vận hành vốn đầu tư mạo hiểm bí mật, đôi khi gọi là Dự án 863. đó là cung cấp tiền cho các công ty Trung Quốc chuyển đổi công nghệ đánh cắp thành ứng dụng thực tế. Nếu bạn trở về Trung Quốc mang theo bí mật, bạn sẽ được cấp nhà và giàu có.
Nhưng có một số vấn đề liên quan đến luật pháp. Khi Trung Quốc đánh cắp một số công nghệ và sản xuất ra một sản phẩm nào đó thi các nạn nhân phương Tây có thể chứng minh là bị mất trộm (qua bằng sáng chế và sử dụng trước công nghệ). Các hành động pháp lý có thể sẽ gây rất khó khăn hoặc cản trở Trung Quốc bán bất kỳ sản phẩm sử dụng công nghệ đánh cắp ra nước ngoài.
Với lý do này, Trung Quốc muốn đánh cắp công nghệ quân sự. Loại công nghệ này hiếm khi xuất hiện ngoài Trung Quốc nên cũng không gặp mấy trở ngại về sáng chế của nước ngoài.
No comments:
Post a Comment