Tuesday, November 22, 2011

* Những "sát thủ" trong rừng rậm Việt Nam

Những cánh rừng bạt ngàn của Việt Nam từng là nơi cư ngụ của rất nhiều loài động vật ăn thịt dữ tợn, mà tên gọi của chúng gắn với nỗi khiếp sợ của người đi rừng và những bản làng miền núi...
Trớ trêu thay, những “sát thủ” tung hoành một thuở trong rừng già giờ đây lại đảo ngược vị trí để trở thành những nạn nhân đáng thương của con người - sát thủ "máu lạnh" đang tàn sát thiên nhiên để phục vụ lợi ích vị kỉ của mình.
Dưới đây là những loài vật điển hình:


Đóng
Gấu ngựa phân bố rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Nặng khoảng 2 tạ và cao như một người lớn, vũ khí khủng khiếp của chúng là đôi tay có móng vuốt sắc nhọn. Với sức khỏe phi thường, một cái tát của gấu ngựa có thể làm đối phương thủng bụng. Gần đây, loài thú này trở thành một nghi can của vụ việc “quái thú cắn đứt đầu chó” làm dư luận xôn xao. Trên thực tế, gấu ngựa là loài động vật hiền lành, ăn các loại quả chín, mầm cây và động vật nhỏ. Chúng chỉ trở nên hung dữ và tấn công con người khi cảm thấy bị đe dọa.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Có lẽ, một người dũng cảm nhất cũng phải rợn tóc gáy khi đối mặt với một chú trăn gấm dài 6m. Ở Việt Nam, loài trăn khổng lồ này có mặt ở các khu rừng từ khu vực Nam Trung bộ xuống phía Nam. Như các loài trăn khác, trăn gấm săn mồi bằng cách cuộn ngạt thở và nghiền nát xương cốt nạn nhân bằng cơ thể vừa dẻo dai vừa rắn chắc như thép của mình. Đặc biệt, với khả năng co giãn của bộ xương, chúng có thể nuốt chửng một con mồi có kích thước lớn hơn nhiều lần cơ thể.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Xứng đáng với tên gọi của mình, rắn hổ mang chúa có thể dài tới 5m, một kích cỡ kỷ lục trong thế giới của các loài rắn độc. Nối tiếng dữ tợn, thay vì lẩn trốn như nhiếu loài rắn khác, chúng sẵn sàng chủ động tấn công con người khi lãnh thổ của mình bị xâm phạm. Rất độc, một cú cắn của rắn hổ mang chúa có thể làm tử vong một người đàn ông khỏe mạnh. Tại Việt Nam, rắn hổ mang chúa thường sống ở các vùng trung du và vùng núi.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Việt Nam cũng là nơi cư ngụ của cá sấu hoa cà, loài bò sát lớn nhất thế giới với chiều dài cơ thể có thể vượt quá 6m. Cá sấu hoa cà sống ở vùng núi duyên hải, các cửa sông lớn hay ở các vùng rừng ngập mặn hoặc các đầm lầy nước lợ ở miền Nam Việt Nam. Con mồi ưa thích của chúng là các loài động vật lớn, được bắt bằng chiến thuật phục kích từ dưới mặt nước khi nạn nhân ra ven bờ uống nước. Loài vật này đã để lại những ấn tượng khó quên trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi, với cảnh tượng cuộc săn cá sấu được miêu tả đầy gay cấn.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Một con sói đỏ có thể vô hại, nhưng cả một đàn sói đỏ lại là mối đe dọa khủng khiếp với nhiều loài thú lớn như lợn rừng, bò tót… Trong quá khứ, sói đỏ cũng là nỗi ám ảnh của các đàn gia súc tại nhiều bản làng vùng cao. Tại Việt Nam, sói đỏ phân bố rộng ở các tính miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20111117-160504-6-ho-25283-2529.jpeg
Được mệnh danh là “chúa sơn lâm”, hổ là loài lớn nhất trong họ nhà mèo với trọng lượng tới 200kg. Được coi là kẻ săn mồi đáng sợ nhất trong rừng rậm, con mồi ưa thích của hổ là những loài thú lớn, vật nuôi và cả… con người. Nhiều thập niên về trước, hổ là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho người đi rừng. Rất nhiều nạn nhân của “chúa sơn lâm đã được ghi nhận trong lịch sử. Trước kia, hổ sinh sống ở nhiều tỉnh miền núi từ Bắc vào Nam.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Tại Việt Nam, báo hoa mai là loài động vật họ mèo lớn thứ hai, chỉ sau hổ. chiều dài thân của chúng có thể đạt đến 1m4. Rất nhanh nhẹn, chúng thường săn các loài thú như hươu, hoẵng, lợn rừng, khỉ và động vật nuôi như trâu bò, dê, cừu... nhưng ít khi tấn công con người. Tại Việt Nam, báo hoa mai có ở các khu rừng từ Bắc tới Nam.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Nhỏ hơn báo hoa mai, báo lửa có chiều dài thân khoảng 90cm, phân bố rộng ở các tỉnh miền núi. Chúng là cơn ác mộng của những loài thú cỡ nhỏ như thỏ, khỉ, hoẵng, mễn, lợn rừng non và các loài chim.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Ngày nay, tất cả các loài động vật trên đều đã vắng bóng trong các khu rừng của Việt Nam. Thủ phạm của sự biến mất này chính là một "sát thủ" mang cái tên quen thuộc - con người.

No comments:

Post a Comment